Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến nhắn nhủ, chúng ta rất khó học được nhiều điều từ thành công. Hãy học từ chính những thất bại mà bạn đang gặp phải.
Trong chương trình Cất cánh phát sóng trước đây trên kênh VTV6, cựu Chủ tịch FPT Software đã bày tỏ quan điểm về chủ đề “Khi thành công bị trì hoãn – Thất bại là mẹ của thành công”. Anh Tiến phủ định quan điểm “Thất bại là mẹ của thành công”. Anh cho rằng, đó chỉ là câu sáo ngữ mang tính chất an ủi, thể hiện sự độ lượng của người nói.
Theo người đứng đầu Phần mềm FPT mỗi khi thất bại người ta thường làm một việc gì đó. Lấy ví dụ trong tình yêu, anh Tiến nêu ra, nhiều bạn trẻ khi thất tình sẽ tìm ngay một bờ vai mới, nhưng điều này là tiếp nối thất bại.
Kể lại câu chuyện cá nhân, anh cho biết, mình từng là lớp trưởng lớp chuyên Toán trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Tuy nhiên, anh không hiểu vì sao mình trượt đại học. Anh nhớ từng nói với ba anh rằng: “Con muốn trở thành phi công”. Thiếu tướng Hoàng Đan lắc đầu: ”Muốn làm phi công cũng được, nhưng việc đầu tiên là thất bại ở đâu đứng lên ở đấy”. Năm thứ 2, Chủ tịch FPT Software thi đỗ đại học với số điểm rất cao. Khi vào trường, anh thấy suy sụp tinh thần, bởi khi đó các bạn cùng lớp chuyên Toán đã sang nước ngoài du học. “Tôi không đến lớp, thậm chí có nhiều môn được 7 điểm nhưng thầy chấm điểm 4 điểm do không biết mặt sinh viên”, anh chia sẻ.
Anh Tiến đánh giá, không mấy trường giảng dạy cho sinh viên các bài học tâm lý, giải pháp khi vấp ngã, thoát khỏi nỗi ám ảnh khi thất bại. ”Chúng ta rất khó học được nhiều điều từ thành công. Hãy học từ chính những thất bại, vấp ngã ở đâu thì đứng lên ở đó”, anh nhắn nhủ.
Video Chủ tịch FPT Software nói về thất bại:
Ông Hoàng Nam Tiến: Học từ thất bại thì được, học người thành công rất khó
Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom cho rằng, người thành công hay kể chuyện hay, mình nghe xong cảm thấy rất hào hứng nhưng lại không học được gì. Nhưng học cách tránh thất bại thì lại học được.
Trong chương trình Đối thoại của Báo VietNamNet, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về những quan điểm lãnh đạo của mình. Ông nói, trót làm lãnh đạo thì cố gắng đừng thất bại, bởi thất bại sẽ rất khổ. Không chỉ khổ cho mình mà còn khổ tất cả. Những từ mà người ta hay nói như giậu đổ bìm leo, nói về người đi trả lại là do mình thôi.
Theo ông, người làm lãnh đạo mà thất bại sẽ ảnh hưởng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí là hàng vạn con người. Trong chiến tranh, nếu một tiểu đoàn trưởng mà thất bại sẽ ảnh hưởng đến khoảng tầm 500 người, một sư đoàn trưởng thất bại sẽ ảnh hưởng đến 10 nghìn người, một tư lệnh quân đoàn như ba tôi mà thất bại sẽ ảnh hưởng đến hàng vạn người.
“Ngày hôm nay chúng ta cũng vậy. Đã là người lãnh đạo thì hãy nhớ không được thất bại”, ông nói. Tuy nhiên, thực tế luôn xảy ra rủi ro, không thể thắng mãi được. Theo ông Tiến, mỗi lúc thất bại luôn nghĩ tích cực, nghĩ về những bài học tích cực.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Không Bao Giờ Là Thất Bại! Tất Cả Là Thử Thách
Mô tả sản phẩm:
Thất bại xảy ra là để con người nhận ra sức mạnh nội tại của bản thân, bởi không ai sống mà chỉ trải qua những thành công trong suốt cuộc đời. Tuy vậy, ta vẫn luôn băn khoăn tự hỏi bản thân rằng bao nhiêu lần thất bại mới đủ để thành công?
