Tỷ phú Elon Musk thường xuyên đưa ra những dự đoán và ý tưởng táo bạo, không ít trong số chúng đã thành sự thật khiến mọi người phải kinh ngạc.
Lời hứa của Elon Musk: Tàu siêu tốc ngang máy bay, thuộc địa hóa sao Hỏa…
Elon Musk nói rằng ông sẽ cho ra mắt một robot hình người vào năm tới, nhưng vị doanh nhân chơi ngông bậc nhất thế giới này đang giữ một kỷ lục hỗn hợp về những lời hứa. Trước khi hào hứng với màn ra mắt của robot Tesla, bạn cần kiểm tra xem những lời hứa của Musk đã được thực hiện đến mức độ nào.

Trước đây, tại sự kiện AI Day, Musk thông báo rằng Tesla sẽ hoàn thành robot hình người sớm nhất là vào năm sau để thay thế con người làm các nhiệm vụ nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc nguy hiểm.
Tuy nhiên, Tesla không mang tới sự kiện một nguyên mẫu nào của Tesla Bot. Thay vào đó, Elon Musk thuê một người mẫu mặc trang phục giống như robot và trình diễn những điệu nhảy nhái chuyển động của robot trên sân khấu.
Tất cả những điều này khiến giới công nghệ nhớ đến màn trình diễn xe bán tải điện Cybertruck thất bại ê chề năm 2019 của Tesla. Một trong những đặc điểm nổi trội nhất của Cybertruck chính là khả năng chống đạn, nhưng tại buổi ra mắt, một sự cố không như ý đã xảy ra khi tấm kính của chiếc xe đã rạn nứt sau cú ném bi sắt của giám đốc thiết kế Franz von Holzhausen.
Lời hứa về robot Tesla hơi khó tin, giống như tính năng “tự lái” đầu tiên mà Elon Musk giới thiệu trên những chiếc xe Tesla. Trên thực tế, một số nhà phân tích cho rằng chức năng “lái xe hoàn toàn tự động” này không xứng với tên gọi. Ngay cả bản thân Musk mới đây cũng thừa nhận rằng phiên bản FSD beta hiện tại “thực sự không đủ tốt”.

Năm 2013, tỷ phú Elon musk, nhà sáng lập ra hãng Tesla cho biết công nghệ Hyperloop sẽ cho phép con người đi từ Los Angeles đến San Francisco trong vòng 30 phút. Lúc đó, nhiều người cho rằng điều này chỉ có trong khoa học viễn tưởng.
Hiện tàu Hyperloop có khả năng vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa với tốc đạt 1.080 km/h, theo đó hành khách sẽ chỉ mất 45 phút để di chuyển trên hành trình từ Los Angeles đến San Francisco. Con tàu tương lai này được thiết kế để vận chuyển cùng lúc 28 người. Ngoài tính năng vượt trội về tốc độ, con tàu này còn góp phần bảo vệ môi trường khi lượng khí phát thải bằng 0%. Đến nay, tàu Hyperlooop đã nhận được 400 triệu USD vốn đầu tư.
Hyperloop là hệ thống giao thông vận tải tốc độ cao với khoang chở khách hay hàng hóa được đặt trong đường ống áp suất thấp để giảm ma sát, đạt vận tốc gấp 2 lần so với máy bay chở khách thông thường. Công nghệ Hyperloop được cho là phương thức vận chuyển thứ 5 sau đường bộ, đường thủy, đường hàng không và đường sắt.

Trong mười năm qua, Elon Musk ít nhất đã mang lại những thay đổi mang tính cách mạng cho ngành công nghiệp ô tô và không gian, đồng thời tạo ra những tiến bộ trong các ngành khác, chẳng hạn như dịch vụ Internet vệ tinh StarLink của SpaceX.
Nhưng vấn đề là Musk không chỉ hứa hẹn về cuộc cách mạng mới, mà còn có những giấc mơ phi thường hơn, chẳng hạn như đưa hàng triệu người lên sao Hỏa hay tích hợp não người với trí tuệ nhân tạo. Làm thế nào để xác định xem chúng ta có nên tin những gì Elon Musk nói hay không? Hãy xem lại một số điều ông chủ Tesla đã hứa và kết quả.

