Apple vừa qua đã chính thức ra mắt dòng điện thoại iPhone 16 trước sự mong đợi của iFan toàn cầu. Nhưng một lần nữa lại khiến đông đảo khách hàng thất vọng: “iPhone bây giờ chỉ níu chân người dùng nhờ hệ sinh thái, hệ điều hành iOS”.
iPhone 16 series đã được Apple giới thiệu vào rạng sáng nay (10/9). Với con chip nhanh hơn và bổ sung thêm nút Chụp ảnh và hỗ trợ Apple Intelligence. Tuy nhiên, mức giá không thay đổi so với thế hệ trước.
Dòng iPhone 16 năm nay của Apple có 4 phiên bản: iPhone 16 (màn hình 6,1 inch), iPhone 16 Plus (màn hình 6,7 inch), iPhone 16 Pro (màn hình 6,3 inch) và iPhone 16 Pro Max (màn hình 6,9 inch).
Dân tình lại được dịp tha hồ “Apple thụt lùi về sáng tạo”, “Tim Cook không phải là Steve Jobs”, “Ngày càng thiếu đổi mới”…
“Các mẫu iPhone 16 năm nay không có nhiều sáng tạo và sự khác biệt. Tôi đang dùng iPhone 12 Promax và iPhone 15 Promax, cũng không thấy khác biệt”.
Tổng quát hơn, độc giả huutuan81ns nói: “5 năm, 5 mẫu không có chút mới lạ nào”.
iPhone 16 và 16 Plus, một trong những thay đổi hàng năm của iPhone là chip xử lý. Điểm khác biệt năm nay là cả bốn mẫu đều sẽ cùng trang bị chip A18 mới, theo MacRumors.
Máy vẫn giữ kiểu thiết kế từ thế hệ trước, với khung bằng nhôm, nhưng có thể được thay đổi ở cụm camera từ dạng vuông thành dạng dài, với hai ống kính xếp dọc tương tự iPhone XS.
Với iPhone 16 Pro và 16 Pro Max, Apple tiếp tục duy trì khung máy bọc titan, bổ sung nút chụp ảnh chuyên dụng gần nút nguồn. Ngoài ra, một nâng cấp nổi bật khác là kích thước màn hình. Thay vì 6,1 và 6,7 inch, iPhone 16 Pro và 16 Pro Max được cho là có màn hình 6,3 và 6,9 inch, trở thành chiếc iPhone có màn hình lớn nhất, tương đương các mẫu Android cao cấp.
Độc giả nickname Anh Tần Xấu Trai nói: “Từ khi Steve Jobs mất, thì iPhone không có bước đột phá nào đáng kể”.
Điều cần làm vẫn là kéo dài thời gian “ăn dỗ” thế giới càng dài càng tốt. Gọi là “Chiến lược Thu hoạch – Harvesting Strategy”. Khi nào gặt xong chu kỳ, công nghệ đột phá mới được “thò ra”.
Khái niệm Chiến lược thu hoạch
Chiến lược thu hoạch trong tiếng Anh là Harvest Strategy.
Chiến lược thu hoạch bao gồm việc giảm hoặc chấm dứt đầu tư vào một sản phẩm, dòng sản phẩm hoặc ngành kinh doanh để các bên liên quan có thể gặt hái – hay “thu hoạch” được lợi nhuận tối đa.
Chiến lược thu hoạch thường được sử dụng vào cuối vòng đời của sản phẩm, lúc này đầu tư thêm vào sản phẩm sẽ không giúp tăng doanh thu.
Hiểu rõ hơn về chiến lược thu hoạch
Các sản phẩm có vòng đời; và khi sản phẩm đã đi qua gần hết vòng đời, thì việc tăng cường đầu tư và bổ sung marketing cho nó thường không mang lại thêm lợi ích gì. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn cash cow (tạm dịch: bò tiền mặt)
Do đó, sử dụng chiến lược thu hoạch sẽ cho phép các công ty thu được lợi ích hoặc lợi nhuận tối đa trước khi sản phẩm rơi vào giai đoạn suy giảm.
Các công ty thường sử dụng số tiền thu được từ sản phẩm này để tài trợ cho việc phát triển và phân phối sản phẩm mới. Ngoài ra, tiền cũng có thể được sử dụng để quảng bá các sản phẩm hiện hành có tiềm năng tăng trưởng cao.
Ví dụ, một công ty nước giải khát có thể chấm dứt đầu tư vào sản phẩm có ga hiện hành của mình để tái phân bổ vốn cho dòng sản phẩm nước tăng lực mới.
Các công ty có một số lựa chọn chiến lược thu hoạch. Thường thì họ sẽ dựa vào lòng trung thành với thương hiệu để thúc đẩy doanh số, từ đó giảm hoặc loại bỏ chi phí marketing cho sản phẩm mới.
