Sau khi tiếp quản Twitter, Elon Musk sẽ càng bận rộn hơn khi bản thân ông đang điều hành hàng loạt cả chục công ty khác, từ lớn đến nhỏ, trị giá hàng trăm tỷ USD.
Elon Musk vừa khép lại thương vụ với Twitter vào chiều ngày 27/10, chỉ vài giờ trước hạn chót 28/10 mà một thẩm phán đưa ra. Vụ giao dịch 44 tỷ USD hoàn thành sau trận chiến pháp lý kéo dài hàng tháng trời giữa mạng xã hội và người giàu nhất thế giới. Musk từng muốn rút khỏi vụ mua bán với lý do Twitter không trung thực về số lượng tài khoản ảo (bot).
Giải thích về quyết định thâu tóm Twitter, Musk cho biết “điều quan trọng với tương lai của nền văn minh là có một quảng trường kỹ thuật số chung”, nơi mọi vấn đề đều được đem ra tranh luận.
Như vậy, Musk phải phân chia thời gian giữa 5 công ty khác nhau, từ vận tải, khoa học thần kinh đến mạng xã hội. Cái tên nổi tiếng nhất chính là Tesla, hãng xe điện thành lập năm 2003. Tesla đã thiết kế 7 mẫu xe điện, 4 trong số này đang được sản xuất.
Trụ sở Tesla gần đây chuyển từ Palo Alto, California sang Austin, Texas. Gần 100.000 người đang làm việc cho hãng xe trên khắp thế giới. Chỉ riêng năm 2021, Tesla đã tuyển mới hơn 28.000 nhân sự. Tesla là một trong 6 doanh nghiệp Mỹ từng đạt vốn hóa 1.000 tỷ USD.
Năm 2016, Tesla mua SolarCity, nhà cung cấp tấm năng lượng mặt trời hàng đầu của Mỹ. Ngày nay, Tesla bán 4 sản phẩm năng lượng mặt trời: Powerwall, Powerpack, Megapack và Solar Roof.
Tiếp đến là SpaceX, công ty hàng không vũ trụ mà Musk sáng lập năm 2002. Theo tiểu sử SpaceX, Musk là phụ trách thiết kế, giám sát phát triển tên lửa và tàu vũ trụ cho các sứ mệnh lên quỹ đạo Trái đất và các hành tinh khác. SpaceX đặt trụ sở tại Hawthorne, California. Nơi phóng tên lửa “Starbase” đặt tại Boca Chica, Texas.
SpaceX được định giá 100 tỷ USD vào tháng 10, là công ty tư nhân giá trị thứ hai thế giới, chỉ đứng sau ByteDance của Trung Quốc. Tính đến năm 2021, SpaceX tuyển gần 10.000 nhân viên.
Ngoài ra, SpaceX cũng sở hữu Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh quỹ đạo thấp, giúp khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa kết nối mạng ổn định, chất lượng cao. Mẻ vệ tinh Starlink đầu tiên được phóng lên vào năm 2019.
Elon Musk còn là đồng sáng lập của startup Neuralink. Sứ mệnh của startup như bước ra từ các bộ phim khoa học viễn tưởng: kết nối trí óc con người với máy tính. Trên website Tesla, Musk được liệt kê là CEO Neuralink, dù vậy không rõ ông chính xác đóng góp ở vai trò nào. Giám đốc Tài chính Neuralink chính là “cánh tay phải” của Musk – Jared Birchall.
Thông qua qua phát triển con chip não, Neuralink muốn điều trị các tình trạng thần kinh từ tê liệt cho đến trầm cảm. Mong muốn của tỷ phú khi hỗ trợ thành lập Neuralink là giúp những người bị chấn thương não trong tương lai gần, giảm rủi ro của AI với nhân loại trong dài hạn.
Mùa hè 2021, Neuralink huy động được 205 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C. Theo hồ sơ LinkedIn, Neuralink có 245 nhân viên và xếp từ 33/50 danh sach sách “startup tốt nhất năm 2021”.
Musk cũng sáng lập The Boring Company, công ty đào đường hầm trụ sở tại Texas, vào năm 2016. Startup này muốn giải quyết các vấn đề giao thông bên trong và giữa các thành phố lớn của Mỹ. Một trong những dự án tương lai của nó là “Hyperloop”, về lý thuyết sẽ đưa hành khách di chuyển với tốc độ 700 dặm/giờ.
Theo New York Times, bên cạnh các doanh nghiệp cốt lõi, Musk còn liên quan đến ít nhất 7 công ty khác.
Từ xe điện, du hành vũ trụ đến mạng xã hội
Rất lâu trước khi trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter, Musk đã than thở về việc không có thời gian, và nói rằng chẳng ai nên làm giám đốc điều hành mãi.
“Sẽ thật tuyệt nếu có thêm thời gian rảnh rỗi, thay vì làm việc cả ngày lẫn đêm, từ khi thức giấc đến lúc đi ngủ 7 ngày/tuần. Nó khá căng thẳng”, CEO Tesla than thở.
