Chốt sales là một bước quan trọng nhằm mang lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chốt sales lại không hề đơn giản và đòi hòi rất nhiều kỹ năng, phương pháp khác nhau trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng.
Nhiều dân sales thường tự hỏi: Tại sao có những người bán hàng có khả năng chốt sale rất tốt còn mình thì không? Thực tế quá trình chốt sales khá đơn giản nếu bạn biết đến những kỹ thuật dưới đây và áp dụng thường xuyên vào công việc.
Theo bà Hoàng Ngọc Bích, CEO công ty Global Leaders, điều đầu tiên dân sales cần nhớ trong đầu là quy tắc “ABC: always be closing”. Thông thường một đơn hàng sẽ được chốt ở bước thứ 5-12, sau khi trải qua một số quy trình như gửi thư liên hệ, gọi điện thoại, đến gặp mặt, mời đi hội thảo…
Tuy nhiên có những người sales trình bày giỏi, hiểu sản phẩm, giải đáp hết thắc mắc của khách hàng nhưng cuối cùng không chốt, gặp nhau ăn trưa xong là chia tay.
“Vì vậy dân sales luôn lưu ý, sau khi dùng kỹ thuật thuyết phục khách hàng xong phải chốt. Mỗi giai đoạn đều cần có mục đích rõ ràng: gửi thư thì chốt lại ngày này sẽ gọi điện trực tiếp còn gọi điện thì phải chốt ngày này sẽ gặp mặt… Làm không có mục đích vừa tốn thời gian của mình vừa tốn thời gian của khách”, bà Bích chia sẻ.
Tuy nhiên theo bà, có một sự thật là dù trải qua các bước bài bản, đến cuối cùng khách hàng ít khi đồng ý ký hợp đồng ngay. Ngược lại họ sẽ đưa đưa ra một số thắc mắc để từ chối như: sản phẩm mới quá, chưa nghe tên bao giờ, đắt quá, chưa có ngân sách cho việc này, để xem đã… Vì vậy, dân sales có thể áp dụng các kỹ thuật dưới đây để tăng tỷ lệ thành công của mình.
4 bước chốt sales “Thần thánh” khiến khách hàng không thể chối
1. Rọi đèn
Nhiều khách hàng có xu hướng ngại ra quyết định, vì vậy dân sales có thể sử dụng kỹ thuật rọi đèn, giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân phía sau việc từ chối chốt đơn hàng. Nếu khách hàng đưa ra câu hỏi đầu tiên, dân sales giải đáp ngay lập tức, họ sẽ tiếp tục đưa ra câu hỏi thứ hai và cứ tiếp diễn như vậy, cuộc nói chuyện chuyển 2 bên sang thế đối kháng.
Vì vậy với kỹ thuật đầu tiên này, bà Bích khuyên dân sales không nên trả lời câu hỏi ngay mà hỏi lại như sau: “Đó có phải là lý do duy nhất hiện nay anh/chị chưa ký hợp đồng không ạ?”
2. Kê gối
Với câu hỏi rọi đèn phía trên, khách hàng sẽ đưa ra tất cả các thắc mắc để sales từ từ giải quyết. Đến kỹ thuật này, việc sales cần làm trước hết là đồng tình với nhận định của khách hàng.
Ví dụ: “Công ty của bạn mới quá chúng tôi không biết”; sales có thể trả lời “Vâng, em đồng ý làm việc với công ty uy tín là điều rất quan trọng”.
Hay khách hàng băn khoăn “Sao sản phẩm đắt thế”; sales đáp lại “Vâng, giá cả sản phẩm là một yếu tố quan trọng” hay “Em đồng ý sử dụng ngân sách hiệu quả là điều quan trọng”.
3. 3F
Kỹ thuật 3F là viết tắc 3 chữ cái trong tiếng Anh: feel (cảm thấy), felt (đã từng cảm thấy), found (nhận ra). Sau khi đứng về phía khách hàng và tạo được sự đồng tình, sales tiếp tục sử dụng kỹ thuật 3F để tăng tính thuyết phục.
