Từ bỏ công việc kỹ sư của gã khổng lồ công nghệ như Google, Hoàng Tranh đã chứng minh quyết định khởi nghiệp của mình là hoàn toàn đúng đắn khi nhanh chóng trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất và giàu nhất Trung Quốc.
Con trai của công nhân quyết tâm đổi đời
Hoàng Tranh (Colin Huang) là con trai trong một gia đình làm công nhân ở ngoại ô Hàng Châu, Trung Quốc. Gia đình của anh không có gì đặc biệt, nhưng nhờ vào năng khiếu Toán học xuất sắc từ nhỏ, anh được trường trung học Ngoại ngữ Hàng Châu nhận vào học. Đây là ngôi trường dành cho những học sinh khá giỏi, giúp anh có cơ hội mở rộng mối quan hệ và tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ sớm.
Năm 18 tuổi, Hoàng Tranh có cơ hội được tham gia quỹ Melton do Bill Melton – nhà sáng lập Verifone tài trợ. Nhờ đó, anh được nhận vào thực tập ở văn phòng Microsoft Bắc Kinh với mức lương 6.000 NDT, cao hơn cả mức lương của mạnh anh khi đó. Tiếp tục chứng tỏ tài năng của mình, anh tiếp tục theo học thạc sĩ ngành khoa học máy tính ở Đại học Wisconsin (Mỹ) và có thành tích xuất sắc.
Cũng tại đây, giáo sư hướng dẫn của Hoàng Tranh đã viết thư giới thiệu anh tới vô số những ông lớn công nghệ thời điểm đó, chính là Oracle, IBM và Microsoft. Tuy nhiên, vào năm 2004, chàng sinh viên tài ba này đã từ chối lời mời làm việc của cả 3 công ty trên, đầu quân vào Google.
Từ chức để theo đuổi ước mơ khởi nghiệp
2 năm sau đó, Hoàng Tranh có cơ hội được quay trở lại quê nhà công tác. Tuy nhiên, việc di chuyển liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc khiến anh cảm thấy mệt mỏi và muốn thay đổi. Vào năm 2006, Google đã trở thành gã khổng lồ trong làng công nghệ, vị trí kỹ sư mà anh đảm nhiệm cũng có mức lương “không phải dạng vừa”.
Dù vậy, Colin Huang vẫn quyết định bỏ việc, về nước để dấn thân vào khởi nghiệp. Dự án đầu tiên của anh là website thương mại điện tử chuyên về mặt hàng điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng Ouku, kế đó là công ty Leqi tiếp thị và sau cùng là công ty game Xunmeng. Thế nhưng, tất cả những “canh bạc” mà chàng kỹ sự SN 1980 này dấn thân vào đều không đi tới đâu.
Không bỏ cuộc, năm 2015, Hoàng Tranh một lần nữa dấn thân vào khởi nghiệp, bằng cách thành lập Pinduoduo. Về cơ bản, Pinduoduo là một website thương mại điện tử, nhưng nó độc đáo ở chỗ đã “game hóa” trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Khi mua hàng, người dùng có thể “săn” hàng ở mức giá bèo, nếu may mắn là 0 đồng nếu rủ được càng nhiều người mua chung càng tốt. Không chỉ là nơi để mua sắm, Pinduoduo còn cho phép người dùng chơi trò chơi tích hợp trên hệ thống. Chẳng hạn, trò chơi được ưa chuộng nhất là “Vườn trái cây Duoduo”, nơi người chơi trồng cây ảo để lấy phiếu mua sắm, quà tặng thật hay nhận quà từ bạn bè.
Con trai của công nhân quyết tâm đổi đời
Hoàng Tranh (Colin Huang) là con trai trong một gia đình làm công nhân ở ngoại ô Hàng Châu, Trung Quốc. Gia đình của anh không có gì đặc biệt, nhưng nhờ vào năng khiếu Toán học xuất sắc từ nhỏ, anh được trường trung học Ngoại ngữ Hàng Châu nhận vào học. Đây là ngôi trường dành cho những học sinh khá giỏi, giúp anh có cơ hội mở rộng mối quan hệ và tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ sớm.
Năm 18 tuổi, Hoàng Tranh có cơ hội được tham gia quỹ Melton do Bill Melton – nhà sáng lập Verifone tài trợ. Nhờ đó, anh được nhận vào thực tập ở văn phòng Microsoft Bắc Kinh với mức lương 6.000 NDT, cao hơn cả mức lương của mạnh anh khi đó. Tiếp tục chứng tỏ tài năng của mình, anh tiếp tục theo học thạc sĩ ngành khoa học máy tính ở Đại học Wisconsin (Mỹ) và có thành tích xuất sắc.
Cũng tại đây, giáo sư hướng dẫn của Hoàng Tranh đã viết thư giới thiệu anh tới vô số những ông lớn công nghệ thời điểm đó, chính là Oracle, IBM và Microsoft. Tuy nhiên, vào năm 2004, chàng sinh viên tài ba này đã từ chối lời mời làm việc của cả 3 công ty trên, đầu quân vào Google.
Từ chức để theo đuổi ước mơ khởi nghiệp
2 năm sau đó, Colin Huang có cơ hội được quay trở lại quê nhà công tác. Tuy nhiên, việc di chuyển liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc khiến anh cảm thấy mệt mỏi và muốn thay đổi. Vào năm 2006, Google đã trở thành gã khổng lồ trong làng công nghệ, vị trí kỹ sư mà anh đảm nhiệm cũng có mức lương “không phải dạng vừa”.