Ngoài điều hành Tesla và SpaceX, Musk còn sáng lập công ty xây dựng đường hầm Boring Co. và công ty công nghệ thần kinh Neuralink Corp.
Theo những người từng làm việc với Musk, vị doanh nhân 50 tuổi làm việc giống bác sĩ cấp cứu hơn một giám đốc công ty thường thấy.
Musk hay thức khuya. Ông thích các cuộc họp được tổ chức vào buổi trưa hoặc muộn hơn. Những cuộc họp trực tiếp với Musk thường kéo dài tới tối.
Theo một cựu giám đốc của SpaceX, Musk tránh những công việc mà các giám đốc điều hành khác thường xử lý, chẳng hạn thiết lập những chỉ số hiệu suất, hoặc đánh giá công ty trên phạm vi rộng.
Tỷ phú giàu nhất thế giới cho biết ông thích tập trung vào thiết kế và kỹ thuật hơn các mảng kinh doanh như tài chính hay chuỗi cung ứng.
“Thành thật mà nói, tôi không thích quản lý, và tôi không thích trở thành ông chủ của bất kỳ ai”, Musk nói tại Tòa án Delaware Chancery, trong một phiên tòa liên quan đến việc Tesla mua công ty năng lượng mặt trời gia đình SolarCity Corp.
“Nhưng có những việc quan trọng cần phải hoàn thành. Chúng quan trọng với tương lai của thế giới. Vì vậy, đôi khi tôi phải trở thành ông chủ”, Musk nói thêm.
Musk tham vọng biến sao Hỏa thành thuộc địa của Trái Đất nhờ tên lửa SpaceX và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững bằng ôtô điện của Tesla. Và với thương vụ mua lại Twitter, ông muốn bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
“Tự do ngôn luận là nền tảng của một nền dân chủ và Twitter là quảng trường kỹ thuật số, nơi mọi người tranh luận về những vấn đề quan trọng với tương lai nhân loại”, Musk nói khi công bố thỏa thuận ngày 25/4.
“Tôi muốn làm Twitter trở nên tốt hơn bằng cách nâng cao sản phẩm với những tính năng mới, biến các thuật toán thành mã nguồn mở để tăng độ tin cậy, loại bỏ thư rác và xác thực tất cả người dùng”, ông nói thêm.
“Twitter có tiềm năng to lớn – tôi mong muốn hợp tác với công ty và cộng đồng người dùng để khai thác tối đa”, ông khẳng định.
Gánh vác quá nhiều
Ông Jack Dorsey – nhà sáng lập Twitter – từng vừa là CEO của công ty, vừa lãnh đạo công ty thanh toán Block Inc. Ông đã bị các nhà đầu tư chỉ trích vì làm “giám đốc bán thời gian” và cùng lúc quản lý tới 2 công ty.
Vào thời điểm đó, CEO Tesla đã lên tiếng ủng hộ ông Dorsey.
Ông Tad Park – Giám đốc đầu tư Volt Equity LLC, công ty sở hữu cổ phần của cả Tesla và Twitter – lo ngại rằng Musk đang gánh vác quá nhiều.
“Nhưng các vị không thể thay đổi con người của anh ấy, và những công ty này sẽ không thể trở nên vĩ đại như vậy nếu không có tầm nhìn của Musk”, ông Park bình luận.
Cuối năm ngoái, Musk đã chia sẻ ý tưởng rời bỏ các vai trò của mình. Nhưng kể từ mùa hè năm 2021, ông vẫn chưa có kế hoạch rút lui. Tesla chỉ bổ sung 2 giám đốc điều hành khác là Giám đốc tài chính Zach Kirkhorn và Phó chủ tịch cấp cao Drew Baglino.
Kể từ sau khi Musk tuyên bố kế hoạch mua lại Twitter, giá cổ phiếu của Tesla lao dốc khoảng 16%.
“Musk dành nhiều thời gian với Tesla và rất tích cực trong việc quản lý công ty. Nhưng ông ấy không dành toàn bộ thời gian và sự chú ý cho Tesla”, một hồ sơ chứng khoán của hãng xe điện nêu.
Còn tại SpaceX, Chủ tịch Gwynne Shotwell thay Musk xử lý các hoạt động hàng ngày.
Trước khi Tesla chuyển trụ sở chính đến Austin (bang Texas) vào cuối năm ngoái, Musk thường dành 2 ngày mỗi tuần tại trụ sở của Tesla ở San Francisco Bay Area và 3 ngày tại Hawthorne (bang California) – nơi đặt trụ sở của SpaceX và một xưởng thiết kế của Tesla.
Musk thường xuyên di chuyển giữa các cơ sở của 2 công ty bằng máy bay tư nhân.
Musk cho biết ông thích thư giãn bằng chơi trò chơi điện tử. Twitter cũng là một nền tảng yêu thích của vị doanh nhân. Musk tiết lộ ông thường viết các dòng tweet trong nhà vệ sinh, từ cập nhật tình hình của công ty đến những bình luận tấn công đối thủ.