Ví dụ: Em có thể hiểu vì sao anh cảm thấy sản phẩm có giá cao hơn mong đợi. Trước đây anh CEO X đã cảm thấy như thế, nhưng sau khi sử dụng anh ấy nhận ra giá trị thu được xứng đáng với phí bỏ ra lúc đầu.
4. Chốt sales
Ở bước cuối cùng này, kỹ thuật đầu tiên áp dụng là boomerang, để khách hàng hiểu dân sales đang xử lý băn khoăn giúp họ: “Đó chính là lý do tại sao nhiều người lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bên em”.
Sau đó, dân sales có thể sử dụng tiếp kỹ thuật benefit option (đưa lựa chọn) để chốt một cuộc gặp mặt, tham gia hội thảo hoặc chốt hợp đồng.
Ví dụ “Anh/chị muốn tham hội thảo bên em vào thứ 7 tuần này hay thứ 7 tuần sau”. Hoặc “Với hợp đồng thế này, anh muốn bên em ký trước, điền thông tin giúp anh/chị rồi gửi lại cho anh/chị hay anh/chị ký trước rồi gửi cho em”. Hoặc “Anh muốn chuyển khoản hay thanh toán tiền mặt luôn bây giờ”.
Với các kỹ thuật kể trên, CEO Global Leaders cho biết công việc chốt sales sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên muốn thành thạo, mỗi người sales cần đầu tư thời gian luyện tập. Một nghiên cứu chỉ ra để biến lý thuyết thành kỹ năng, cần ít nhất 10.000 giờ luyện tập.
Quan trọng nhất là dân sales phải luôn tự hào về nghề nghiệp của mình, coi đây là nghề cao quý. Nếu không làm được như vậy thì các kỹ thuật kể trên chỉ là chiêu trò dụ dỗ khách hàng chứ không thực sự giúp được khách hàng. “Theo quan điểm 80/20, tư duy sẽ quyết định 80% sự thành công, còn các yếu tố kỹ thuật chỉ là 20%”, bà Bích kết luận.
Nếu có 2 điều sau thì bạn không nên chọn nên chọn nghề bán hàng
Có hai trở ngại chính khi bán hàng và dứt điểm thương vụ. Cả hai đều thuộc về tinh thần. Đó là nỗi lo sợ thất bại và nỗi lo sợ bị từ chối.
Nỗi lo sợ thất bại là lý do lớn nhất dẫn tới thất bại trong cuộc sống. Không phải thất bại mà chính là nỗi lo sợ thất bại hay đề phòng thất bại sẽ làm cho bạn bị tê liệt và làm việc kém hơn so với năng lực thật sự của bạn.
Nỗi lo sợ thất bại có trong tiềm thức tất cả chúng ta ngay từ giai đoạn đầu đời, thông thường trẻ con bị cha mẹ mắng sẽ tạo nên xu hướng trở thành người luôn phòng thủ, trong tiềm thức sẽ luôn sợ thất bại cho tới khi người đó học được cách xóa bỏ cảm giác này.
Tại sao khách hàng không mua hàng
Nỗi sợ thất bại hay lo ngại về việc không hài lòng chính là cản trở lớn nhất đối với việc khách hàng quyết định mua hàng. Mọi khách hàng đều có thể mắc sai sót khi mua hàng. Có khách hàng sử dụng dịch vụ và phát hiện mình đã trả tiền hớ.
Có người mua hàng và hàng lại bị vỡ hỏng. Người thì mua thứ hàng mà anh ta không có nhu cầu, không dùng được hay không đủ tiền mua. Họ đã nhiều lần phải bối rối như gà mắc tóc vậy.
