Cách quản lý và sử dụng nhân tài của ông chủ Huawei kích thích nhân viên tận lực cống hiến. Văn hóa doanh nghiệp của Huawei là “độc nhất” trong số các doanh nghiệp tại Trung Quốc với tên gọi “Văn hóa chó sói”.
Công ty Huawei thành lập vào năm 1988, sau hơn 20 năm đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu về lĩnh vực thiết bị thông tin, để làm được điều này công ty này đã dựa vào đâu? Trong suốt nhiều năm qua Huawei luôn lấy khách hàng làm trung tâm, luôn phấn đấu và không ngừng sáng tạo để hoàn thiện sản phẩm của mình.
Khi tập hợp lại 15 nhìn nhân công của tất cả các vị trí trong công ty Huawei lại, như vậy bạn mới phát hiện ra, kỹ thuật công nghệ của công ty này không phải ở dạng vừa. Tuy nhiên sự vận hành ổn định này không thể nào tách rời cơ chế quản lý nhân lực.
Đầu tiên phải kể đến chính sách khích lệ nhân viên của Huawei.
Khích lệ nhân viên đối với một doanh nghiệp mà nói là vô cùng quan trọng. Cơ chế đãi ngộ tốt một mặt có thể giúp đỡ doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài, mặt khác có thể tạo môi trường cạnh tranh để phát hiện ra những nhân viên tiềm năng.
Trong quản lý doanh nghiệp, khích lệ có thể hiểu là người quản lý sẽ vận dụng các phương pháp quản lý, thông qua đó để thúc đấy và phát huy tinh thần làm việc vủa nhân viên.
1. Văn hóa chó sói
Văn hóa doanh nghiệp là một sức mạnh vô hình, nó có thể khuyến khích một cách tinh tế toàn thể các nhân viên cùng nhau phấn đấu, thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Có thể nói văn hóa doanh nghiệp của Huawei là “độc nhất” trong số các doanh nghiệp tại Trung Quốc với tên gọi “Văn hóa chó sói”.
Người sáng lập Huawei là một người tôn sùng loài sói, ông cho rằng, sói có tinh thần đoàn kết, phấn đấu tập thể, không ngừng vươn lên và đó là linh hồn cốt lõi của một doanh nghiệp. “Văn hóa sói” trong nhiều năm qua giúp nhân viên của Huawei có sự nhạy bén với thị trường và có một tinh thần nỗ lực phấn đấu không ngừng.
Quả thật trong quá trình cạnh tranh Huawei so với những công ty cùng ngành trong nước hay nước ngoài đều đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có ưu thế.
2. Khuyến khích bằng vật chất
Lương của nhân viên Huawei được đánh giá là cao nhất so với mặt bằng chung các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay. Lương cao một mặt giúp Huawei thu hút rất nhiều nhân tài, một mặt khích lệ tinh thần và giúp các nhân tài phát huy.
Ngoài ra, với các nhân viên bán hàng Huawei sẽ móc nối doanh số của từng nhân viên với doanh số của cả team, mà không trích phần trăm như nhiều công ty khác. Như vậy có thể tránh nhân viên chỉ lo đến doanh số trước mặt mà xem nhẹ việc giữ liên hệ lâu dài với khách hàng. Dù là như vậy nhưng thu nhập của nhân viên bán hàng Huawei luôn thuộc hàng top.
Cùng với mức lương cao, Huawei còn có chính sách cho tất cả nhân viên nắm giữ cổ phần, đây được coi là chính sách tốt nhất cho các nhân viên lâu năm. Chính sách này về cơ bản đã thúc đẩy quan hệ giữa công ty và nhân viên.
Mối quan hệ người chủ và người làm thuê được xóa bỏ và trở thành đối tác hợp tác, nhân viên trở thành chủ doanh nghiệp, từ đó gắn tiền đồ của mình với vận mệnh của công ty.
3. Khích lệ về tinh thần
Huawei vô cùng chú trọng đến vai trò của khen thưởng với nhân viên, công ty này thậm chí còn thành lập một phòng ban chuyên môn, phụ trách đánh giá và khen thưởng các nhân viên.
