Tuổi thơ nghèo khó đã giúp tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều tự tin mình có thể vượt mọi thử thách trong cuộc sống, đặc biệt là thời gian mới sang Mỹ định cư.
Năm 2015, tỷ phú Hoàng Kiều được mọi người chú ý khi trở thành người giàu nhanh nhất trong top những tỷ phú mới nổi của Mỹ và giàu hơn tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Năm 2017, ông nằm trong top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới theo công bố của Tạp chí Forbes cùng với tài sản 3 tỷ USD.
Sau khi sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông đã rời Việt Nam qua sinh sống tại Mỹ. Nhờ có vốn tiếng Anh tốt và các mối quan hệ, ông đã kiếm được một công việc trong phòng thí nghiệm của công ty Abbott với mức thù lao 1,25 USD/giờ. Hoàng Kiều sinh năm 1944 trong một gia đình có truyền thống nho giáo ở Bích Khê, Quảng Trị. 5 tuổi, Hoàng Kiều phải chuyển vào Sài Gòn sống cùng người chú Hoàng Thi, một nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam thời bấy giờ.
Với đầu óc kinh doanh tài giỏi, Hoàng Kiều quyết định tự lập công ty riêng. Đến năm 1985, ông đã có 11 trung tâm huyết tương trên khắp nước Mỹ. Vài năm sau nữa, Hoàng Kiều mở rộng ra toàn cầu, cuối cùng tiến sâu vào thị trường Trung Quốc. Sau vài năm làm tại Abbot, ông được thăng chức, sau đó trở thành giám đốc phụ trách kiểm tra các mẫu huyết tương.
Dù đến nay, Hoàng Kiều không nằm trong danh sách tỷ phú USD của thế giới nữa nhưng ông cũng thành công khi xây dựng được công ty rượu vang Kiều Hoàng Winery nổi tiếng California.
Vị tỷ phú gốc Việt khẳng định ông chưa bao giờ chú ý tới danh hiệu tỷ phú. “Đừng bao giờ khoe tiền hay cổ phiếu. Hôm nay anh là tỷ phú, nhưng có thể ngày mai anh chẳng còn gì”, ông bình luận.
Trong một lần chia sẻ với báo chí, Hoàng Kiều từng chia sẻ có 80 cô gái đi qua cuộc đời ông. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là mối tình ồn ào với nữ hoàng nội y Ngọc Trinh.
Đường làm giàu của tỷ phú Hoàng Kiều
Tuổi thơ nghèo khó đã giúp tỷ phú gốc Việt tự tin mình có thể vượt mọi thử thách trong cuộc sống, đặc biệt là thời gian mới sang Mỹ định cư.
Theo Forbes, nhờ thành công với 2 công ty sản xuất huyết tương, RAAS và Shanghai RAAS, tỷ phú gốc Việt 71 tuổi lần đầu lọt danh sách 400 tỷ phú giàu nhất Mỹ năm 2015, đứng thứ 149 với tài sản 3,8 tỷ USD. Phần lớn tài sản của ông đến từ Shanghai RAAS, hiện niêm yết tại Trung Quốc.
Ông thành lập công ty này năm 1992, hợp tác với Trung tâm Huyết học Thượng Hải (Shanghai Blood Center). Với doanh thu 214 triệu USD và vốn hóa 17,7 tỷ USD, công ty này xếp thứ 20 trong danh sách Công ty Sáng tạo nhất thế giới và được chọn vào danh sách 200 Doanh nghiệp doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm nay.
Ông Hoàng Kiều hiện sở hữu 37% công ty này, và tài sản của ông cũng tăng gấp 3 trong năm qua, nhờ cổ phiếu hãng này tăng vọt. Phần tài sản còn lại của tỷ phú đến từ hãng sản xuất huyết tương Rare Antibody Antigen Supply (RAAS), do ông thành lập năm 1985 và hãng rượu mới ra mắt năm ngoái.
Ông Hoàng Kiều sinh năm 1944 tại một ngôi làng ở Bích Khê, Quảng Trị. Tuổi thơ của ông là chuỗi ngày cơ cực, nghèo khó. “Cuộc sống khi ấy khó khăn lắm”, ông nhớ lại. Năm 5 tuổi, ông chuyển tới Sài Gòn để sống cùng người chú – Hoàng Thi Thơ, một nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam.
Lúc đó, cuộc sống mới dễ thở hơn một chút. Người chú đã giúp Hoàng Kiều học tới đại học với chuyên ngành khoa học. Những khó khăn liên tiếp đã giúp ông tự tin rằng mình có thể vượt mọi thử thách, đặc biệt khi ông xây nhà máy cho Shanghai RAAS sau này mà chẳng có trong tay thiết bị nào.
Năm 1975, ông cùng cả gia đình rời Việt Nam sang Los Angeles, Mỹ. Cuộc sống ban đầu cũng không hề dễ dàng. Khi được một nhân viên Abbott Laboratories phỏng vấn, Hoàng Kiều nhận ra ông chẳng có các kỹ năng cần thiết cho công việc.
Tuy nhiên, ông vẫn rất tự tin cho biết: “Với trí tuệ của mình, tôi có thể học được”. Sau đó, ông được nhận công việc với mức lương 1,25 USD một giờ, vào đúng ngày sinh nhật. Hoàng Kiều bắt đầu làm việc 2 ngày sau đó, di chuyển bằng chiếc xe máy 50cc được hỗ trợ.
