Apple vừa qua đã chính thức ra mắt dòng điện thoại iPhone 13 trước sự mong đợi của iFan toàn cầu. Nhưng một lần nữa lại khiến đông đảo khách hàng thất vọng. Apple thụt lùi về sáng tạo hay đây là chiến lược kinh doanh của họ?
Trong sự kiện Apple Event 0h ngày 15/09/2021, “Quả táo cắn dở” đã ra mắt thế hệ iPhone mới đúng hạn thay vì trễ 1 tháng như năm ngoái. Apple lại tiếp tục thử thách những người đam mê SÁNG TẠO BÙNG NỔ.
Điều bị trễ là “Chưa thấy có thứ gì mới đột phá.”
Ngoài mấy thứ kiểu thiết kế tai thỏ nhỏ hơn 20%, vành Watch mỏng hơn, nâng dung lượng lên 1T, Cinematic mode trong camera,…
Dân tình lại được dịp tha hồ “Apple thụt lùi về sáng tạo”, “Tim Cook không phải là Steve Jobs”, “Ngày càng thiếu đổi mới”…

Nhưng, còn bán được cực tốt iPhone thế hệ mới, iPad mới với Watch Serie 7 thì lòng kiên nhẫn của công chúng và khách hàng vẫn còn được tiếp tục thử thách. Giá cổ phiếu AAPL đi ngang và giảm nhẹ trong tuần qua, với vốn hoá vẫn cao nhất thế giới.
Điều cần làm vẫn là kéo dài thời gian “ăn dỗ” thế giới càng dài càng tốt. Gọi là “Chiến lược Thu hoạch – Harvesting Strategy”. Khi nào gặt xong chu kỳ, công nghệ đột phá mới được “thò ra”.
Khái niệm Chiến lược thu hoạch
Chiến lược thu hoạch trong tiếng Anh là Harvest Strategy.
Chiến lược thu hoạch bao gồm việc giảm hoặc chấm dứt đầu tư vào một sản phẩm, dòng sản phẩm hoặc ngành kinh doanh để các bên liên quan có thể gặt hái – hay “thu hoạch” được lợi nhuận tối đa.
Chiến lược thu hoạch thường được sử dụng vào cuối vòng đời của sản phẩm, lúc này đầu tư thêm vào sản phẩm sẽ không giúp tăng doanh thu.
Hiểu rõ hơn về chiến lược thu hoạch

Các sản phẩm có vòng đời; và khi sản phẩm đã đi qua gần hết vòng đời, thì việc tăng cường đầu tư và bổ sung marketing cho nó thường không mang lại thêm lợi ích gì. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn cash cow (tạm dịch: bò tiền mặt)
Do đó, sử dụng chiến lược thu hoạch sẽ cho phép các công ty thu được lợi ích hoặc lợi nhuận tối đa trước khi sản phẩm rơi vào giai đoạn suy giảm.
Các công ty thường sử dụng số tiền thu được từ sản phẩm này để tài trợ cho việc phát triển và phân phối sản phẩm mới. Ngoài ra, tiền cũng có thể được sử dụng để quảng bá các sản phẩm hiện hành có tiềm năng tăng trưởng cao.
Ví dụ, một công ty nước giải khát có thể chấm dứt đầu tư vào sản phẩm có ga hiện hành của mình để tái phân bổ vốn cho dòng sản phẩm nước tăng lực mới.
Các công ty có một số lựa chọn chiến lược thu hoạch. Thường thì họ sẽ dựa vào lòng trung thành với thương hiệu để thúc đẩy doanh số, từ đó giảm hoặc loại bỏ chi phí marketing cho sản phẩm mới.
Trong thời gian thu hoạch, công ty có thể hạn chế hoặc loại bỏ chi phí tài sản cố định, ví dụ như không mua thêm thiết bị mới cần thiết để hỗ trợ cho sản phẩm sắp bị chấm dứt. Ngoài ra, công ty có thể hạn chế chi tiêu cho hoạt động.
Chiến lược thu hoạch có thể liên quan đến việc loại bỏ dần sản phẩm hoặc dòng sản phẩm khi tiến bộ công nghệ khiến cho chúng bị lỗi thời.
Ví dụ, các công ty bán hệ thống dàn máy âm thanh nổi dần loại bỏ máy quay đĩa để bán đầu đĩa CD; khi doanh số đĩa compact tăng vọt và doanh số đĩa vinyl giảm.
Ngoài ra, khi doanh số sản phẩm liên tục giảm xuống dưới mức doanh số mục tiêu, các công ty có thể loại bỏ dần các sản phẩm liên quan khỏi danh mục đầu tư của họ.
Máy tính, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác là đối tượng phổ biến của chiến lược thu hoạch khi chúng nhanh chóng trở nên lỗi thời; và lợi nhuận được sử dụng để đầu tư vào các sản phẩm mới hơn.

Lưu ý về chiến lược thu hoạch
Chiến lược thu hoạch cũng đề cập đến một kế hoạch kinh doanh do nhà đầu tư, nhà đầu tư mạo hiểm hoặc người giao dịch thực hiện. Phương pháp này thường được gọi là chiến lược rút lui, khi các nhà đầu tư tìm cách thoát khỏi khoản đầu tư sau khi nó đã thành công.
Các nhà đầu tư sử dụng chiến lược thu hoạch để tái đầu tư lợi nhuận thu được vào các dự án mới. Hầu hết các nhà đầu tư ước tính rằng sẽ mất từ ba đến 5 năm để thu hồi lại khoản đầu tư.
Tham khảo: Long Phan, Investopedia
Xem thêm bài liên quan
- iPhone 16 mới ra mắt vẫn “nhàm chán” nhưng đây là “Chiến lược Thu hoạch” giúp Apple thu về cả đống tiền mỗi năm, là công ty giá trị bậc nhất thế giới
- iPhone 14 mới ra mắt vẫn “nhàm chán” nhưng đây là “Chiến lược Thu hoạch” giúp Apple thu về cả đống tiền mỗi năm, là công ty giá trị bậc nhất thế giới
- Apple đặt cược “số phận” vào iPhone với chiến lược không tăng giá iPhone 14