Nhân viên có tiến bộ trong công việc đều được khen thưởng. Đương nhiên những giải thưởng danh dự luôn đi kèm với phần thưởng tương ứng. Đãi ngộ này của Huawei một mặt khiến nhân viên cảm thấy công ty đã xem trọng những nỗ lực của mình, một mặt tạo động lực trong công việc.
Bên cạnh đó tại Huawei việc thăng chức cho các nhân viên ưu tú và chế độ lương thưởng cao đã giúp giữ lại rất nhiều nhân tài ở lại và cống hiến. Các nhân viên tại Huawei hầu hết đều có học vị cao và tố chất, những nhân viên này luôn mong đợi một mức đãi ngộ tốt đồng thời vô cùng chú trọng đến giá trị thực sự của bản thân, hơn nữa luôn khát khao được công ty và xã hội tôn trọng.
Cho nên, Huawei tin tưởng và giao trọng trách lớn cho các nhân viên xuất sắc, đồng thời phân bổ vào những vị trí tương xứng để bày tỏ sự tín nhiệm và tôn trọng đến các nhân viên này. Từ đó nhân viên luôn nỗ lực cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, tích cực và chủ động trong mọi công việc của công ty.
Nhân viên là nguồn tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp, thông qua việc khích lệ tinh thần làm việc sẽ giúp nâng cao yêu cầu khách quan hiệu suất của doanh nghiệp. Thông qua phân tích về văn hóa công ty và chế độ nhân sự của Huawei, chúng ta có thể hiểu cần làm gì để xây dựng nền móng vững chắc cho doanh nghiệp.
Đầu tiên phải xây dựng văn hóa đặc sắc riêng cho doanh nghiệp, như vậy mới có thể dẫn dắt giá trị quan tổng thể của nhân viên. Tiếp đó xây dựng các chính sách khích lệ đa dạng, kết hợp cả vật chất và tinh thần, đồng thời cũng phải chú trọng chiến lược phát triển lấy nhân viên làm gốc. Khi đã có đầy đủ các yếu tố sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mới được đảm bảo.
Thư gửi nhân viên của nhà sáng lập Huawei gây xôn xao
Thông điệp nội bộ của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi bị lộ và lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc về những dự báo tương lai.
“10 năm tới sẽ là một giai đoạn đau đớn trong lịch sử, nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái… Huawei cần từ chối bất kỳ dự báo quá lạc quan nào và biến sự tồn tại trở thành mục tiêu quan trọng nhất của mình trong ba năm tới”, ông Nhậm Chính Phi nêu trong thư gửi nhân viên tuần này.
Theo SCMP, nội dung bức thư đang thu hút sự chú ý lớn và trở thành chủ đề bàn tán khắp mạng xã hội. Trên Weibo, bức thư và những thông tin liên quan trở thành chủ đề tìm kiếm nóng, đứng đầu bảng xếp hạng.
Sina cho biết ngay khi những nội dung của ông Nhậm được chia sẻ ra bên ngoài, thị trường cổ phiếu của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh.
“Góc nhìn của nhà sáng lập Huawei không chỉ cảnh báo về một tương lai ảm đạm của ngành công nghệ mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành kinh tế trong tương lai. Đó là lý do nội dung bài viết lập tức gây chấn động”, trang này bình luận.
Một số chuyên gia nhận định khi một gã khổng lồ như Huawei lên tiếng, có nghĩa vấn đề đã rất nghiêm trọng.
Ông Nhậm cho rằng giai đoạn này sẽ “nguy hiểm” hơn cả “mùa đông Huawei” năm 2000. Công ty phải lấy sự tồn tại làm mục tiêu chính, thu gọn mô hình kinh doanh và cắt giảm những thứ không cần thiết. Các nhân viên phải đặc biệt lưu ý về những khó khăn trong tương lai.
Bốn nội dung chính được ông đặc biệt lưu ý là:
Thứ nhất, mười năm tới sẽ là một giai đoạn lịch sử rất đau thương, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm, kinh tế thế giới sẽ không thể cải thiện trong 3-5 năm tới. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và những vấn đề khác, khả năng tiêu thụ toàn cầu sụt giảm đáng kể. Điều này sẽ gây áp lực trực tiếp lên Huawei cả về nguồn cung và thị trường trong giai đoạn 2023-2025. Huawei sẽ lấy sự sống còn làm kim chỉ nam của mình.
