“Văn hóa sói”, “văn hóa nệm”, hay những mức lương kỷ lục trong giới công nghệ… là những điểm nổi bật trong chiến lược dùng người của nhà sáng lập tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi.
Những năm đầu Huawei thành lập, khi ấy, mỗi nhân viên được phát một bộ chăn gối để có thể ngủ lại văn phòng nếu làm việc đến khuya. Điều này trở thành một văn hoá tại Huawei – “văn hóa nệm”. Những chiếc nệm là hiện diện cho sự tận tụy trong công việc và trở thành một phần của văn hoá cống hiến tại Huawei.
Sự bền bỉ này cũng một phần đến từ mức độ cạnh tranh khốc liệt mà Huawei phải đối mặt trên chính sân nhà của mình. Tính chất công việc cũng hình thành một nét văn hóa rất nổi tiếng khác ở hãng công nghệ Trung Quốc – “văn hóa sói”.
Những chú sói, với tầm nhìn chiến lược, sức mạnh và ý chí chiến đấu luôn phải thúc đẩy mình tiến lên vì đối thủ của họ là những con sư tử Alcatel, Ericssons, Nokia… – những tập đoàn đã rất thành công và đang thỏa mãn với ưu thế của mình. Chỉ có ý chí phấn đấu và sự nhạy bén với thị trường mới có thể giúp sói vượt qua sư tử.
Đặc biệt hơn, nhân viên tại Huawei được khuyến khích tập trung vào khách hàng và “quay lưng” lại với sếp của mình để phục vụ tối đa lợi ích của khách hàng. “Khách hàng là vua” là một thứ “tôn giáo” tại đây.
Bạn sẽ hỏi sức cống hiến hết mình đến từ đâu, khi áp lực khiến niềm đam mê với công việc có lúc vơi, lúc đầy. Đó chính là do Huawei được sở hữu bởi chính nhân viên của mình.
Mọi nhân viên đều được coi trọng như ông chủ, vì tất cả mọi người đều có quyền sở hữu cổ phần của công ty. Thực tế, ông Nhậm Chính Phi sở hữu 1,14% cổ phần của Huawei, còn lại là của 96.768 nhân viên khác.
Trong một phỏng vấn trên Tuần báo kinh tế và Báo Thương mại Đức, khi được hỏi về việc Huawei có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán không, khi nhiều nhân viên của công ty đã nắm giữ cổ phần của công ty, ông Nhậm Chính Phi đã hóm hỉnh trả lời: “Không, có thể 3.000 năm sau. Nếu các bạn kiên nhẫn, hoan nghênh các bạn mua cổ phiếu của Huawei sau 3.000 năm nữa”.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Huawei, tập đoàn đã chi từ 10 đến 15% doanh thu hàng năm, tương đương 20 tỷ USD, để tái đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển. Khoản đầu tư này đã đưa Huawei vào Top 5 nhà đầu tư lớn nhất cho R&D trên toàn thế giới giai đoạn 2019 – 2020.
Điều này được thể hiện ở cú nhảy vọt của Trung Quốc trên bảng xếp hạng được công bố hồi tháng 6 vừa qua: Trong số các công ty châu Á lọt top 10 công ty sáng tạo nhất, Huawei tăng 42 bậc lên vị trí thứ 6.
Bên cạnh R&D, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi thường xuyên nhắc tới yếu tố con người. “Cũng giống nguyên tử uranium giải phóng năng lượng hạt nhân khổng lồ dưới sự bắn phá neutron, mỗi nhân viên Huawei là hạt nhân nguyên tử được thúc đẩy bởi các giá trị cốt lõi của chúng tôi và có tiềm năng tạo ra một lực lượng đáng kinh ngạc”, ông nói.