Mỗi người đều có định nghĩa khác nhau về thành công. Nó có thể được hiểu là đạt được mục tiêu đã đề ra, nhưng ở một góc nhìn khác thì thành công chính là rút ra được kinh nghiệm và hiên ngang bước tiếp sau những lần thất bại.
Việc thấu hiểu bản chất của thành công lẫn thất bại đòi hỏi ý chí và tầm nhìn của chính bản thân người trải nghiệm. Chung Ju-yung – người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng đã trở thành chủ tịch của Hyundai, một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc – có lẽ hơn ai hết sẽ thấu hiểu những vất vả, thử thách và bài học xương máu trên con đường chinh phục đỉnh vinh quang của mình.
“Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách” được xem như cuốn tự truyện chi tiết về cuộc đời lẫn sự nghiệp của cố Chủ tịch Chung Ju-yung. Không chỉ thuật lại hành trình tạo lập nên một tập đoàn công nghiệp phát triển bậc nhất, cuốn sách còn chứa đựng những bài học sâu sắc về quản trị, kinh doanh cũng như đạo làm người với tinh thần “đắc nhân tâm”. Đây chính là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều doanh nhân Việt Nam.
Ông Tiến nhắc tới lời bài hát: “Ai chiến thắng không hề chiến bại, ai nên khôn không khốn đôi lần”. Ông chia sẻ mình đã thất bại nhiều lần, trong đó có việc cá nhân gia đình và kinh doanh không phải lúc nào cũng thành công.
“Thực ra mọi người cũng thường chỉ để ý đến thành công. Nhưng tôi nhớ từ ngày vào FPT, tôi làm khoảng 10 việc thì chỉ có khoảng 5 việc thành công, còn 5 việc thất bại là mình lờ đi, mình không nói. Nhưng trong câu chuyện này tôi nói rất thành thật. Nếu học thì nên học từ những người thất bại”, ông chia sẻ.
Theo ông Tiến, thành công không có mẫu số chung, học người thành công rất khó. “Hơn nữa ông thành công hay kể chuyện hay, mình nghe xong mình cảm thấy rất hào hứng nhưng lại không học được gì. Nhưng học cách tránh thất bại thì lại học được”, ông nhấn mạnh.
Với vai trò lãnh đạo, ông Tiến cho biết: “Nhiều lúc mình duy ý chí mình, bất chấp thì sẽ có tổn thất. Ngày xưa là xương máu thì bây giờ sẽ làm công sức, mồ hôi, trí tuệ và thậm chí là hạnh phúc gia đình của những người lính, người nhân viên của mình. Vì vậy một khi đã quyết định thì phải nhìn thấy trước được, dự cảm được, đánh giá được”.
Chia sẻ về quan điểm kinh doanh, ông Tiến cho rằng, hôm nay không ai nói chuyện đối đầu, người ta nói chữ đối thoại. Cũng không nói đấu tranh mà người ta nói hợp tác. Tuy nhiên, cạnh tranh là có.
“Tất cả sự cạnh tranh này đều nhắm tới một điều. Đó là khách hàng, người sử dụng và người dân có lợi gì. Chắc chắn nhờ sự cạnh tranh chúng ta được gọi điện thoại rẻ hơn. Chắc chắn nhờ cạnh tranh mà ngày hôm nay Internet Việt Nam có tốc độ hàng đầu thế giới”, ông cho biết thêm.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Không Bao Giờ Là Thất Bại! Tất Cả Là Thử Thách
Mô tả sản phẩm:
Thất bại xảy ra là để con người nhận ra sức mạnh nội tại của bản thân, bởi không ai sống mà chỉ trải qua những thành công trong suốt cuộc đời. Tuy vậy, ta vẫn luôn băn khoăn tự hỏi bản thân rằng bao nhiêu lần thất bại mới đủ để thành công?
Mỗi người đều có định nghĩa khác nhau về thành công. Nó có thể được hiểu là đạt được mục tiêu đã đề ra, nhưng ở một góc nhìn khác thì thành công chính là rút ra được kinh nghiệm và hiên ngang bước tiếp sau những lần thất bại.