Cuối tuần qua, khi ông và Twitter gần đạt được thỏa thuận, Musk đã tweet về Neuralink, nhắm vào nhà đồng sáng lập Microsoft Corp. Bill Gates. Dogecoin – đồng tiền mã hóa ra đời như một trò đùa – cũng là chủ đề yêu thích của Musk trên Twitter.
Khối lượng công việc khổng lồ của Musk cũng không ngăn ông theo đuổi những mục tiêu khác. Năm ngoái, ông đã dẫn dắt chương trình hài kịch đêm khuya Saturday Night Live của đài NBC.
Điểm danh các công ty do tỷ phú Elon Musk sở hữu sau khi thâu tóm Twitter
Hiện CEO Tesla là Elon Musk nắm trong tay cổ phần của nhiều doanh nghiệp lớn. Thương vụ mua lại Twitter vừa qua đã giúp vị tỷ phú này gia nhập hội những người giàu nhất thế giới kiểm soát các gã khổng lồ truyền thông xã hội.
Tesla
Tesla có lẽ là doanh nghiệp nổi tiếng nhất của Elon Musk. Mặc dù không còn là người đứng đầu công ty, ông Musk hiện đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành, là người có tầm ảnh hưởng lớn tới cách thức hoạt động công ty kể từ năm 2008.
Tesla hiện là hãng ô tô điện có giá trị nhất thế giới với giá trị hơn 1.000 tỷ USD. Mặc dù có những mặt tích cực, công ty vẫn phải hứng chịu những cáo buộc về điều kiện an toàn cho công nhân, cũng như lỗi chế độ tự lái của xe. Tesla cũng có một công ty con chuyên sản xuất pin có tuổi thọ cao, được gọi là Tesla Energy.
Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực để cắt giảm lượng khí thải, việc Tesla sản xuất xe điện với quy mô lớn khiến Elon Musk nhận được nhiều sự ca ngợi.
SpaceX
Được tỷ phú Musk thành lập vào năm 2002, SpaceX là công ty chuyên sản xuất tên lửa đẩy và tàu vũ trụ. Cùng với NASA tham gia vào lĩnh vực thám hiểm không gian, SpaceX hy vọng sẽ tiếp nối, trở thành công ty có thể đưa nhân loại đến gần hơn với ước mơ chạm tay tới các vì sao.
Mục tiêu của Elon Musk là sử dụng SpaceX để thương mại hóa việc con người khám phá không gian và định cư trên sao Hỏa. SpaceX đang trên con đường phát triển và đạt được những dấu mốc ấn tượng như là công ty tư nhân đầu tiên đưa 4 phi hành gia dân sự lên trạm vũ trụ quốc tế và trở về an toàn.
>> Xem thêm: Khám phá tất tần tật “Vũ trụ” của Elon Musk – Hệ sinh thái các công ty của “gã ngông thiên tài”
Neuralink
Tỷ phú Elon Musk là nhà đồng sáng lập Neuralink – công ty nghiên cứu thần kinh vào năm 2016. Mục đích của công ty là điều trị các bệnh nghiêm trọng về não cũng như nỗ lực liên kết trí tuệ nhân tạo với trí óc con người.
Tỷ phú Elon Musk cho biết việc cấy ghép sẽ cho phép những người bị liệt điều khiển các thiết bị như điện thoại thông minh bằng não, nhanh hơn so với sử dụng bằng ngón tay cái.
Vào tháng 12/2021, Neuralink cho biết sẽ bắt đầu cấy chip máy tính vào não người sớm nhất là vào năm 2022. Tuy nhiên, những bước đầu thử nghiệm mới được thực hiện trên động vật.
>> Xem thêm: Tỷ phú thiên tài Elon Musk tham vọng biến con người bất tử nhờ… robot
The Boring Company
Được thành lập vào năm 2016, công ty dành cho việc lập kế hoạch cơ sở hạ tầng của tỷ phú. Trước đây, ông đã thảo luận về dự án hệ thống giao thông “Hyperloop”, về cơ bản là các đường hầm dưới lòng đất dành cho ô tô. Các kế hoạch này đã bị chỉ trích là đắt đỏ và kém thực tế hơn so với các phương tiện giao thông công cộng, chẳng hạn như tàu hỏa.
Boring Company có trụ sở tại Austin, Texas, có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, vận hành và sản xuất để mở rộng quy mô các dự án.
>> Xem thêm: Rốt cuộc tham vọng cuối cùng của Elon Musk là gì sau những Tesla, SpaceX, Hyperloop, 300 tỷ USD?
Lần “mua sắm” mới nhất gây chấn động thế giới của tỷ phú là trang mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD. Hiện vẫn chưa rõ Elon Musk sẽ có dự định gì cho Twitter, nhưng chắc chắn tỷ phú sẽ khai thác mạng xã hội này theo hướng hoàn toàn mới.
“Tự do ngôn luận là nền móng của một nền dân chủ đang hoạt động, và Twitter là quảng trường kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận”, Musk cho biết trong một tuyên bố.
Theo Bussiness Insider/Ictnews, Tổng hợp