Dù vậy, Hoàng Tranh vẫn quyết định bỏ việc, về nước để dấn thân vào khởi nghiệp. Dự án đầu tiên của anh là website thương mại điện tử chuyên về mặt hàng điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng Ouku, kế đó là công ty Leqi tiếp thị và sau cùng là công ty game Xunmeng. Thế nhưng, tất cả những “canh bạc” mà chàng kỹ sự SN 1980 này dấn thân vào đều không đi tới đâu.
Không bỏ cuộc, năm 2015, Hoàng Tranh một lần nữa dấn thân vào khởi nghiệp, bằng cách thành lập Pinduoduo. Về cơ bản, Pinduoduo là một website thương mại điện tử, nhưng nó độc đáo ở chỗ đã “game hóa” trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Huang đã thông minh khi đánh vào tâm lý ưa rẻ của người tiêu dùng, đồng thời hưởng lợi khi thị trường thương mại điện tử đang nở rộ. Nhờ đó, Pinduoduo nhanh chóng thu hút lượng người dùng lớn, chủ yếu là những người có thu nhập thấp hoặc đến từ những thành phố, tỉnh thành cấp thấp.
Chỉ sau 2 năm thành lập, tổng giá trị giao dịch của Pinduoduo đã vượt mốc 14,7 tỷ USD, nhanh hơn Taobao với quãng thời gian 5 năm. Đến tháng 7/2018, Pinduoduo chính thức lên sàn chứng khoán Mỹ, được định giá khoảng 15 tỷ USD, biến Colin Huang trở thành tỷ phú. Trong năm 2021, giá trị vốn hóa thị trường của Pinduoduo đã chạm mốc 250 tỷ USD.
Theo Forbes, tài sản của vị tỷ phú 41 tuổi này đã lên tới 41.7 tỷ USD, còn theo tổ chức nghiên cứu Hurun, tài sản của anh phải lên tới 69 tỷ USD. Hiện tại, Hoàng Tranh còn giàu hơn tỷ phú Jack Ma, và là người giàu thứ 3 ở Trung Quốc.
Bí quyết thành công của ông chủ Pinduoduo
Xuất phát điểm chỉ là một người bình thường như bao người bình thường khác, Hoàng Tranh đã khiến mọi người nể phục khi gây dựng cơ đồ tỷ đô. Một trong những lý do khiến Hoàng Tranh thành công đến vậy chính là tự rèn bản thân thành viên ngọc quý, khiến những người thành đạt chú ý tới mình.
Theo một số nguồn tin, anh khá thân thiết với một số doanh nhân tiêu biểu của Trung Quốc, những người đã đầu tư nhiều vào Pinduoduo như Ding Lei (Net Ease), Sun Tongyu (Alibaba), Wang Wei (SF Express),… Vậy làm sao để tỷ phú trẻ này có thể làm được điều đó?
Chứng tỏ được năng lực của mình
Để có thể thu hút những quý nhân tài ba, sẵn sàng cho ta cơ hội, trước hết ta phải chứng tỏ được năng lực của mình. Niềm tin là cái giá phải trả lớn nhất, một khi đã mất đi thì không thể lấy lại được. Điều tiên quyết để được tin tưởng là có năng lực. Rất nhiều người giàu muốn giúp đỡ các dự án khởi nghiệp, bởi họ luôn tìm kiếm những tài năng có thể trở thành trợ thủ của họ.
Người ta đã sớm nhìn ra tài năng của Hoàng Tranh chính là khả năng phán đoán tuyệt vời. Anh đã sớm nhận ra tương lai phát triển của Internet, nên đã lần lượt thành lập công ty Leqi, sau đó là Xunmeng.
Bình tĩnh và chăm chỉ
Khi Pinduoduo lên sàn chứng khoán, thay vì tới Mỹ để chứng kiến khoảnh khắc lịch sử ấy, Hoàng Tranh lại dành thời gian ở Trung Quốc để trò chuyện với khách hàng và nhà đầu tư. Vị tỷ phú tự thân này nói: “Tôi không nghĩ đây là một sự kiện lớn như vậy. Việc niêm yết chỉ là một kết quả. Điều quan trọng là thu hút thêm càng nhiều người tham gia vào quá trình.”
Khi mới lên sàn, giá cổ phiếu của Pinduoduo chỉ khoảng 19 USD. Dù là mức giá hơi thấp so với giá trị, Hoàng Tranh vẫn quyết định giữ nguyên bởi anh cho rằng: “Tương lai còn dài, có lợi nhuận thì mọi người cùng kiếm”. Theo anh, nếu hiện tại đã lấy hết lợi nhuận, thì không phù hợp với giá trị mà công ty theo đuổi.
Đây cũng là quan điểm tương tự với triết lý kinh doanh của tỷ phú Lý Gia Thành: “Nếu bảy phần là hợp lý, tám phần là có thể chấp nhận, vậy thì tôi sẽ lấy sáu phần.”
Xác định mục tiêu đúng đắn
Sau nhiều lần thất bại, với Pinduoduo, Hoàng Tranh đã tìm ra mục tiêu đúng đắn đẻ phát triển. Anh tận dụng tối ưu mạng xã hội, thay đổi mô hình thương mại điện tử cũ và khai thác thị trường mới, nhắm vào những người có thu nhập trung bình – thấp ở Trung Quốc.
Nắm được mục tiêu là chưa đủ, ta phải biết được phương hướng phát triển, hiểu rõ ưu nhược điểm của nó. Sau đó, thay vì nóng vội, ta tìm hiểu phương pháp phù hợp để áp dụng, từ đó có cơ hội thu được lợi nhuận gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị