Bằng cách nào, tỷ phú Lý Gia Thành không những bù đắp được tổn thất đã mất mà còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận lớn sau lần hợp tác thất bại?
Người không sợ bị thiệt lúc nào cũng khiến người khác cảm nhận được sự phong độ, có học thức của bản thân, người như vậy thường dễ được mọi người yêu mến. “Sự tin cậy” là giá trị của sự giàu có.
Lý Thúc Đồng Đại sư từng nói: “Người biết chịu khổ là chí sĩ, người biết chịu thiệt chắc chắc không phải là kẻ ngu ngốc.”
Những người thành công hầu hết đều là những người không sợ chịu khổ chịu thiệt, sự thông tuệ của họ ẩn giấu trong những lần chịu khổ chịu thiệt của họ.
“Sự cố” của tỉ phú Lý Gia Thành
Tỉ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông Lý Gia Thành trong khoảng thời gian khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp đã nhận được một đơn hàng từ Mỹ, khách hàng sau khi chốt đơn không lâu lại quyết định hủy đơn.
Việc này khiến cho nhà máy nhựa Trường Giang của ông chịu tổn thất nặng nề nhưng Lý Gia Thành đã đưa ra quyết định khó tin, đó là không bắt vị khách hàng kia phải bồi thường, đền bù cho việc hủy hợp đồng.
Tuy không hợp tác thành công song vị khách kia lại gián tiếp giúp cho công ty ông có được khoản lợi nhuận vô cùng lớn.
Không lâu sau đó, Lý Gia Thành liên tục nhận được rất nhiều đơn hàng từ Mỹ, tất cả đều là do vị khách kia giới thiệu đến. Một đơn hàng bị hủy giữa chừng lại giúp ông mở ra một cơ hội kinh doanh vô cùng lớn.
Như ai đó từng nói rằng: “Ẩn chứa sau những lần chịu thiệt của bạn là những mối quan hệ rộng lớn mà bạn có được sau này.”.
Triết lý 6 phần của Lý Gia Thành
Lý Gia Thành còn một triết lý gọi là “triết lý 6 phần” rất nổi tiếng. Ông luôn nhắc nhở người con Lý Trạch Giai rằng khi hợp tác với người khác, nếu lấy được bảy tám phần là hợp tình hợp lý thì con chỉ cần lấy sáu phần thôi là đủ rồi.
“Triết lý 6 phần” chính là một loại triết lý về chịu thiệt, bề ngoài có vẻ có lợi nhuận không cao như những người lấy bảy tám phần nhưng mọi người đều biết hợp tác với những người chỉ lấy sáu phần như vậy có lợi gấp đôi, lại tiềm ẩn cơ hội kinh doanh to lớn.
Người thông minh chia làm hai kiểu, một kiểu luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu, người khác đừng hòng chiếm được một chút lợi ích nào của họ; kiểu còn lại sẽ luôn nghĩ cho lợi ích của người khác trước, không hề lo lắng chút nào về việc bản thân có thể sẽ phải chịu thiệt.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Lý Gia Thành – “Ông Chủ Của Những Ông Chủ” Trong Giới Kinh Doanh Hồng Kông
Trong văn hóa kinh doanh của người Hoa có một vị trí được cộng đồng doanh nhân xây dựng và tôn vinh, đó chính là “Ông chủ của những Ông chủ”. Khái niệm ông chủ một nhà hàng, ông chủ một nhà máy lớn, ông chủ của một tập đoàn kinh tế trong con mắt của người dân, người lao động bình thường họ đều là những nhân vật quan trọng. Hành động của họ, công việc kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ điều hành có ảnh hưởng đến cuộc sống của một nhóm người nhất định có cùng lợi ích kinh tế trong tổ chức đó.
“Ông chủ của những Ông chủ” là nhân vật mà hành động của họ ảnh hưởng đến vận mệnh của các tổ chức kinh tế mà các ông chủ đang điều hành. Đó phải là những nhân vật nắm trong tay những lĩnh vực kinh tế huyết mạch của cả vùng, thậm chí mang tầm quốc gia.Lý Gia Thành chính là “Ông chủ của những Ông chủ” trong giới kinh doanh Hồng Kông cũng như giới doanh nhân người Hoa trên toàn thế giới. Ông nắm trong tay 5% nền kinh tế Hong Kong, những ngành kinh tế huyết mạch như: bất động sản, ngân hàng, hải cảng, đội tàu biển ở Hong Kong và Trung Quốc. Những tài sản quan trọng trong cộng đồng Hoa Kiều tại Canada, Mỹ, Singapo, Thai Land, Malaysia…
Tư tưởng, triết lý kinh doanh và hành đồng của Lý Gia Thành ảnh hưởng đến định hướng và quyết định kinh tế của các ông chủ nhỏ trong cộng đồng doanh nhân Hoa Kiều. Tập sách của Anthony B. Chan sẽ giới thiệu rõ hơn, chi tiết hơn con đường dẫn đến thành công của nhân vật châu Á vô cùng nổi tiếng này.
