Trong bối cảnh kinh doanh không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp Việt quyết định cắt giảm hoàn toàn khoản chi phúc lợi ngày 8/3 của chị em nhân viên nữ, trong khi số khác chọn mua những phần quà tiết kiệm hơn.
Chia sẻ với Zing, chị Như Ngọc, nhân viên phòng nhân sự tại một công ty dệt may ở TP.HCM, cho biết dịp lễ 8/3 năm nay tiếp tục trầm lắng. Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, tình hình đơn hàng biến động liên tục khiến doanh nghiệp phải chủ động tiết giảm các khoản chi.
“Các năm trước, chúng tôi được giao ngân sách mua hoa tặng nhân viên nữ và tổ chức tiệc nhẹ vào chiều 8/3, tổng cộng trung bình khoảng 500.000 đồng/người. Còn hiện tại, trừ dịp Tết Nguyên đán có thưởng tiền mặt, các ngày lễ khác đều không có hoạt động gì. Một số quản lý chủ động mời phòng, ban đi ăn uống riêng để bù đắp”, chị Như Ngọc cho hay.
Trong khi đó, một nhà máy gia công hàng thể thao cũng đã chuẩn bị quà tặng 8/3 cho các nữ nhân viên nhưng với chi phí giảm khoảng một nửa so với năm ngoái. Do ngân sách thấp hơn, doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm thiết thực như khẩu trang, sữa rửa mặt…
Xu hướng này khiến các cửa hàng hoa tươi có phần thất thu hơn các năm trước. Chị Nga, chủ một cửa hàng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết các khách hàng doanh nghiệp thân quen nay chỉ đặt hoa tặng nhân viên theo dạng bông thay vì bó như mọi năm, tương đương mức chi khoảng 20.000-50.000 đồng/người.

Đại diện chuỗi cửa hàng hoa Happy Flower ở TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ cũng xác nhận các doanh nghiệp lớn đã giảm bớt ngân sách mua hoa tặng nhân viên. “Năm ngoái mức chi trung bình khoảng 500.000 đồng, nay chỉ rơi vào khoảng 300.000 đồng”, người này cho biết.
Riêng cửa hàng hoa tươi Qualá (quận 1, TP.HCM) đến nay chỉ mới nhận được 2 đơn hàng từ khách doanh nghiệp quen thuộc cho dịp lễ 8/3 này. Những đơn hàng này chủ yếu để doanh nghiệp tặng khách hàng chứ không phải nhân viên.
“Con số này rất ít so với mọi năm, nhưng bù lại khách đặt số lượng lớn, như hiện tại chúng tôi đang thực hiện một đơn hàng 50 giỏ hoa tươi kết hợp trái cây”, anh Đào Đức Thành – chủ cửa hàng – cho biết.
Trong lúc này, các hình thức quà tặng khác dường như được quan tâm hơn. Một số cá nhân bán bánh kem, giỏ trái cây nhỏ lẻ đã ngừng nhận đơn hàng 8/3 từ cuối tuần trước.
Còn anh Thanh Sơn – đại diện tiệm bánh kem Hạnh Phúc Bakery (Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết lượng đơn doanh nghiệp đặt tặng nhân viên năm nay tăng cao rõ rệt, có đơn lên đến gần 30 triệu đồng với set 100 bánh kem.


Chị Thu Huyền, một người kinh doanh nhụy hoa nghệ tây ở TP.HCM, cũng cho hay trong hệ thống phân phối đang ghi nhận nhiều đơn hàng doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, mua tặng đối tác, khách VIP và nhân viên.
Theo chị, có những doanh nghiệp đặt 300-400 phần quà tặng nhân viên, với giá 500.000-700.000 đồng/phần quà là nhụy hoa nghệ tây dạng sợi hoặc ngâm mật ong.
Ngân sách cao hơn có thêm những món đắt tiền khác như đông trùng hạ thảo. Các hộp quà tặng cũng được trang trí thêm hoa, sen đá… để trông bắt mắt.
“Cao nhất là những phần quà có giá trị lên đến khoảng 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ đặt dưới 10 phần để tặng riêng cho một số khách VIP”, chị Huyền chia sẻ.
Những câu nói truyền cảm hứng của các nữ doanh nhân Việt hàng đầu: Những bông hồng thép trên thương trường Việt
Chúng tôi xin được tổng hợp lại những câu nói truyền cảm hứng của các nữ doanh nhân hàng đầu tại Việt Nam, qua đó tiếp thêm động lực cho các chị em phấn đấu theo đuổi ước mơ và sự nghiệp riêng.
1. Bà Mai Kiều Liên – “Nữ tướng” ngành sữa Việt Nam

