Liên tiếp những thăng trầm khởi nghiệp đã làm nên cuộc đời “không thể tin nổi” của tỷ phú thiên tài Elon Musk. Ông đã làm được những điều phi thường trong giới công nghệ, bứt phá tốc độ trước mọi đối thủ để rồi thành công vượt trội.
Gói gọn cuộc đời đáng kinh ngạc của tỷ phú Elon Musk qua các con số
Bạn biết gì về cuộc đời đáng kinh ngạc của “gã ngông thiên tài” Elon Musk, tỷ phú giàu có và quyền lực nhất hành tinh? Tất cả sẽ được thể hiện qua các con số sau đây.
Tỷ phú Elon Musk mới đây đã đạt thỏa thuận mua lại Twitter với 44 tỷ USD tiền mặt sau khi ông trùm hãng xe điện Tesla và tập đoàn SpaceX gần đây được vinh danh là người giàu nhất thế giới.
Nhưng bạn đã biết bao nhiêu về ông trùm lập dị 51 tuổi này?
19 tuổi : bán máy tính PC trong KTX của trường Đại học.
24 tuổi : bắt đầu gây dựng Zip2 (sau bán cho Compaq)
28 tuổi : bắt đầu gây dựng X (sau trở thành PayPal)
30 tuổi : bắt đầu gây dựng SpaceX
32 tuổi : bắt đầu gây dựng Tesla
44 tuổi : bắt đầu gây dựng OpenAI
45 tuổi : bắt đầu gây dựng Neuralink
45 tuổi : bắt đầu gây dựng Boring Co
51 tuổi : mua Twitter, trở thành CEO của công ty này
Dưới đây là những con số tiết lộ xoay quanh cuộc sống và sự nghiệp của tỷ phú này:
0… là số căn nhà mà Musk tuyên bố sở hữu. Musk nói ông đã bán hết bất động sản và toàn ngủ nhờ nhà bạn.
1… đô la một ngày là số tiền Musk từng chi cho việc ăn uống khi học đại học ở Canada.
2… là những ngày Musk học tại Đại học Stanford, Mỹ để nghiên cứu vật lý trước khi bỏ học để bắt đầu kinh doanh danh bạ trực tuyến Zip2.
3… số lần tỷ phú này đã ly hôn, một lần với tác giả Justine Wilson và hai lần với nữ diễn viên Talulah Riley.
7… số con mà Musk có.
12… là tên con trai của ông sinh năm 2020 với ca sĩ Grimes, ban đầu được gọi là X Æ A-12, được đặt theo tên máy bay trinh sát A-12 Lockheed của CIA. Sau đó, nó được đổi thành X AE A-XII vì lý do pháp lý.
17… tuổi Musk rời Nam Phi. Ông có hai anh chị em. Musk từng phải nhập viện sau khi bị bắt nạt ở trường.
31… tuổi là năm công ty dịch vụ tài chính PayPal mà ông tham gia được bán cho eBay vào năm 2002. Musk kiếm được hơn 140 triệu bảng Anh nhờ thương vụ này.
69… Musk thường nói đùa về con số “tuyệt vời” này khi đạt 69 triệu người theo dõi trên Twitter.
90… là số giờ làm việc mỗi tuần của doanh nhân này.
420… Musk đã sử dụng con số này trong các giao dịch tài chính.
500… đô la là số tiền chàng trai lập trình viên Elon Musk đã bán trò chơi điện tử Blastar của mình cho một tạp chí khi mới 12 tuổi.
564… số tập phim The Simpsons mà ông đóng vai chính. Ông cũng tham gia Iron Man 2 và là nguồn cảm hứng cho vai Tony Stark của Robert Downey Jr.
700… dặm/giờ là tốc độ mà các hành khách sẽ di chuyển trong khái niệm vận tải Hyperloop của ông.
555.000… bảng Anh. Đây là số tiền vị tỷ phú này chi để tậu chiếc xe trong bộ phim The Spy Who Loved Me của James Bond.
52 triệu… bảng Anh là giá chiếc máy bay phản lực Gulfstream của Musk.
85 triệu… số lượng người theo dõi Musk trên Twitter.
4,2 tỷ … bảng Anh là lợi nhuận mà hãng xe điện Tesla đã kiếm được vào năm ngoái.
58 tỷ… bảng Anh là giá trị của SpaceX. Musk đặt mục tiêu lên sao Hỏa.
202 tỷ… bảng Anh. Tổng giá trị tài sản được báo cáo của Musk, gần đây đã vượt qua người sáng lập Amazon Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới. Tài sản của Musk lớn hơn cả GDP của Phần Lan, Bồ Đào Nha hay New Zealand.
Con người của tất cả những điều phi thường cộng lại
Tỷ phú Elon Musk làm được những điều phi thường trong giới công nghệ, bứt phá tốc độ trước mọi đối thủ và thành công vượt trội.