Việc thấu hiểu bản chất của thành công lẫn thất bại đòi hỏi ý chí và tầm nhìn của chính bản thân người trải nghiệm. Chung Ju-yung – người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng đã trở thành chủ tịch của Hyundai, một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc – có lẽ hơn ai hết sẽ thấu hiểu những vất vả, thử thách và bài học xương máu trên con đường chinh phục đỉnh vinh quang của mình.
“Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách” được xem như cuốn tự truyện chi tiết về cuộc đời lẫn sự nghiệp của cố Chủ tịch Chung Ju-yung. Không chỉ thuật lại hành trình tạo lập nên một tập đoàn công nghiệp phát triển bậc nhất, cuốn sách còn chứa đựng những bài học sâu sắc về quản trị, kinh doanh cũng như đạo làm người với tinh thần “đắc nhân tâm”. Đây chính là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều doanh nhân Việt Nam.
Sếp FPT Hoàng Nam Tiến khuyên “thẳng và thật” giới trẻ: Hãy học từ chính những thất bại, vấp ngã ở đâu thì đứng lên ở đó!
Học tập là việc cả đời
Trong lần khác, Chủ tịch FPT Telecom cũng khuyên các bạn trẻ phải nhận thức đúng về bản thân và xã hội để đưa ra những quyết định đúng đắn và có được thành công trong cuộc sống.
Nhiều bạn trẻ hiện nay có suy nghĩ “bỏ học để trở thành tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg”, nhưng lại không hiểu được bối cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình cũng như văn hóa của Việt Nam rất khác so với văn hóa Mỹ.
Không chỉ thế, theo Chủ tịch Hoàng Nam Tiến, những người này cũng không hiểu được chính bản thân mình. Khi có tư tưởng này, giới trẻ nên “tự hỏi lại bản thân rằng bố mẹ mình có giàu như bố mẹ Bill Gates không hoặc mình có nghĩ rằng mình thông minh gần bằng ông ấy?”.
Qua những chia sẻ trên, có thể thấy Chủ tịch FPT Telecom không đưa ra lời khuyên mà chỉ chia sẻ với tư cách một người đã thành công. Bằng tầm nhìn của bản thân, sếp Hoàng Nam Tiến luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập trong mối quan hệ với sự thành công.
Trong buổi Livestream với chủ đề “Học tập suốt đời thời công nghệ số”, Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến có những chia sẻ với cộng đồng doanh nhân như sau:
“Việc học không chỉ kết thúc sau khi rời ghế nhà trường. Mà cần phải học liên tục để nâng cao tay nghề, học để mưu sinh, học thêm để thỏa mãn ước mơ của bản thân của gia đình, học để giải thoát bản thân, nhưng quan trọng nhất là học để tìm ra được phiên bản tốt nhất cho chính mình.”
Phải kiếm thật nhiều tiền rồi mới làm việc mình thích
Giới trẻ ngày nay thường hay được khuyên rằng: “Cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Vậy mà có nhiều người luôn sống theo cái gọi là đam mê nhưng thành công thì không thấy đâu mà thất bại thì hết lần này đến lần khác. Phải chăng sống theo đam mê là sai?
Trả lời cho câu hỏi này, Chủ tịch Hoàng Nam Tiến, lãnh đạo FPT Telecom cũng từng đưa ra lời khuyên chân thành cho các bạn trẻ mới ra trường.
“Tôi khuyên 2 bạn nhé, mới ra trường, còn trẻ thì hãy cố gắng làm những gì ra tiền, thật nhiều tiền, rồi mới làm việc mình thích. Nếu bây giờ làm việc mình thích trước, về cơ bản thì không ra tiền đâu”.
Với những chia sẻ “thẳng và thật”, lời khuyên này của Chủ tịch Hoàng Nam Tiến được nhiều người đồng tình. Nhiều bình luận cho rằng, trong chia sẻ của ông có nhiều yếu tố và cái nhìn sâu sắc, được đúc kết từ những trải nghiệm trong cuộc sống từ một vị lãnh đạo tập đoàn lớn.
Đồng quan điểm đó, trong cuốn sách “Kỹ năng đi trước đam mê”, tác giả Cal Newport đã đưa ra lời khuyên: Theo đuổi đam mê là đúng, nhưng nó là một lời khuyên tồi. Bởi không phải ai cũng phù hợp để làm theo lời khuyên đó.