Trong thời gian thu hoạch, công ty có thể hạn chế hoặc loại bỏ chi phí tài sản cố định, ví dụ như không mua thêm thiết bị mới cần thiết để hỗ trợ cho sản phẩm sắp bị chấm dứt. Ngoài ra, công ty có thể hạn chế chi tiêu cho hoạt động.
Chiến lược thu hoạch có thể liên quan đến việc loại bỏ dần sản phẩm hoặc dòng sản phẩm khi tiến bộ công nghệ khiến cho chúng bị lỗi thời.
Ví dụ, các công ty bán hệ thống dàn máy âm thanh nổi dần loại bỏ máy quay đĩa để bán đầu đĩa CD; khi doanh số đĩa compact tăng vọt và doanh số đĩa vinyl giảm.
Ngoài ra, khi doanh số sản phẩm liên tục giảm xuống dưới mức doanh số mục tiêu, các công ty có thể loại bỏ dần các sản phẩm liên quan khỏi danh mục đầu tư của họ.
Máy tính, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác là đối tượng phổ biến của chiến lược thu hoạch khi chúng nhanh chóng trở nên lỗi thời; và lợi nhuận được sử dụng để đầu tư vào các sản phẩm mới hơn.
Lưu ý về chiến lược thu hoạch
Chiến lược thu hoạch cũng đề cập đến một kế hoạch kinh doanh do nhà đầu tư, nhà đầu tư mạo hiểm hoặc người giao dịch thực hiện. Phương pháp này thường được gọi là chiến lược rút lui, khi các nhà đầu tư tìm cách thoát khỏi khoản đầu tư sau khi nó đã thành công.
Các nhà đầu tư sử dụng chiến lược thu hoạch để tái đầu tư lợi nhuận thu được vào các dự án mới. Hầu hết các nhà đầu tư ước tính rằng sẽ mất từ ba đến 5 năm để thu hồi lại khoản đầu tư.
Chuyển hướng dịch vụ
Sau những năm tháng mày mò, lần đầu tiên Apple công bố doanh số mảng dịch vụ vào tháng 1/2016 với 20 tỷ USD đầy tự hào. Kể từ đó đến nay, hãng liên tục phát triển các mảng dịch vụ mới như Apple Arcade, Apple TV , Apple Fitness …
Bất chấp những lời than vãn iPhone chẳng có gì mới, CEO Tim Cook vẫn dồn tiền sang các mảng hoạt động khác. Dưới thời của ông, Apple không còn là một nhà sản xuất điện thoại cao cấp mà đã trở thành một tập đoàn đa ngành nghề, kinh doanh từ mảng thanh toán trực tuyến đến sản xuất phim ảnh.
Bản thân Tim Cook đã chứng kiến việc Apple mua lại và sáp nhập hơn 100 công ty dưới thời điều hành của mình như thương vụ 1 tỷ USD mua lại mảng sản xuất di động của Intel năm 2019.
Doanh thu hàng năm và tổng vốn hóa thị trường của Apple kể từ khi CEO Tim Cook nắm quyền. Nguồn ảnh: CNN
Năm tài khóa 2020, doanh thu mảng dịch vụ của Apple lên đến gần 53,8 tỷ USD, tương đương 20% tổng số doanh thu toàn công ty. Dù hãng vẫn thu lời từ bán iPhone nhờ chiến lược thu hoạch nhưng việc cải tiến, sáng tạo cái mới trên chiếc điện thoại này đã không còn là ưu tiên duy nhất.
Thay vào đó, công ty hướng đến các dịch vụ đi kèm, sản phẩm có liên quan để người tiêu dùng bị thu hút và có lý do để thay mới iPhone.
“Tim Cook vẫn để mảng iPhone chạy như bình thường nhưng chuyển hướng tập trung hơn cho phát triển dịch vụ trên nền tảng có sẵn”. Chuyên gia Bailey của FBB nhận định.
Hãng tin CNN cho biết việc bán iPhone hãng năm vẫn đem lại lượng tiền lớn cho Apple nhưng giờ đây công ty đã có những mảng kinh doanh mới khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, dễ dàng giữ chân người tiêu dùng với hệ sinh thái của họ hơn nữa.
“Tôi vẫn đang cố tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra trong tương lai khi iPhone không còn là trung tâm duy nhất của hệ sinh thái Apple nữa”, chuyên gia Tom Forte của Davidson cho biết
Tham khảo: Long Phan, Investopedia, CNN, Yahoo Finance
Xem thêm bài liên quan
- iPhone 14 mới ra mắt vẫn “nhàm chán” nhưng đây là “Chiến lược Thu hoạch” giúp Apple thu về cả đống tiền mỗi năm, là công ty giá trị bậc nhất thế giới
- iPhone 13 mới ra mắt lại nhàm chán nhưng đây là “Chiến lược Thu hoạch” của Apple
- Apple đặt cược “số phận” vào iPhone với chiến lược không tăng giá iPhone 14