Nhắc tới Elon Musk ở thời điểm hiện tại, người ta nghĩ ngay đến một tỷ phú với tính cách lập dị, đi ngược lại số đông.
Ở hầu hết các lĩnh vực, Musk đều có góc nhìn riêng và có hướng đi khác biệt. Điều này giúp ông nhanh chóng thành công nhờ các quyết định có phần không giống ai và gây nhiều tranh cãi của mình.
Tuổi thơ bị bắt nạt
Sinh năm 1971 tại Pretoria, một thành phố ở phía Bắc của tỉnh Gauteng, Nam Phi, Elon Reeve Musk mang một nửa dòng máu Canada từ mẹ.
Lên 8 tuổi, do bố mẹ ly hôn, Musk và em trai sống cùng bố trong khi em gái sống cùng mẹ.
Theo lời mẹ Musk, con trai bà từng là “người bé tuổi nhất và nhỏ con nhất ở trường”. Điểm khác biệt của Musk so với bạn bè cùng trang lứa là ham đọc sách.
Mọi người thường gọi Musk là “mọt sách” vì dành phần lớn thời gian đọc từ bách khoa toàn thư cho tới truyện tranh.
Tài năng là vậy nhưng Musk lại khó hòa nhập với bạn bè. Do nhỏ con, cậu bé Musk dễ dàng trở thành mục tiêu bắt nạt của các bạn cùng trường.
“Mọi thứ khá khắc nghiệt ở Nam Phi. Nếu bạn bị bắt nạt, bạn vẫn phải đi học. Tất cả những gì bạn cần làm là thức dậy và đến trường. Anh ấy rất ghét điều đó”, em trai Kimbal của Musk chia sẻ.
Từng có lần Musk bị hành hung tới mức phải nhập viện để phẫu thuật. Sau vụ tấn công này, Musk chuyển đến trường trung học nam sinh Pretoria, nơi ông ít bị bắt nạt hơn.
Dù vậy, các ký ức khủng khiếp về những năm tháng bị bắt nạt ở Nam Phi khiến Musk muốn rời khỏi quốc gia này.
Mong ước này của ông được thực hiện bằng chuyến bay tới Canada năm 17 tuổi để chuyển đến quốc gia Bắc Mỹ sống cùng mẹ, chị gái Tosca và em trai Kimbal.
Chuyển mình
Từng theo học tại Đại học Queen ở Kingston, Ontario và Đại học Pennsylvania, thuộc bang Pennsylvania (Mỹ), Musk có trong tay 2 tấm bằng chuyên ngành về vật lý và kinh tế.
Trong thời gian theo học tại Mỹ, Musk cùng người bạn Adeo Ressi thuê căn nhà 10 phòng ngủ để biến thành hộp đêm và kinh doanh.
Năm 1994, Musk tới thực tập tại công ty khởi nghiệp lưu trữ năng lượng tên là Pinnacle Research Institute ở Thung lũng Silicon.
Một năm sau đó, ông quyết định theo học chương trình tiến sĩ về vật lý ứng dụng và khoa học vật liệu tại Đại học Stanford. Tuy nhiên, vị tỷ phú tương lai quyết định tạm ngưng sự nghiệp học hành để theo đuổi đam mê kinh doanh.
Năm 1995, Musk và em trai vay bố 28.000 USD để khởi nghiệp với dự án Zip2 – một website cung cấp phần mềm ấn hành nội dung số cho các tờ báo như New York Times hay Chicago Tribune. Dù bị hoài nghi ban đầu, Zip2 nhanh chóng thành công và được xem cuộc cách mạng trong ngành tra cứu.
Năm 1999, Zip2 được Compaq mua lại với giá 341 triệu USD.
Thay vì tiếp tục đào sâu vào lĩnh vực công nghệ thông tin, Musk có cú chuyển hướng bất ngờ sang lĩnh vực tài chính.
Ông đồ tiền thu về từ thương vụ Zip2 để thành lập công ty cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến X.com.
“Tôi muốn công ty thứ hai phải có ảnh hưởng tầm toàn cầu. Tôi chuyển hướng sang ngành tài chính, vì cảm thấy có nhiều cảm hứng và tiềm năng của ngành này khi kết hợp với Internet”, Elon Musk từng chia sẻ.
Một năm sau, X.com được sáp nhập với Confinity, một startup về tài chính do Peter Thiel và Max Levchin đồng sáng lập và trở thành PayPal.
Năm 2002, PayPal được bán cho eBay với giá 1,5 tỷ USD. Thương vụ này giúp Musk, cổ đông lớn nhất của PayPal bỏ túi 165 triệu USD khi mới 31 tuổi.