Vài năm sau, Hoàng Kiều dần được thăng chức trong Abbott. Sau 6 tháng, ông đã được lên vị trí giám sát và rồi lên quản lý. Cuối cùng, ông trở thành giám đốc phụ trách kiểm tra các mẫu huyết tương.
“Tôi rất tự hào nói rằng mình đã lấy được chứng nhận đầu tiên của Cơ quan Thực phẩm – Dược phẩm Mỹ (FDA) về phòng thí nghiệm huyết tương đạt chuẩn”, ông nói. Sau đó, ông bắt đầu nghiên cứu về viêm gan B.
Đến cuối thập niên 80, Hoàng Kiều bắt đầu nghĩ đến các bước tiếp theo. Lời khuyên tốt nhất ông nhận được là: “Đừng bán kiến thức của mình với giá rẻ mạt”. Với kinh nghiệm thử huyết tương, ông quyết định tự lập công ty – Rare Antibody Antigen Supply (RAAS) và bắt đầu mua các trung tâm khác. Đến năm 1985, ông đã có 11 trung tâm huyết tương trên khắp nước Mỹ.
Vài năm sau nữa, ông mở rộng ra toàn cầu, và cuối cùng chọn Trung Quốc. Thời điểm đó, Hoàng Kiều cho biết rất ít lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tập trung vào thị trường này. “Khi đó, ai nghĩ đến Trung Quốc chứ? Chỉ có tôi mà thôi”, ông nói.
Và ông đã chọn thời điểm rất chính xác. Năm 1987, viêm gan A bùng phát tại đây, khiến 300.000 người mắc bệnh. “Tôi đã nói với họ là tôi có thể giúp”, ông nhớ lại. Khi đó, không công ty nước ngoài nào được phép sở hữu 50% một doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hoàng Kiều đã hợp tác với Trung tâm Huyết học Thượng Hải, mở Shanghai RAAS, bắt đầu bán AlbuRAAS – loại thuốc chứa albumin – protein chính tạo nên huyết tương, và các loại thuốc từ huyết tương khác. Ngày nay, nhu cầu các sản phẩm của ông nhiều đến nỗi Shanghai RAAS còn chẳng đủ cung cấp cho một tỉnh của Trung Quốc.
Trong khi đó, tại Mỹ, Hoàng Kiều cũng lấn sân sang lĩnh vực mới – sản xuất rượu. Ông đã mua lại hãng rượu Michael Mondavi Family tháng 6/2014 và khánh thành tháng 11. Ông còn mời nữ diễn viên Trung Quốc – Lý Băng Băng làm gương mặt đại diện.
Hoàng Kiều cho biết hãng rượu và công ty huyết tương có mối quan hệ với nhau. Các quy trình như lọc, điều chỉnh độ pH hay lên men cũng tương tự. Ông cũng rất hào hứng khi nói về các tác dụng của rượu lên sức khỏe.
“Tôi đang cố tạo ra cái mà chúng tôi gọi là rượu lành mạnh”, ông nói. Hãng này chủ yếu phục vụ thị trường Trung Quốc và đang khá thành công.
Tỷ phú cũng rất tích cực làm từ thiện. Giữa năm ngoái, trong sự kiện đấu giá rượu vang Auction Napa Valley, ông đã lập kỷ lục khi đóng góp 1 triệu USD. Từ năm 2006, tỷ phú cũng thường xuyên quay lại Việt Nam, kết hợp với Hội Chữ thập đỏ để xây 5.000 căn nhà tại đây. “Tôi muốn thể hiện sự biết ơn và báo đáp”, ông cho biết. Hoàng Kiều đã cam kết góp 20% tài sản làm từ thiện.
Ông cũng không quá quan tâm đến danh hiệu tỷ phú của mình. “Đừng nói về cổ phiếu, hay tiền tỷ gì cả. Hôm nay anh có thể là tỷ phú, nhưng ngày mai lại có thể không”, ông nói.
Ông Hoàng Kiều không còn là tỷ phú
Sau nhiều năm liên tiếp góp mặt trong danh sách của Forbes, doanh nhân gốc Việt hiện không còn sở hữu tài sản tỷ USD.
Trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 của Forbes, sau nhiều năm liên tục góp mặt, năm 2019, doanh nhân gốc Việt – Hoàng Kiều đã rời danh sách này.
Trong một bài phỏng vấn trên Forbes năm 2015, Hoàng Kiều cho biết không quá quan tâm đến danh hiệu tỷ phú của mình. “Đừng nói về cổ phiếu, hay tiền tỷ gì cả. Hôm nay anh có thể là tỷ phú, nhưng ngày mai lại có thể không”, ông nói.
Theo Vnexpress
Xem thêm bài liên quan
- Chân dung tỷ phú Mai Vũ Minh được Forbes và Bloomberg vinh danh: “Iron man” người Việt, luôn xuất hiện trong các cuộc họp quốc tế quan trọng
- Toàn cảnh giới Tỷ phú năm 2022: 1.400 tỷ USD bị “bay màu”, một năm kinh tế buồn!
- Tài sản 7 tỷ phú giàu nhất Việt Nam thay đổi thế nào trong năm 2022: Bốc hơi “vỏn vẻn” chỉ trăm nghìn tỷ