“Hãy lăn lộn, bầm dập đã! Đừng thấy người ta bán phở thì mình cũng bán phở, thấy người ta đi Rolls-Royce mà nghĩ là “ngon”!”, Shark Việt nhắn nhủ tới các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.
Xuất hiện tại sự kiện “Đối mặt thách thức” do Shark Tank Việt Nam tổ chức gần đây tại Hà Nội, Shark Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch HĐQT Intracom, gây ấn tượng mạnh với khán giả khi tuyên bố tuổi khởi nghiệp phù hợp là từ 18-81.
“Cao La làm đại tướng năm 18 tuổi. Lã Vọng 81 tuổi vẫn câu cá trên sông Vị. Tuổi khởi nghiệp từ 18 đến 81 là đẹp nhất”.
Dù ngầm khẳng định không có giới hạn tuổi tác, Shark Nguyễn Thanh Việt lại nhấn mạnh bất cứ ai có định khởi nghiệp đều cần chuẩn bị kỹ càng trước khi chính thức dấn thân vào con đường này.
Lấy ví dụ từ thực tế, chủ tịch Intracom cho biết ông đã chứng kiến trường hợp các bạn trẻ được bố mẹ dành dụm, mua cho nhà cửa, ô tô, đầu tư học hành cẩn thận rồi mở doanh nghiệp ra để làm ăn. Tuy nhiên năm đầu tiên phải bán nhà, năm thứ hai bán ô tô cuối cùng đi chạy xe ôm vì thua lỗ.
“Chúng ta thường thích làm tướng khi còn chưa làm quân. Phải lăn lộn đã, đi làm bầm dập đã, khi nào trên người đủ thương tích rồi hãy làm chủ”.
“Thà làm đầy tớ người khôn còn hơn từ vị trí nhà lầu chuyển xuống thuê nhà, từ đi ô tô xuống chạy Grab”.
Lý giải cụ thể hơn, chủ tịch Intracom cho biết phải có thất bại, chấp nhận thất bại thì người khởi nghiệp mới có thần kinh vững, từ đó mới tạo ra thành công. Không nên nhìn người khác làm mà nghĩ rằng mình cũng làm được.
“Cuộc đời chưa bầm dập nên thấy người ta đi Rolls-Royce nghĩ là ‘ngon’, nhưng không phải đâu, trên đầu người ta bao nhiêu sợi tóc bạc là bấy nhiêu lần thất bại”.
“Đừng thấy người ta làm được mà mình làm được, đừng thấy nhà bên cạnh bán phở ngon mình cũng bán phở, thấy chị Tám Bính bán bún tốt thì mình cũng bán bún. Quan trọng là phải xem kỹ năng bản thân có phù hợp hay không”, Shark Việt nhấn mạnh.
Từ đó, ông khuyên những người khởi nghiệp “hết sức bình tĩnh, hay đi thử thách, bầm dập” trước đã rồi mới bắt đầu. Một khi bắt đầu cần phải có thần kinh vững và biết góp vốn với người có trình độ phù hợp.
“Thường con người ta lúc khó khăn thì tìm 1 việc cũng khó, còn lúc tự nhiên thuận lợi chút thì lại có bao nhiêu chỗ gọi đi làm, xong lại phát sinh ra cơ hội để khởi nghiệp. Lúc bây giờ bạn đưng giữa ngã ba đường khó khăn vô cùng, có thể quyết định sắp tới sẽ giúp bạn có cuộc sống ổn định, cũng có thể sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở thành bấp bênh.
Bạn nên thật là bình tĩnh nhìn sâu vào bên trong là mình muốn gì và thay đổi này sẽ đưa lại cho mình cái gì; mục tiêu của mình khởi nghiệp là gì; mục tiêu cần trong ngắn hạn là cần cho cuộc sống gia đình, cho thu nhập bản thân hay cho tương lai xa hơn nữa?
Nhiều người không quen việc chấm công, đi làm và ra về đúng giờ, chịu sự chỉ đạo của các cấp trung gian và cấp cao hơn thì tốt nhất nên khởi nghiệp, tự mình làm chủ doanh nghiệp của mình.
Còn những người thích cuộc sống không thay đổi nhiều, thích làm quân và báo cáo công việc lên phía trên, cuốc sống nếu có biến động cũng chỉ là biến động nhẹ,…những người ấy chưa nên khởi nghiệp vì chưa đủ ‘lớn’.
Vì vậy nếu khuyên nên bỏ việc ổn định để chọn khởi nghiệp không thì tôi nghĩ tốt nhất các bạn phải tự tìm câu trả lời. Ngoài ra nên tìm những người đã khởi nghiệp để biết những cái được và cái mất của họ, cũng như gặp những người có cùng hoàn cảnh giống mình để tham khảo và quyết định.
Các bạn quyết định như thế nào đi nữa thì hãy nhớ đây là cuộc sống, và chúng ta phải đánh đổi, đánh đổi ngày hôm nay để có ngày mai tươi đẹp hơn. Nhưng cho dù bạn quyết định thế nào thì tôi cũng chúc mừng bạn vì bạn đang có thứ để mà quyết định.