Triết lý này được thể hiện ở mức độ đầu tư cho công tác chiêu mộ người tài của công ty. Theo tạp chí Tài Kinh (Trung Quốc), từ đầu năm 2020 đến nay, Huawei đã tuyển dụng 4 nhân viên mới theo chương trình “Kỳ tài trẻ”.
Các nhân viên này đều mới lấy bằng tiến sĩ từ các trường đại học danh tiếng và nhận lương 129.000 – 288.000 USD một năm. Người nhận mức lương 288.000 USD/năm là Zhang Ji, 27 tuổi, mới lấy bằng tiến sĩ khoa học vi tính tại đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung.
Một gương mặt nổi bật khác là Yao Ting, cũng tốt nghiệp trường Hoa Trung với tấm bằng tiến sĩ kiến trúc hệ thống vi tính. Yao hưởng mức lương gần 225.000 USD/năm.
Ông Nhậm từng nói: “Các công ty của Mỹ, đặc biệt là Google, đã làm rất tốt việc tuyển dụng nhân tài với mức lương gấp sáu lần chúng tôi.
Chúng tôi thấy mình quá bảo thủ và tương lai phải dùng mức lương gấp năm hoặc sáu lần Google để cạnh tranh để có được những tài năng trên thế giới”.
Không ngại chi tiền cho những tài năng “tài không đợi tuổi”, ông Nhậm còn thấy rằng 80% nhân viên ưu tú thường bị các quản lý cấp giữa “giày vò đến mức nghỉ việc”. Nguyên nhân lớn nhất quyết định một người có thể đạt được thành tích tốt hay không đến từ chính cấp quản lý trực tiếp của họ.
Do đó, ông Nhậm đề ra chính sách “bỏ quản trị cấp giữa”, phá vỡ “tiêu chuẩn phòng ban”. Theo đó, các cán bộ cấp giữa không được “tự quét tuyết trước cửa phòng mình” – nghĩa là không được chỉ làm việc vì lợi ích phòng ban của mình.
Nhờ những chính sách như vậy, Huawei được biết đến là nơi lý tưởng mà ý kiến của nhân viên cấp thấp cũng có thể thành hiện thực.
Thái độ quan trọng hơn trình độ
Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:
1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
2. Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.
3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4. Người không có chí tiến thủ.
5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7. Người không có nhân phẩm.
8. Người không dám chịu trách nhiệm.
9. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
10. Người luôn trách móc công ty.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không?
Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?
Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì?
Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.
– Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.
– Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.
– Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.
– Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.
– Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.
Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc quan trọng này:
Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.
Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.
Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.
Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.
Nguyên tắc 5:
– Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
– Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
– Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
– Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội.
Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.
Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!
Luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!
Cô bỗng hiểu ra, không có ai vừa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay bạn dán lên mình một cái mác thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không.
Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc, bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình, mà họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mà mình nên làm, rồi dốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.
Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:
1, Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
2, Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.
3, Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4, Người không có chí tiến thủ.
5, Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
6, Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7, Người không có nhân phẩm.
8, Người không dám chịu trách nhiệm.
9, Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
10, Người luôn trách móc công ty.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không?
Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?
Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì?
Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.
– Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.
– Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.
– Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.
– Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.
– Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.
Hy vọng bài viết này giúp ích được cho nhiều người, mong các bạn sẽ trở thành những nhân tài xuất sắc, với sự nghiệp thành công rực rỡ!
Xem thêm bài liên quan
- 12 tiêu chuẩn khắt khe để trở thành một nhân viên “ông lớn” Huawei: Triết lý bình trà không rót ra được sủi cảo nghĩa là không có sủi cảo!
- Cách ông chủ Huawei quản lý và sử dụng nhân tài, nhân viên luôn tận lực cống hiến: Áp dụng văn hoá “loài Sói”, thăng chức nhảy vọt cho người xứng đáng
- “Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản quản lý 27.000 nhân viên chuỗi khách sạn Mường Thanh như nào: Nếu có bí quyết, mọi chuyện sẽ đâu sẽ vào đó!