Ông chủ Tesla Elon Musk sẽ phải hầu tòa vào ngày 17/1 vì cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán sau khi một thẩm phán liên bang bác bỏ yêu cầu chuyển vụ án ra khỏi California.
Vụ việc bắt đầu từ tháng 8/2018 khi ông Elon Musk, Tổng giám đốc điều hành của hãng xe điện Tesla (Mỹ), đăng trên mạng xã hội Twitter rằng ông có đủ tiền để tư nhân hóa Tesla, khiến giá cổ phiếu của công ty sụt giảm mạnh.

Ông Musk đã nhanh chóng bị các cổ đông kiện vì cáo buộc họ đã thiệt hại hàng tỷ USD do bài đăng trên Twitter của ông Musk khẳng định rằng ông có nguồn tài chính đảm bảo để tư nhân hóa công ty xe điện của mình.
Theo người phát ngôn của tòa án, Thẩm phán Edward Chen ngày 13/1 đã từ chối chuyển thủ tục tố tụng sang bang Texas, bang miền Nam nước Mỹ nơi ông Musk đã chuyển trụ sở của Tesla đến đó. Việc lựa chọn bồi thẩm đoàn dự kiến bắt đầu vào ngày 17/1 tới.
Các luật sư bào chữa đã lập luận rằng tỷ phú sẽ không được xét xử công bằng ở bang San Francisco, nơi ông đã mua lại Twitter vào cuối tháng 10/2022 và bị chỉ trích rộng rãi vì các quyết định của mình kể từ khi tiếp quản công ty truyền thông xã hội này.
Sau khi tiếp quản Twitter, ông Musk đã sa thải hơn một nửa trong số 7.500 nhân viên, hầu hết ở San Francisco, đồng thời thay đổi hoàn toàn chính sách kiểm duyệt nội dung của Twitter.
Các luật sư của vị CEO lập luận rằng, trong vài tháng qua, các phương tiện truyền thông địa phương đã tràn ngập những câu chuyện tiêu cực và thiên vị về ông Musk, những câu chuyện mà có thể tạo ra những thành kiến mang tính định kiến cao trong nhóm bồi thẩm đoàn.

Các phương tiện truyền thông địa phương, khác với cách họ thường đưa tin về những câu chuyện này, đã đổ lỗi cho ông Musk về việc cắt giảm nhân sự và thậm chí cáo buộc ông ấy vi phạm luật.
Theo Bloomberg, Thẩm phán Edward Chen bày tỏ sự tin tưởng tại phiên điều trần rằng các bồi thẩm đoàn công bằng có thể được chọn.
Trước đó, bài đăng trên Twitter của ông Musk vào năm 2018 đã thu hút sự chú ý của các nhà chức trách. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Mỹ – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) – đã yêu cầu ông Musk từ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tesla và nộp phạt 20 triệu USD.
Elon Musk có thể vĩnh viễn mất danh hiệu người giàu nhất thế giới
Theo Bloomberg, tỷ phú Elon Musk có thể sẽ không bao giờ lấy lại được ngôi vị người giàu nhất thế giới. Nhận định này không chỉ đơn thuần xuất phát từ việc tài sản của người đứng đầu Tesla “bốc hơi” 200 tỷ USD hay ông đã tiêu tốn quá nhiều thời gian cho Twitter.

Thờ ơ với Tesla
Nguồn cơn được cho là bắt đầu từ những khoản thưởng cổ phiếu của Tesla dành cho nhà sáng lập. Liên tiếp những khoản thưởng vào năm 2009 và 2012 làm tài sản của Elon Musk không ngừng tăng tiến.
Đặc biệt, khoản thưởng cổ phiếu khổng lồ năm 2018 đã giúp Elon Musk trở thành người đàn ông giàu nhất hành tinh vào cuối năm 2020.

Elon Musk nhận được khoản thưởng khổng lồ này vì ông đã “chèo lái” Tesla chạm mốc giá trị vốn hóa 650 tỷ USD, ngang hàng với những tập đoàn công nghệ lớn như Amazon, Alphabet hay Microsoft vào năm 2018.
Ngoài ra, khoản cổ phiếu thưởng hậu hĩnh này như một sự cam kết trong việc Elon Musk phải tập trung phát triển và điều hành Tesla.
Cuối năm 2020, cổ phiếu Tesla được đưa vào nhóm S&P 500. Điều này đã đẩy giá cổ phiếu hãng xe tăng cao và giúp Elon Musk kiếm về bộn tiền.
Khoản thưởng năm 2018 có vẻ chưa đủ để khiến Elon Musk tập trung vào Tesla. Tôi rất muốn biết vai trò cụ thể của ông ấy tại công ty xe điện là gì? Điều này đang khá mơ hồ trong thời điểm hiện nay
Thương vụ sai lầm
Kể từ phiên giao dịch ngày 1/12/2022, giá cổ phiếu Tesla đã giảm 39%, mức giảm nhiều hơn gấp 5 lần so với đà đi xuống của Nasdaq 100. Nguyên nhân chính của việc này xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt của hàng loạt thương hiệu xe điện mới cũng như sự sa sút của chính Tesla.
Qua kết quả trên, Elon Musk, người đã dùng cổ phiếu Tesla để đầu tư, đã mất ngôi vị người giàu nhất thế giới khi tài sản bị sụt giảm lên đến hơn 210 tỷ USD từ mức đỉnh.

Theo giáo sư Stephen Diamond của trường ĐH Santa Clara, điều mà các cổ đông không ngờ tới là Elon Musk dùng hơn 40 tỷ USD để mua một công ty không có lợi nhuận.
Công ty Fidelity Investment nhận định giá trị thực của Twitter còn chưa bằng một nửa so với số tiền mà Elon Musk bỏ ra. Doanh thu quảng cáo của trang mạng xã hội này suy giảm khi các doanh nghiệp lo ngại những động thái bốc đồng của nhà sáng lập Tesla có thể ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.
Ngoài ra, việc nền kinh tế có những biến chuyển tiêu cực khiến nhiều doanh nghiệp phải thắt chặt ngân sách marketing, hạn chế quảng cáo trên Twitter.
Điều này đồng nghĩa với việc 79% cổ phần mà Elon Musk nắm giữ, tương đương với số tiền 22 tỷ USD tại thời điểm Elon Musk mua lại Twitter, hiện chỉ còn giá trị 11,6 tỷ USD.
Hiện Elon Musk vẫn còn hy vọng với hàng loạt dự án tiềm năng như SpaceX và Starlink. Nhiều dự đoán cho thấy có thể vị tỷ phú này sẽ cho phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với SpaceX trong năm 2023, sớm hơn nhiều so với kế hoạch mà Elon Musk đề ra.
Đối với Twitter, trang mạng xã hội này vẫn chưa thể tìm được một vị CEO đúng ý Elon Musk và tương lai phát triển của công ty vẫn là một dấu hỏi lớn.
Thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
– Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
– Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Theo Bnews, Zingnews