Kiểu phía trước cuối cùng cũng chỉ có được một chút lợi ích, còn kiểu người phía sau sẽ có được sự phát triển tốt đẹp dài lâu về sau.
Một người biết chịu thiệt sẽ luôn có được nhiều hơn là mất đi. “Mất” đối với họ có thể là một kiểu trả giá, cũng là một loại đầu tư, trong từ điển của họ không có thứ gọi là tổn thất.
Người biết nhìn xa trông rộng coi trời đất là trung tâm, cái họ quan tâm là lợi ích về lâu về dài nên thường không quá quan tâm, tính toán so đo cái được cái mất ở trước mắt.
Họ chấp nhận mua bán thua lỗ để đổi lấy sự tin tưởng của khách hàng, sẵn sàng có những hành động trượng nghĩa để có thêm mối quan hệ rộng rãi, dám nhiều lần từ bỏ những cái lợi nhỏ trước mắt để giúp bản thân có được nhiều nguồn tài nguyên hơn về sau.
Lời bình
Người xưa nói: “Chịu thiệt là phúc”. Người dám chịu thiệt không chỉ can đảm mà họ còn cho thấy bản thân có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Chịu thiệt là cách nói hàm ý khác cho mức độ hy sinh và sự dám từ bỏ, việc này nhìn có vẻ chẳng phải việc tốt đẹp gì, nhưng sau những lần chịu thiệt chắc chắn bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ và cơ hội.
Đó là những nền tảng cơ bản mà chúng ta có thể biến chúng thành những món quà hay phần phúc đức to lớn trong tương lai.
Người dám chịu thiệt đều là những người trí tuệ hơn người và quan trọng là cuối cùng, họ không phải chịu bất cứ thiệt thòi nào.
Một số người luôn sợ bị thiệt ngược lại sẽ không ngừng bị trói buộc bởi những chuyện nhỏ nhặt và lợi ích cỏn con, khó có được thành công.
Triết lý ngược đời nhưng “cấm có sai” của tỷ phú Lý Gia Thành: 3 việc càng chi nhiều tiền thì càng kiếm được nhiều tiền!
Nhiều người thường nghĩ khi chi tiền ra là tiền đã mất, nhưng tỷ phú Lý Gia Thành – người đàn ông từng giàu nhất Châu Á lại nghĩ khác, theo ông có 3 lĩnh vực mà bạn càng chi tiêu nhiều cho chúng thì bạn sẽ càng kiếm được nhiều hơn.
Là một tỷ phú nổi tiếng của Châu Á và thế giới, nhưng trong đời sống thường nhật, Lý Gia Thành là người có lối sống tương đối giản dị. Ông được mọi người vô cùng kính trọng bởi phong cách sống và những triết lý nhân sinh hết sức hướng thiện của mình.
Lý Gia Thành từng nói: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất, làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành, sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào, bền bỉ là pháp bảo của giàu sang.”
1/ Đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính bản thân mình
Ông Lý Gia Thành cho rằng: Giáo dục chính mình luôn là một quyết định đúng đắn. Bất kể hoàn cảnh của bạn có khó khăn như thế nào, hãy tìm cách học những bài học mà bạn chưa từng biết đến, dễ dàng và rẻ tiền nhất là từ những thử thách bạn gặp phải trong hiện tại. Ngay cả khi bạn phải vay mượn tiền bạc để được học thì vẫn nên đầu tư.
Đầu tư cho việc học tập và giáo dục bản thân sẽ trau dồi thêm cho bạn nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề để có thể kiếm thêm nhiều thu nhập trong tương lai hoặc trả những khoản nợ trong quá khứ.
Không những thế, khi tạo cho mình điều kiện học tập và trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức, cũng chính là tạo cơ hội cho bản thân tiếp xúc với nhiều nền văn minh tiên tiến, khám phá được nhiều điều vô cùng bổ ích trong thế giới tri thức của nhân loại.
Điều này sẽ nâng tầm nhận thức của bạn, khiến bạn được nhiều người nể trọng hơn và đặc biệt, nó sẽ mang lại nguồn kinh nghiệm phong phú để bạn có thể làm được mọi việc trong cuộc sống dễ dàng hơn.
2/ Chi tiêu cho xã hội, cho cộng đồng
Ông Lý Gia Thành từng tâm sự:”Bất kể bạn đang ở trong tình cảnh khó khăn, bất hạnh như thế nào thì vẫn luôn luôn có người khổ hơn bạn”. Do đó hãy giúp họ trong khả năng mình có thể. Đóng góp cho xã hội và cộng đồng quanh bạn là một nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi con người cần hiểu rõ và chỉ khi bạn cho đi, bạn mới được nhận lại nhiều hơn.
Chúng ta hãy đừng quên câu “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, ” lá lành đùm lá rách” . Bạn có thể chỉ cho đi một số tiền nhỏ nhưng nó thực sự có giá trị lớn với người cần nó.