Có nhiều người không có gì để quyết định tức là không thể có công việc ổn định cũng như không có cơ hội để khởi nghiệp. Bạn có 2 thứ cùng một lúc thì chúc mừng các bạn.”
Mời các bạn đón đọc Sách – Khởi Nghiệp Bán Lẻ – Bí Quyết Thành Công Và Giàu Có Bằng Những Cửa Hàng Đông Khách
TOP 1 SÁCH KHỞI NGHIỆP CHỨA ĐỰNG KINH NGHIỆM TRONG 10 NĂM KINH DOANH CỦA MỘT NGƯỜI TỪNG QUẢN LÝ 65 CỬA HÀNG BÁN LẺ.
Bạn sẽ tìm thấy trong quyển sách:
• Cách đơn giản để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh và huy động vốn để khởi nghiệp.
• Phương pháp phân tích nhu cầu khách hàng và đề ra mô hình kinh doanh chuẩn xác.
• 10 tiêu chí cốt lõi để lựa chọn mặt bằng kinh doanh & 10 kinh nghiệm để thiết kế cửa hàng vừa thu hút vừa tiết kiệm đến 70% chi phí.
• Đặc biệt nhất là 7 bí quyết nhà nghề độc đáo được trình bày từ dễ đến khó để bạn có ngay một cửa hàng lúc nào cũng đông khách!
Và nhiều kinh nghiệm quý giá khác, đã và đang được áp dụng tại chính các cửa hàng của tác giả.
Quyển sách này dành cho:
• Các bạn đang kinh doanh online và cửa hàng offline.
• Các chủ shop muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của cửa hàng.
• Nhà sản xuất muốn mở showroom bán sản phẩm của mình.
• Hay bất kỳ ai yêu thích kinh doanh và ấp ủ giấc mơ làm giàu bền vững.
• Khởi Nghiệp Bán Lẻ là quyển sách không thể thiếu cho những ai muốn quản lý cửa hàng và làm giàu bằng ngành bán lẻ.
CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI KHỞI NGHIỆP?
1. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Đây là sự thật phũ phàng khi bắt đầu thành lập một doanh nghiệp: khoảng 70% các công ty mới khởi nghiệp không thể kéo dài hoạt động của mình sau 10 năm.
Ngay cả khi sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn rất thú vị nhưng có rất nhiều những khó khăn mà bạn không thể lường trước được sẽ xảy ra, từ cạn kiệt nguồn vốn cho đến việc cạn kiệt sức lực.
Để đối phó với rủi ro này “mọi doanh nghiệp nên đề cập chi tiết điều này trong thời gian biểu của họ” khi họ muốn thu được lợi nhuận – và phải trả lương cho người sáng lập thời gian biểu này.
Thời gian biểu này nên được “siết chặt với tình hình tài chính.” Nói cách khác, hãy phân tích rằng bạn có thể chi trả trong bao lâu để doanh nghiệp bạn có thể tiếp tục mà không có doanh thu, hãy nhớ rằng việc khởi nghiệp của bạn có thể không bao giờ kiếm được lợi nhuận. Điều này giúp bạn quản lý rủi ro dễ dàng hơn chút.
2. Không sở hữu “tư duy khan hiếm” (scarcity mindset)
Những người có tư duy khan hiếm luôn nghĩ rằng họ không đủ cơ hội hoặc nguồn tài nguyên. Điều này dẫn đến những cảm xúc tuyệt vọng, cảm xúc này lại dẫn bạn đến con đường bất lợi cho doanh nghiệp thay vì chớp lấy cơ hội. Đây chính là một cạm bẫy kể cả đối với những chủ doanh nghiệp dày dặn kinh nghiệm trong suốt thời gian c.hết.
Cải thiện mối quan hệ của riêng bạn bằng tiền, và biết rằng mối quan hệ đó có thể bền vững là điều cần thiết để gỡ bỏ những chướng ngại vật trong quá trình bạn trở thành ông chủ.
3. Chấp nhận: không có lợi nhuận cao ngay lập tức
Tạp chí xu hướng doanh nghiệp nhỏ đã báo cáo rằng chỉ 40% nhà khởi nghiệp thực sự kiếm được lợi nhuận và 82% thất bại của những doanh nghiệp nhỏ đều có liên quan đến những vấn đề về dòng tiền.
Doanh nghiệp của bạn có thể phải mất rất nhiều năm mới có thể đủ lợi nhuận để trả cho bạn một mức lương đủ sống.Nếu bạn cố gắng kiếm tiền thật nhanh chóng, bạn chỉ đang tạo ra nhiều áp lực cho doanh nghiệp bạn thôi, nó khiến cho doanh nghiệp của bạn không được phát triển bằng con đường tốt nhất.