2 năm sau đó, Musk thành lập Công ty Space X, đơn vị chế tạo hàng không vũ trụ kiêm công ty dịch vụ vận tải không gian để hiện thực hóa tham vọng thám hiểm không gian và chinh phục sao Hỏa.
Khi SpaceX vừa mới đi vào hoạt động, Musk gia nhập công ty sản xuất xe điện Tesla Motors vào năm 2004, trở thành CEO và kiến trúc sư sản phẩm của hãng. Thời điểm đó phương tiện giao thông này được xem là giấc mơ viển vông. Tại Tesla, Musk chỉ đạo thiết kế cũng như định hướng chiến lược và nắm giữ khoảng 32% cổ phần của công ty này.
Không dừng lại ở đó, Musk tiếp tục mở rộng dấn thân sang nhiều lĩnh vực khác.
Năm 2006, ông lập ra SolarCity, một công ty dịch vụ năng lượng mặt trời (hiện là công ty con của Tesla) với mục tiêu cách mạng hóa việc sản xuất năng lượng mặt trời cho hàng triệu hộ gia đình.
Năm 2015, ông đồng sáng lập OpenAI, công ty nghiên cứu phi lợi nhuận nhằm mục đích thúc đẩy trí tuệ nhân tạo thân thiện.
Tháng 7/2016, ông đồng sáng lập Neuralink, công ty công nghệ tập trung vào phát triển giao diện máy tính trí tuệ. Tháng 12/2016, ông Musk thành lập The Boring Company, công ty xây dựng cơ sở hạ tầng và đường hầm tập trung vào các đường hầm được tối ưu hóa cho xe điện.
Tìm thấy đường sống trước nguy cơ phá sản
Con đường của Musk tưởng như khá bằng phẳng và thuận lợi. Nhưng trên thực tế, vị tỷ phú Mỹ từng có thời điểm đứng trên bờ vực phá sản.
Năm 2008 được xem là năm thăng trầm nhất trong sự nghiệp của Musk khi thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 3 lần phóng thử tên lửa thất bại, mẫu xe Tesla mới phát triển không được đón nhận khiến tình hình tài chính của vị tỷ phú 37 tuổi khi đó gặp không ít khó khăn.
Thời điểm đó, Musk gần như phải đứng giữa tình thế phải chọn bỏ một công ty để “nuôi” công ty còn lại. Ông cũng phải chịu thêm đòn giáng nặng nề vào khoảng thời gian này khi kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 8 năm với người vợ đầu.
Vào thời điểm khó khăn nhất, hy vọng lại được thắp lên sau khi Musk nghe phong thanh thông tin NASA đang tìm kiếm đối tác để đưa hàng tiếp tế lên trạm không gian ISS.
Musk quyết định đánh cược toàn bộ tài sản vào lần phóng tên lửa thứ 4 để ghi điểm với NASA. Ông từng thừa nhận thất bại thứ 4 sẽ là sẽ đặt dấu chấm hết cho SpaceX.
Nhưng canh bạc mạo hiểm của Musk đã thành công. Tháng 8/2008, SpaceX phóng thành công tên lửa thứ 4. Bốn tháng sau đó, SpaceX được NASA trao hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD để tiếp vận Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Hợp đồng này được ký kết vào đêm Giáng sinh 2008. Cùng trong đêm Giáng sinh này, Telsa được cứu chỉ 3 ngày trước ngưỡng phá sản nhờ khoản đầu tư 40 triệu USD.
Các tháng sau đó, tình hình của Telsa bắt đầu cải thiện khi được rót thêm 50 triệu USD tiền đầu tư từ Daimler. Những năm tháng tiếp theo, Telsa có bước phát triển vượt bậc bất chấp sự cạnh tranh từ các hãng xe điện khác.
Năm 2021, giá trị thương hiệu Tesla tăng 184% so với năm 2020, lên mức 36,2 tỉ USD, xếp thứ 4 trong số các thương hiệu ô tô giá trị nhất.
Cùng năm, SpaceX được định giá trên 100 tỷ USD, trở thành công ty tư nhân giá trị lớn thứ 2 thế giới chỉ sau ByteDance của Trung Quốc.
Các thành công của Tesla và SpaceX giúp Musk trở thành người giàu nhất thế giới năm 2021 với khối tài sản ròng hơn 264 tỉ USD.
Năm 2021, Elon Musk được tạp chí Time bình chọn là nhân vật của năm vì sức ảnh hưởng toàn cầu.
Ở thời điểm hiện tại, dù đã gặt hái vô số thành công với khoản tài sản đáng mơ ước, vị tỷ phú 50 tuổi vẫn chưa có ý định dừng lại. Mới đây nhất, ông vừa hoàn thành thương vụ mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.