Nỗi lo sợ thất bại và thất vọng là lý do số một giải thích tại sao khách hàng không mua. Vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm trong quá trình tạo dựng uy tín và sự tin cậy là làm giảm nỗi lo sợ của khách hàng cho đến lúc họ không cảm thấy phân vân khi bạn đề nghị họ mua hàng.
Nỗi lo sợ bị từ chối
Cản trở thứ hai khi bán hàng và dứt điểm thương vụ là nỗi lo sợ bị từ chối. Nỗi lo sợ này xuất hiện khi bạn gặp phải những khách hàng lỗ mãng, bạn bị họ chê bai hay chỉ trích.
Quy luật cho thấy 80% cuộc gọi chào bán hàng không đạt kết quả vì cả vạn lý do khác nhau. Điều này không có nghĩa là người bán hàng hay sản phẩm và dịch vụ được chào bán có vấn đề. Người ta từ chối đơn giản là vì họ không cần, không muốn hoặc không thể sử dụng, không đủ tiền mua sản phẩm và dịch vụ đó, vì nhiều lý do khác nữa.
Nếu bạn là người bán hàng mà lại sợ bị từ chối, bạn đã chọn sai cách kiếm sống.
Nếu bạn là người bán hàng mà lại sợ bị từ chối, bạn đã chọn sai cách kiếm sống. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều lời từ chối. Người ta thường nói: “Phải biết anh là ai.”
Mỗi lần thất bại hay bị từ chối đều gây ảnh hưởng tới lòng tự tôn của bạn. Nó gây tổn hại tới hình ảnh bản thân bạn. Nó làm cho bạn cảm thấy bất ổn và mang tới nỗi lo sợ tệ hại nhất, đó là “Ta chẳng giỏi giang gì.”
Nếu không sợ bị từ chối thì tất cả chúng ta đều đã là những người bán hàng xuất sắc, chúng ta đã có thể thu nhập gấp đôi, thậm chí gấp 5 hay gấp 10 lần hiện tại.
Không phải cá nhân bị từ chối
Tất cả những người bán hàng dẫn đầu đều đạt tới mức không còn lo sợ bị từ chối. Họ đã xây dựng lòng tự tôn và nhận
thức tự thân cao tới mức nếu bị từ chối thì họ cũng không thấy tổn thương hoặc chán nản. Họ cũng chẳng hề mảy may buồn bã khi phải quay về không có kết quả.
Đây là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Bạn cần phải nhận thức rằng không phải cá nhân bạn bị từ chối, chuyện từ chối không liên quan gì tới bạn. Nó giống như chuyện mưa nắng, xảy ra hàng ngày.
Khi bạn nâng cao giá trị bản thân, hãy chấm dứt những ý nghĩ tự ti, hãy cho việc ấy như “nước đổ đầu vịt”, coi nó là lẽ thường, hãy vươn vai và tiếp tục đi tới chỗ khách hàng tiếp theo.
Có một khẩu hiệu về việc bán hàng như sau: “Có người mua, cũng có người không; có hề gì? Nào, hãy tiếp tục!” Bạn hãy nghe theo khẩu hiệu này.
Không bao giờ từ bỏ
Có lẽ hai phẩm chất cơ bản nhất tạo nên thành công trong bán hàng chính là lòng can đảm và tính kiên trì. Cần có lòng can đảm để mỗi ngày bạn thức dậy, vượt qua nỗi lo sợ bị thất bại, bị từ chối và tính kiên trì để luôn giữ được tinh thần dù hàng ngày luôn phải đối mặt với khó khăn và nỗi thất vọng.
Nhưng có một tin vui cho bạn, lòng can đảm là do thói quen tạo thành. Cũng giống như cơ bắp, bạn càng luyện tập nhiều thì càng săn chắc. Cuối cùng, bạn sẽ đạt tới mức hầu như không còn thấy lo sợ gì nữa. Và sau đó, sự nghiệp của bạn sẽ vút bay như tên lửa.