4. Hiểu về các chỉ số tài chính trong kinh doanh
Một chủ doanh nghiệp phải hiểu được tài chính của công ty mình, đây là điều cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không theo sát tình hình tài chính của mình, bạn có thể bỏ lỡ một số manh mối quan trọng.
Bạn cần phải dựa vào những manh mối đó để điều chỉnh kế hoạch của bạn. Vì kế hoạch cần phải dựa trên suất suất thực tế chứ không phải dựa trên hiệu suất dự kiến.
Nếu bạn không làm công việc tài chính hậu cần này, bạn sẽ dễ rơi vào quyết định theo cảm xúc cá nhân, trái ngược hoàn toàn với những quyết định sáng suốt. Và đó được gọi là thảm hoạ của một công ty khởi nghiệp.
5. Phải có kế hoạch kinh doanh
Một cuộc khảo sát từ Đại học Michigan cho thấy kết quả: một kế hoạch kinh doanh đúng đắn sẽ làm tăng cơ hội sống sót cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn đang bắt đầu công việc kinh doanh thì tôi khuyến khích bạn nên thử và tạo ra một bảng kế hoạch. Ngay cả khi bạn đã bắt đầu kinh doanh rồi, bây giờ mới lập ra một kế hoạch vẫn chưa muộn. Kế hoạch này sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình để bạn đạt được mục tiêu và theo sát nhiệm vụ của mình.
6. Khảo sát kỹ thị trường
Một cuộc khảo sát của CB Insights về “những lý do khiến doanh nghiệp thất bại” cho thấy lý do chiếm nhiều phần trăm nhất là một sản phẩm không có thị trường tiêu thụ.
Bạn có thể bỏ ra nhiều thời gian, công sức, tiền bạc chỉ để tạo ra một thứ không được thị trường tiêu thụ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã khảo sát thị trường trước khi bạn bắt tay thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Điều này có nghĩa là bất cứ thứ gì bạn thu thập được từ khảo sát thị trường cho đến thử nghiệm bằng tiếp thị một vài mẫu thử để nhận được sự giúp đỡ từ các cố vấn nhiều kinh nghiệm.
7. Sẵn sàng đi ra ngoài và quảng cáo thương hiệu của bạn
Nếu bạn biết bất kỳ ai đang điều hành một công ty, có thể bạn đã từng nghe họ phàn nàn về chuyện marketing – một trong những nhiệm vụ ít được yêu thích nhất của rất nhiều chủ doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp là một cá thể, vì vậy, bạn phải thực sự bộc lộ và quảng cáo chính mình. Bạn không thể vượt qua nỗi sợ hãi bị mọi người chú ý và trở thành một người biện hộ, chuyên đổ lỗi cho doanh nghiệp của mình thì có thể doanh nghiệp không phải là lĩnh vực của bạn.
8. Nỗ lực và nỗ lực
Có một điều là nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp, bạn thực sự cần phải thuê người, do đó bạn có thể uỷ thác cho nhân viên những công việc làm mất thời gian của bạn.
Trong khi bạn cần phải thuê nhân viên cố vấn, thì việc bạn ôm đồm quá nhiều thứ có thể ngăn trở quá trình phát triển của doanh nghiệp bạn bằng cách bạn tiếp tục từ chối nguồn tài nguyên khác vào thời điểm quan trọng.
Tuy nhiên một khoản tiền cho vay để kinh doanh có thể khiến bạn mắc nợ vì bạn phải liên tục trả trong nhiều năm nếu doanh nghiệp của bạn bị phá sản.
Theo Tri thức trẻ, Intracom
Mời các bạn đón đọc cuốn Sách Khởi Nghiệp Tinh Gọn – Chiến lược khó có thể thất bại trong kinh doanh thời đại mới
Trong quản trị kinh doanh, việc khởi tạo một doanh nghiệp mới hay tái tạo một mô hình kinh doanh cũluôn có những bài học mà nếu không trả giá thì không thể học được, thậm chí là phải trả giá nhiều lần, trả giá đắt, rất đắt thì mới có thể học được. Tuy nhiên, cũng có những bài học mà không cần phải trả giá vẫn có thể học được. Vậy tại sao không học để bớt phải trả giá? Những bài học đắt giá đó nằm trong cuốn sách đặc biệt này.
“Khởi nghiệp Tinh gọn” không chỉ cung cấp những kiến thức nền tảng về phương pháp đã được áp dụng bởi rất nhiều tên tuổi lẫy lừng trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo này; mà còn trang bị những phương pháp giúp tăng khả năng thành công, đồng thời cũng giảm thiểu tối đa rủi ro trên hành trình khởi nghiệp hoặc phát triển sản phẩm mới, tái tạo doanh nghiệp của các doanh nhân. Đặc biệt, cách tư duy và những phương pháp trong cuốn sách này không chỉ áp dụng cho những siêu tập đoàn toàn cầu, mà còn áp dụng rất phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ, hay siêu nhỏ. Dù ở quy mô nào hay đang ở đâu trên hành trình kinh doanh, đã đến lúc chúng ta cần phải tư duy một cách TINH GỌN!