Bài diễn thuyết gây tranh cãi của tỷ phú Lý Gia Thành: “Tôi phản đối việc LÀM CÔNG CẢ ĐỜI, bởi vì làm công là cách đầu tư ngu ngốc nhất”.
Tỷ phú Lý Gia Thành có xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Ông được mệnh danh là “Superman” ở Hồng Kông (Trung Quốc) nhờ sự thông minh và thành đạt của mình. Ở tuổi 96, ông đang sở hữu khối tài sản hơn 29,4 tỷ USD, từng là người giàu nhất Châu Á và hiện là một trong số những người giàu nhất Hồng Kông hiện tại.
Tỷ phú Lý Gia Thành là nhà sáng lập và từng giữ chức Chủ tịch HĐQT của Cheung Kong Holdings – tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Hong Kong. Quy mô của tập đoàn này lên đến hơn 300 nghìn nhân viên, làm việc tại 52 quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để đạt được thành công như ngày hôm nay ông đã phải trải qua một tuổi thơ đầy cơ cực.
Ông được tạp chí Asiaweek bình chọn là người đàn ông quyền lực nhất Châu Á năm 2001. Tạp chí Forbes tôn vinh Lý Gia Thành với giải thưởng “thành tựu trọn đời” ngày 5 tháng 9 năm 2006 tại Singapore.
Ông Lý Gia Thành, ông chủ của các ông chủ, người tột đỉnh vinh quang về tiền bạc, gia thế, trí khôn… đã từng có bài diễn thuyết gây chấn động về việc làm công ăn lương của nhiều người:
Rất nhiều người cho rằng làm công là đang kiếm tiền. Thực tế, làm công chính là cách đầu tư ngu ngốc nhất. Điều quý giá nhất trong cuộc đời mỗi người là gì? Ngoài tuổi trẻ ra còn có gì nữa không? Nhiều người thường than nghèo, và oán hận vì mình không có tiền để làm ăn, kinh doanh nên mới nghèo mãi.
Nhưng bạn không biết sao? Chính bản thân bạn đã là một tài sản vô hình rồi còn gì, chỉ là bạn không dám công nhận điều đó, không dám mạo hiểm.
Bạn không dám sử dụng nó, thà giúp người khác làm việc, dùng “tài sản vô hình” của mình chắp tay đưa cho ông chủ của bạn.
Lúc đầu bạn có thể làm công kiếm vốn, nhưng “làm công cả đời” là không đáng.
Tôi từng hỏi một người bạn của mình rằng: “Tại sao bạn cứ mãi là người làm công ăn lương? Bạn có từng nghĩ đến việc làm chủ bao giờ chưa?”
Anh ấy đáp: “Tôi chưa từng nghĩ. Vì tôi cảm thấy rất thoải mái với hiện tại. Hơn nữa, tôi cũng không đủ can đảm để từ bỏ công việc ổn định để đổi lấy việc lập nghiệp bấp bênh, trôi nổi.”
Nhưng anh ấy có chắc hai từ “ổn định” đó, có thể thực sự ổn định cả đời chăng?
Có nhiều khi, do bạn không dám tiến về phía trước, nên mới không có cách nào vượt qua chính mình.
Dù bạn nghĩ đến việc thay đổi, làm giàu cả trăm, ngàn lần đi nữa, nhưng nếu bạn không làm, hoặc không dám làm, vậy bạn đã thua rồi. Thua chính mình!
Bạn sợ mất tất cả, và cái nghèo sẽ lại tiếp diễn, nên cuối cùng bạn bỏ qua nó, chấp nhận tiếp tục làm công từ ngày này sang ngày khác, cho đến cuối đời.
Bạn nghĩ chính mình đã nỗ lực, liều mạng làm việc, có hoài bão. Nhưng kết quả lại chưa đạt được thành tựu nào, bạn đã bỏ cuộc, chỉ dám làm công ăn lương kiếm sống.
Tại sao rất nhiều người không dám dừng việc làm công mặc dù đã có đủ vốn, đủ kinh nghiệm? Bởi vì họ do dự, họ không dám tự mình quyết định, hoặc họ theo quan điểm truyền thống, chỉ muốn làm việc kiếm tiền kết hôn sinh con…
Cơ hội đến trong cuộc đời mỗi người đều không nhiều, vì vậy đừng đánh mất nó một cách lãng phí như vậy. Nếu bạn đang có những suy nghĩ sau đây, vậy hãy sớm mau thay đổi:
Nếu bạn cho rằng bởi vì chính mình không có tài hùng biện mà không dám kinh doanh, thật sự là quá sai.
Không có ai trời sinh đã biết cách nói chuyện và giao tiếp khéo léo. Đều phải qua sự tôi luyện của thời gian và cọ xát với xã hội thực tế mà có được.
Tôi không có tiền – Sai: Không phải không có tiền, mà là không biết cách kiếm tiền, tiêu tiền.
Bạn kiếm tiền mỗi năm, chi tiêu quá lố cho việc mua sắm, không tính toán rõ ràng các khoản chi tiêu cần dùng, thì làm sao có dư được. Có những người một tháng chỉ kiếm được 5 triệu, nhưng nhờ cách chi tiêu khoa học, họ vẫn để dành được ống heo mỗi tháng. Thế nên chi tiêu khoa học, cũng là một thứ rất quan trọng bạn cần học hỏi.
Tôi không có tài năng – Sai: Ai cũng phải trải qua rèn luyện, mài giũa mới tỏa sáng được.
Sự chăm chỉ có thể biếng kẻ ngốc thành người tài, nhưng sự lười biếng có thể biến thiên tài thành một người vô dụng. Đời có nhiều thứ để học lắm, không phải ai sinh ra thông minh đều gọi là tài năng. Nỗ lực cũng là một loại tài năng.
Tôi không có thời gian – Sai: Thời gian rất nhiều, nhưng bạn cũng lãng phí nó rất nhiều.
Bạn tự hứa với lòng chỉ xem phim thêm 5 phút, nhưng ngoài kia có bao nhiêu người đang tận dụng 5 phút đó để cố gắng. Thế nên học cách sử dụng thời gian hợp lý cũng là một việc nên làm.
Tôi không có tâm trạng – Sai:
Thông thường có người tâm trạng tốt sẽ đi chơi, tâm trạng xấu sẽ ở nhà. Nhưng cũng có nhiều người làm ngược lại, nói chung mỗi người đều có một cách giải quyết khác nhau. Vì vậy, đừng dùng tâm trạng để làm một cái cớ.
Tôi đang suy nghĩ về nó – Sai
Suy nghĩ mà không thực hiện cũng bằng không. Chần chừ, trì hoãn không phải là biện pháp tốt, lâu dài cho những người thực sự muốn khởi nghiệp kinh doanh.
Muốn vượt qua người khác, trước tiên phải vượt qua chính mình, thay đổi số phận. Bạn đủ can đảm thực hiện, bạn đã thắng ở bước thứ nhất rồi!
Theo Trí Thức Trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Bài diễn thuyết gây chấn động của Tỷ phú Lý Gia Thành: Làm công là cách đầu tư “ngốc nghếch” nhất, sẽ chẳng thể giàu nổi
- Bài học quý giá từ Lý Gia Thành khi khách hàng hủy đơn hàng nhưng lấy lại được nhiều hơn những gì đã mất: Chỉ 6 phần là đủ
- Tỷ phú Lý Gia Thành răn người trẻ: Muốn bỏ ra mà được thu về ngay là tư duy của người mãi đi làm công