Thứ hai, ngân sách năm 2023 của Huawei phải duy trì nhịp độ hợp lý, thu nhỏ hoặc đóng các mảng kinh doanh không thể tạo ra giá trị và lợi nhuận trong vài năm tới, đồng thời điều chỉnh cấu trúc thị trường.
Thứ ba, Huawei nên sắp xếp hợp lý cho các vị trí nhân viên, đánh giá hiệu suất, tài chính công ty và hàng tồn kho. Một trong những điểm mấu chốt là khuyến khích mọi người cạnh tranh để tồn tại và tạo ra doanh thu cho tổ chức. Hãng cũng cần kiểm soát hàng tồn kho hợp lý để đảm bảo dòng tiền eo hẹp có thể luân chuyển, tránh một cuộc khủng hoảng mới có thể diễn ra.
Thứ tư, thu nhỏ hoạt động không có nghĩa cắt giảm R&D. Trước đây, Huawei chỉ tập trung vào R&D hơn là dịch vụ, nhưng bây giờ họ phải cải thiện mảng của dịch vụ. Trong giai đoạn sống còn, hãng cần được đầu tư bằng mọi giá nhưng cũng không thể chi tiền dàn trải.
Đây không phải lần đầu ông Nhậm Chính Phi lên tiếng nhắc nhở nhân viên về tình trạng nguy hiểm mà hãng đang phải đối mặt. Hai năm trước khi công ty bị Mỹ cấm vận, ông cũng đặc biệt lưu ý về mục tiêu sinh tồn của tổ chức.
Tuy nhiên những cảnh báo lần này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục chính sách không Covid khiến nhiều hoạt động bị gián đoạn. Riêng Huawei, trong nửa đầu 2022, doanh thu giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2021, tỷ suất lợi nhuận giảm còn 5%, trong khi năm ngoái là 9,8%.
Theo Ivan Lam, chuyên gia phân tích cấp cao tại Counterpoint Research, thông điệp của nhà sáng lập Huawei đã cung cấp cái nhìn thực tế về triển vọng kinh tế và đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp, thể hiện sự trung thực hiếm có.
“Hiếm khi các công ty trực tiếp chỉ ra vấn đề mà mọi người đang mong đợi. Một nhân vật có ảnh hưởng lớn như ông Nhậm đã phá vỡ sự im lặng”, Ivan Lam bình luận.
Ông Nhậm không phải lãnh đạo công nghệ duy nhất lên tiếng về tình hình khó khăn hiện tại. Pony Ma Huateng, nhà sáng lập Tencent Holdings, mới đây cũng mở đầu một chuỗi thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội khi nói về những khó khăn của ngành công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh “Zero Covid”.
Trong khi đó, Lei Jun, người sáng lập Xiaomi, có bài phát biểu đáng chú ý vào đầu tháng 8 trong sự kiện ra mắt sản phẩm mới. Ông kể lại những nỗ lực vươn lên của mình trong quá khứ để khuyến khích mọi người kiên cường đối mặt với những thách thức trong tương lai.
Wang Xing, sáng lập nền tảng dịch vụ giao hàng trực tuyến Meituan, cũng trích dẫn một đoạn thơ cổ, được giới phân tích đánh giá là động thái phản đối chính sách siết chặt hoạt động với lĩnh vực công nghệ của nước này.
Theo Trí Thức Trẻ/Sina, SCMP
Xem thêm bài liên quan
- 12 tiêu chuẩn khắt khe để trở thành một nhân viên “ông lớn” Huawei: Triết lý bình trà không rót ra được sủi cảo nghĩa là không có sủi cảo!
- “Vua Huawei” Nhậm Chính Phi: 80% nhân viên ưu tú đều bị những quản lý cấp trung tầm thường dày vò mà đi mất
- Học “Iron man” Elon Musk cách khiến nhân viên tâm phục với 5 bước để trở thành Boss tài năng