Trong một chia sẻ hồi tháng 12/2020, Musk từng chia sẻ ông không muốn chết giàu. Ông coi việc khi chết mà để lại tiền tỷ trong ngân hàng là một sự thất bại.
Không rõ trong những năm tới tài sản của vị tỷ phú được ví là “gã ngông” này sẽ phình lên như thế nào. Nhưng chắc chắn, ông sẽ còn khiến thế giới phải ngỡ ngàng trước các quyết định không ai ngờ tới của mình.
Elon Musk biến mạng xã hội Twitter thành siêu nền tảng X
Sáng 24/7, một ngày sau khi Elon Musk tuyên bố đổi tên Twitter thành X, người đi qua số 1355 Market Square, San Francisco – trụ sở chính của công ty – đã bắt đầu thấy công nhân tháo dỡ “chim xanh” khỏi tòa nhà.
Việc đổi thành X khiến nhiều người tò mò, một số người dùng trung thành thậm chí nổi giận khi những hình ảnh thân thuộc như logo chim xanh bị thay bằng chữ X đơn điệu.
Trước phản ứng của cộng đồng, Musk giải thích: “Đây không đơn giản là việc một công ty tự đổi tên, mà là sứ mệnh phải tiếp bước. Cái tên Twitter chỉ có nghĩa khi là những dòng tin dài tối đa 140 ký tự được gửi qua lại – như tiếng chim hót. Nhưng những tháng tới, ứng dụng sẽ trở thành trung tâm tài chính cá nhân của người dùng. Khi đó, tên gọi Twitter không còn ý nghĩa gì nữa, đã đến lúc phải tạm biệt con chim”.
Linda Yaccarino, CEO mới của Twitter, cũng nói: “X là biểu tượng không giới hạn trong tương lai. Nền tảng sẽ tập trung vào âm thanh, video, tin nhắn, thanh toán. Đây sẽ là môi trường toàn cầu cho các ý tưởng sáng tạo, trao đổi dịch vụ, hàng hóa và tìm kiếm cơ hội mới. Twitter mới sẽ được hỗ trợ bởi AI, giúp người dùng kết nối với nhau theo những cách chúng ta mới chỉ tưởng tượng về nó”.
Nhiều chuyên gia phân tích cho biết Musk đang muốn biến Twitter thành một WeChat của phương Tây. Siêu ứng dụng này được hậu thuẫn bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ Tencent. Người dùng có thể làm gần như mọi thứ trên WeChat, từ nhắn tin đến thanh toán, sử dụng dịch vụ trực tuyến, thậm chí là vay tiêu dùng.
Người gắn bó với Twitter từ xưa tỏ ra tiếc nuối và phản đối hành động của Musk. Esther Crawford, cựu giám đốc sản phẩm của Twitter, nói việc đổi tên chẳng khác nào “mổ bụng công ty”, ám chỉ nghi thức tự sát của các samurai Nhật Bản. Bà cho rằng quyết định đột ngột như vậy là do thiếu hiểu biết hoặc thiếu tôn trọng cảm giác của khách hàng.
Vanitha Swaminathan, Giáo sư tiếp thị tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), cảnh báo động thái này có thể gây thiệt hại thêm cho Twitter. “Mỗi lần công ty đổi tên, khách hàng thường không thích dù bất cứ lý do gì. Nhưng trong trường hợp này, nếu họ thực sự muốn đi theo một hướng khác hoặc muốn giảm bớt chi phí PR, đây là lựa chọn tốt cho một khởi đầu mới”, bà nhận định.
Kể từ khi Musk mua Twitter với giá 44 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái, hoạt động kinh doanh quảng cáo của nền tảng đã sụt giảm mạnh. Nhiều khách hàng lớn bỏ đi do những thay đổi về chính sách kiểm duyệt nội dung, công ty sa thải hàng hoạt và cách điều hành thất thường của Musk.
Tuần trước, tỷ phú Mỹ cho biết Twitter đang ngập trong nợ nần vì đã mất nửa doanh thu quảng cáo kể từ khi ông nắm quyền. Đổi lại, ông đang tìm cách bù đắp bằng cách phát triển mô hình đăng ký trả phí với người dùng. Twitter có khoảng 200 triệu người dùng hàng ngày, tuy nhiên mạng xã hội này được cho là gặp vấn đề kỹ thuật nhiều hơn kể từ khi Musk mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Tổng hợp, Saostar, VTC
Xem thêm bài liên quan
- “Gã ngông thiên tài” Elon Musk – Cuộc đời và sự nghiệp của Tỷ phú dân chơi công nghệ Top 1 thế giới trăm năm có 1
- Cuộc đời “thiên tài trăm năm có 1” Elon Musk: Con người của tất cả những điều phi thường cộng lại!
- Cuộc đời “không thể tin nổi” của Elon Musk: Con người của tất cả những điều phi thường cộng lại!