Đối với những người làm sếp, hãy nhớ đừng quên thưởng cho nhân viên khi công ty bạn đang ăn nên làm ra. Hoặc khi thấy nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống, hãy đừng ngần ngại giúp đỡ họ.
Có thể, chỉ một hành động nhỏ này thôi, chính là sự khích lệ tinh thần rất lớn cho nhân viên, thôi thúc họ cống hiến nhiệt thành hơn vì công ty của bạn.
Nếu bạn không có điều kiện để đóng góp về mặt tài chính, vậy hãy cho đi những gì bạn có thể. Hãy hoàn thành công việc của bạn một cách tốt nhất, hãy hòa đồng với ông chủ và đồng nghiệp, và hãy biết ơn với những gì bạn có – chính là công việc của bạn.
3/ Cho tiền cha mẹ mình
Việc rất nên làm là thường xuyên đưa tiền cho cha mẹ bạn dù cho tình hình tài chính của họ ra sao, luôn luôn đầu tư cho sức khỏe của cha mẹ. Những “khoản tiền hiếu thảo” này là cách thể hiện tình yêu, sự biết ơn và kình trọng đối với người có công ơn sinh thành dưỡng dục ra mình.
Khi bạn gặp khó khăn vấp ngã trong cuộc sống, có thể, cả thế giới sẽ quay lưng bỏ mặc bạn, nhưng cha mẹ không bao giờ bỏ rơi bạn. Nhiều gia đình sẵn sàng bán tất cả nhà cửa, ruộng vườn chỉ để có tiền nuôi con ăn học, vì vậy, đừng ngần ngại hoàn trả cho cha mẹ khi bạn đã có điều kiện, hoặc chí ít là có những đồng lương từ công việc của mình.
Nếu ngay cả với những bậc sinh thành của mình, bạn còn không đối xử tốt thì làm sao bạn có thể đối xử tốt với đồng nghiệp, mọi người xung quanh và khiến họ yêu quý để có thể giúp đỡ bạn khi sóng gió.
Những doanh nhân thành đạt nhất, những người giàu có nhất và luôn gặp may mắn trong kinh doanh là những người luôn yêu kính cha mẹ. Ngược lại, với những kẻ không hiếu kính luôn gặp những vấn đề trong giao tiếp, làm ăn, không thể thành công, không được người đời kính phục, nể nang… điều này là hoàn toàn có lý.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Lý Gia Thành – “Ông Chủ Của Những Ông Chủ” Trong Giới Kinh Doanh Hồng Kông
Trong văn hóa kinh doanh của người Hoa có một vị trí được cộng đồng doanh nhân xây dựng và tôn vinh, đó chính là “Ông chủ của những Ông chủ”. Khái niệm ông chủ một nhà hàng, ông chủ một nhà máy lớn, ông chủ của một tập đoàn kinh tế trong con mắt của người dân, người lao động bình thường họ đều là những nhân vật quan trọng. Hành động của họ, công việc kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ điều hành có ảnh hưởng đến cuộc sống của một nhóm người nhất định có cùng lợi ích kinh tế trong tổ chức đó.
“Ông chủ của những Ông chủ” là nhân vật mà hành động của họ ảnh hưởng đến vận mệnh của các tổ chức kinh tế mà các ông chủ đang điều hành. Đó phải là những nhân vật nắm trong tay những lĩnh vực kinh tế huyết mạch của cả vùng, thậm chí mang tầm quốc gia.Lý Gia Thành chính là “Ông chủ của những Ông chủ” trong giới kinh doanh Hồng Kông cũng như giới doanh nhân người Hoa trên toàn thế giới. Ông nắm trong tay 5% nền kinh tế Hong Kong, những ngành kinh tế huyết mạch như: bất động sản, ngân hàng, hải cảng, đội tàu biển ở Hong Kong và Trung Quốc. Những tài sản quan trọng trong cộng đồng Hoa Kiều tại Canada, Mỹ, Singapo, Thai Land, Malaysia…
Tư tưởng, triết lý kinh doanh và hành đồng của Lý Gia Thành ảnh hưởng đến định hướng và quyết định kinh tế của các ông chủ nhỏ trong cộng đồng doanh nhân Hoa Kiều. Tập sách của Anthony B. Chan sẽ giới thiệu rõ hơn, chi tiết hơn con đường dẫn đến thành công của nhân vật châu Á vô cùng nổi tiếng này.
Theo Trí Thức Trẻ/Trí Thức Trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Bài diễn thuyết gây tranh cãi của Tỷ phú Lý Gia Thành: Làm công là cách đầu tư ngu ngốc nhất
- Câu chuyện tài xế riêng của “Bố già Hồng Kông” Lý Gia Thành và bài học quý giá đi theo người thành công: 6 tỷ tôi có thừa
- 10 lời khuyên Lý Gia Thành răn dạy con trai để “biến sỏi đá thành vàng”: Ai muốn thành công cũng có thể áp dụng được