Bước khởi đầu cho tham vọng mới
Khi cả thế giới đổ dồn sự chú ý dõi theo nhất cử nhất động của đế chế xe điện Tesla ước tính trị giá một nghìn tỷ USD, những câu hỏi như Elon Musk lấy ý tưởng từ đâu? Anh đang cố gắng đạt được điều gì?… là điều mà hàng trăm triệu người trên thế giới quan tâm nhất hiện nay.
Jill Lepore, một nhà sử học tại Đại học Harvard, gợi ý rằng lý tưởng của Musk được hình thành bởi tình yêu khoa học viễn tưởng thời niên thiếu và chịu ảnh hưởng nhiều bởi ông nội người Canada.
Joshua Haldeman là một nhân vật hào hoa. Ông đam mê những trò chơi mạo hiểm nhưng đầy tính tự do như cưỡi ngựa, phiêu lưu như một nhà khảo cổ nghiệp dư và phi công chính hiệu. Sau khi cùng gia đình chuyển đến Nam Phi, ông đã dẫn đầu một loạt các cuộc thám hiểm để tìm ra thành phố huyền thoại đã mất của Kalahari. Haldeman qua đời vào năm 1974 khi Elon vẫn còn là một đứa trẻ, nhưng trong một bức ảnh chụp chung có thể thấy ông và cháu trai giống nhau đến kỳ lạ.
Vào những năm 1930, Haldeman đã lãnh đạo chi nhánh Canada phong trào Công nghệ. Lúc bấy giờ, “technocrat” có nghĩa là nhà kỹ trị, những chuyên gia khoa học, kỹ thuật rất khác biệt so với chính trường thường thấy. Hiểu đơn giản, đó là một phong trào nhằm thay thế nền dân chủ bằng một xã hội do các kỹ sư lãnh đạo. Theo Lepore, hoạt động chính trị của Haldeman có thể là di sản quan trọng đối với cháu trai của mình.
Tin rằng khoa học và công nghệ có thể là “thần dược” mà nhân loại tìm kiếm, Haldeman đã vận động thay thế tiền tệ tư bản bằng một loại tiền chung mới, dựa trên một đơn vị nhiệt được gọi là erg. Các nhà kỹ trị thậm chí còn cho rằng khoa học có khả năng phân phối xã hội tốt hơn nhiều so với thị trường và giá cả. Dù đi ngược lại mong muốn của chính phủ thời điểm đó nhưng những ý tưởng tương tự là nguồn cảm hứng cho sự xuất hiện của cổ phiếu, tiền điện tử và Elon Musk, người từng tự đổi chức danh của mình thành “Vua công nghệ” của Tesla.
Theo Lepore, tư tưởng của Musk dường như bắt nguồn từ đây và những tưởng tượng về khoa học viễn tưởng đã khơi nguồn cho SpaceX cùng các chuyến bay vào không gian. Trong một loạt podcast với chủ đề “The Evening Rocket” do Pushkin Industries hợp tác với BBC sản xuất, Lepore đưa ra giả thuyết rằng Musk chịu ảnh hưởng từ những nhân vật viễn tưởng và triết lý kỹ trị của ông nội, điều này mang lại cho anh khả năng “tưởng tượng” và niềm tin tuyệt đối vào công nghệ.
Có thể nói, khi các nhà đầu tư rót vốn mua cổ phần của Tesla, họ không chỉ mua sự đảm bảo từ đế chế xe điện lớn nhất thế giới mà còn mua cả một ước mơ.
Tuy nhiên, cũng theo Lepore lập luận, cái nhìn của Musk vẫn chưa thực sự vẹn toàn. Lấy ví dụ, hàng loạt nhà giao dịch trẻ đổ xô mua cổ phiếu GameStop và AMC đầu năm nay, không ít người bị thiệt hại nặng nề. Tiền điện tử vốn là công cụ làm giàu cho những người vốn đã giàu có, được xem là công cụ hỗ trợ kinh tế tuyệt vời đối với những người ủng hộ.
Mặt khác, giới giàu có hy vọng tiền số không chỉ giải phóng hoạt động kinh doanh thoát khỏi sự kìm kẹp của các ngân hàng mà còn phá vỡ hệ thống của các chính phủ, ngay cả tại Mỹ, một trong những nền dân chủ lớn nhất thế giới. Dù tốt hay xấu, những gì mà người giàu mong muốn đều tiềm tàng rủi ro cho xã hội.

Ngày nay, nhiều người tại Thung lũng Silicon và cộng đồng quỹ đầu cơ theo đuổi triết lý “Technoking” – “Vua công nghệ” của Elon Musk. Cần phải chú ý rằng khi những người giàu nhất nắm quyền lực, sự tin tưởng sẽ được trao cho các cá nhân, không còn là hệ thống và tổ chức. Về Elon Musk, quan điểm của vị tỷ phú chỉ đại diện cho một mình anh nhưng dưới sức ảnh hưởng của Tesla, ý tưởng còn tác động đến nhiều người và cần được xem xét một cách nghiêm túc.
Tham khảo: Báo pháp luật, Viettimes