Đối với nhiều người, việc lựa chọn nghề nghiệp theo đam mê lại trở nên thật tồi tệ khi mộng tưởng bị phá vỡ, công việc khác xa so với mong đợi.
“Cá mập” của Shark Tank Mỹ – Kevin O’leary cũng có nhận định tương tự.
Thất bại ở đâu thì đứng lên ở đó
Theo chia sẻ của Chủ tịch Hoàng Nam Tiến, ông từng là lớp trưởng lớp chuyên Toán trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Thế nhưng trong kỳ thi năm đó ông lại rớt Đại học.
Sau đó ông đã nói với ba mình – Thiếu tướng Hoàng Đan rằng ông muốn trở thành phi công. Trả lời, ba ông lắc đầu và nói rằng: “Muốn làm phi công cũng được, nhưng việc đầu tiên, thất bại ở chỗ nào đứng lên ở chỗ đấy”.
Năm thứ 2, Chủ tịch FPT Telecom thi đỗ đại học với số điểm rất cao. Khi vào trường, ông lại thấy suy sụp tinh thần, bởi khi đó các bạn cùng lớp chuyên Toán đã sang nước ngoài du học. “Tôi không đến lớp, thậm chí có nhiều môn được 7 điểm nhưng thầy chấm điểm 4 điểm do không biết mặt sinh viên”, ông chia sẻ.
Ông Tiến đánh giá, không mấy trường giảng dạy cho sinh viên các bài học tâm lý, giải pháp khi vấp ngã, thoát khỏi nỗi ám ảnh khi thất bại. ”Chúng ta rất khó học được nhiều điều từ thành công. Hãy học từ chính những thất bại, vấp ngã ở đâu thì đứng lên ở đó”, ông nhắn nhủ.\
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Không Bao Giờ Là Thất Bại! Tất Cả Là Thử Thách
Mô tả sản phẩm:
Thất bại xảy ra là để con người nhận ra sức mạnh nội tại của bản thân, bởi không ai sống mà chỉ trải qua những thành công trong suốt cuộc đời. Tuy vậy, ta vẫn luôn băn khoăn tự hỏi bản thân rằng bao nhiêu lần thất bại mới đủ để thành công?
Mỗi người đều có định nghĩa khác nhau về thành công. Nó có thể được hiểu là đạt được mục tiêu đã đề ra, nhưng ở một góc nhìn khác thì thành công chính là rút ra được kinh nghiệm và hiên ngang bước tiếp sau những lần thất bại.
Việc thấu hiểu bản chất của thành công lẫn thất bại đòi hỏi ý chí và tầm nhìn của chính bản thân người trải nghiệm. Chung Ju-yung – người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng đã trở thành chủ tịch của Hyundai, một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc – có lẽ hơn ai hết sẽ thấu hiểu những vất vả, thử thách và bài học xương máu trên con đường chinh phục đỉnh vinh quang của mình.
“Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách” được xem như cuốn tự truyện chi tiết về cuộc đời lẫn sự nghiệp của cố Chủ tịch Chung Ju-yung. Không chỉ thuật lại hành trình tạo lập nên một tập đoàn công nghiệp phát triển bậc nhất, cuốn sách còn chứa đựng những bài học sâu sắc về quản trị, kinh doanh cũng như đạo làm người với tinh thần “đắc nhân tâm”. Đây chính là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều doanh nhân Việt Nam.
Theo Chúng ta, Vietnamnet, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Sếp FPT Hoàng Nam Tiến khuyên “thẳng và thật” giới trẻ: Hãy học từ chính những thất bại, vấp ngã ở đâu thì đứng lên ở đó!
- Sếp lớn FPT Hoàng Nam Tiến: Đừng nên nghe những người thành công truyền đạt kinh nghiệm, hãy tránh xa họ ra!
- Sếp FPT Hoàng Nam Tiến trả lời giới trẻ: Lương 8 triệu thì làm văn phòng hay chạy xe ôm? Hãy ra đường và chạy xe ôm công nghệ, 5 năm sau kết quả sẽ rõ