Nếu mình làm đúng thì cứ tiến về phía trước. Không cần đi nhanh, có thể đi chậm, từng bước một. Những người có ý chí, kiến thức, có đam mê thì nhất định sẽ thành công.
Doanh nhân Mai Kiều Liên sinh năm 1953 tại thành phố Paris, nước Pháp. Bà tốt nghiệp bằng kỹ sư công nghệ chế biến tại một trường đại học ở Moscow, Liên Xô. Hiện bà đang giữ chức vụ CEO tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) – một trong những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất Việt Nam.
Bà cũng là nữ doanh nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII.
“Nữ tướng” ngành sữa đã chèo lái đưa thương hiệu sữa hơn 40 tuổi của Việt Nam tới hơn 40 nước trên thế giới và tiến tới mục tiêu lọt top 50 công ty sữa lớn toàn cầu. Bà là người xây dựng, quản trị và điều hành thương hiệu sữa lớn nhất Việt Nam với những chiến lược thông minh, mang tính bước ngoặt như đầu tư vùng nguyên liệu từ sớm, tiến hành trái cấu trúc công ty, niêm yết VNM trên TTCK,…
– “Tôi rất khâm phục các chị em tự xây dựng doanh nghiệp. Ngoài ý tưởng, học cần có người hỗ trợ và rất nhiều thứ. Nếu mình làm đúng thì cứ tiến về phía trước. Không cần đi nhanh, có thể đi chậm, từng bước một. Những người có ý chí, kiến thức,đam mê thì nhất định sẽ thành công”
-“Làm sao cho mọi người cảm thấy 5 giờ chiều thích về nhà. Và 8 giờ sáng thích lên công ty. Đó là một công ty thành công”.
– “Không có người giúp việc với riêng hoàn cảnh gia đình tôi là do tôi không muốn có. Vì tôi không muốn con cái ỷ lại,có ý định sai khiến, làm phiền người khác. Vợ chồng tôi sẽ cùng con cái tìm cách phân chia, giải quyết”.
2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Nữ tỷ phú tự thân đầu tiên và duy nhất của Việt Nam

Tôi luôn tâm niệm hãy cho đi và đừng suy nghĩ mình sẽ nhận được gì. Sự bao dung, nhân văn và dịu dàng của phụ nữ sẽ mang đến thành công trong công việc của họ.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng. Trong một bảng xếp hạng của tạp chí Forbes hồi cuối năm 2017 vinh danh những nữ doanh nhân nổi bật toàn cầu, bà Nguyễn Thị Phương Thảo lọt top 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Người phụ nữ nhỏ bé ấy trở thành một hiện tượng trong ngành hàng không thế giới, phổ cập dịch vụ hàng không trong nước với hãng hàng không có hơn 5 năm bay thương mại, chiếm hơn 40% thị phần.
– “Xung quanh bạn lại còn tính đố kỵ cố hữu của con người. Vậy thì hãy mỉm cười đi qua những bão giông dư luận trái chiều. Tiếp theo, hãy yêu quý công ty của mình. Và nuôi dưỡng như con đẻ của mình. Vì không ai yêu quý nó hơn bạn. Hãy coi nhân viên như người thân, bởi hai phần ba cuộc sống của bạn chia sẻ cùng họ. Hãy mang đến cho họ sự công bằng. Khả năng thăng tiến và hạnh phúc trong công việc.
– “Tôi luôn quan niệm hay cho đi và đừng suy nghĩ mình sẽ nhận lại được gì. Sự bao dung, nhân văn và dịu dàng của phụ nữ sẽ mang đến thành công. Chính vì thế tôi làm việc rất tích cực. Làm việc chăm chỉ như thói quen của mình trong 30 năm qua. Vì cộng đồng lên đến 20.000 nhân viên của mình”.
– “Tại công ty của mình tôi hay nói rằng. Ở đây không có phái yếu, chỉ có phái mạnh và phái cực mạnh thôi. Nhưng khi trở về nhà, chúng ta vẫn là người phụ nữ. Phải quán xuyến việc nhà rồi việc ăn uống sao cho tươm tất. Phải làm sao hài hòa được những mong muốn của mẹ chồng,họ hàng. Và các nghĩa vụ giữ văn hóa, nếp ăn ở, rồi đến quà cáp, rồi phải nhớ các ngày lễ lạt”.
3. Bà Thái Hương – Tổng giám đốc BacABank, nhà sáng lập – CTHĐQT Tập đoàn TH

Phụ nữ kinh doanh cũng có lợi thế riêng, vì mình biết rõ gia đình mình cần gì, con cái mình cần gì. Mình đầu tư, hết lòng cho sản phẩm ấy như chăm sóc những đưa con của mình, thì sản phẩm ấy sẽ có được chỗ đứng.
Bà Thái Hương sinh năm 1958 tại Nghệ An, là phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, là người sáng lập tập đoàn TH. Năm 2014, bà Thái Hương được Forbes xếp vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
– “Tư duy của tôi là: mình không giỏi về sữa thì hãy tìm một người nào đó giỏi nhất thế giới để họ tư vấn cho mình”.
– “Làm kẻ chiến thắng không khó, giữ được sự cao quý trong thành công mới là hoàn hảo”.
– “Khi người phụ nữ đứng trên cương vị là doanh nhân. Thì phải làm hai nhiệm vụ rất nặng nề là nhiệm vụ gia đình và sự nghiệp. Phụ nữ kinh doanh cũng có lợi thế riêng. Vì mình biết rõ gia đình mình cần gì, con cái cần gì. Mình đầu tư, hết lòng cho sản phẩm. Giống như đứa con của mình, thì sản phẩm ấy sẽ có chỗ đứng”.
4. Bà Cao Thị Ngọc Dung – Nữ tướng đứng sau đế chế PNJ

Ngay cả những lúc tình hình căng thẳng, tôi vẫn bình thản. Bởi có khó thì cũng khó rồi, cứ chấp nhận và tìm hướng đi trong khó khăn, chứ than thở, lo lắng cũng không giải quyết được gì, lại mất đi sự sáng suốt.
Bà Cao Thị Ngọc Dung sinh năm 1957 tại Quảng Ngãi. Bà từng được mệnh danh là “người đàn bà thép”, hai lần đối diện bệnh ung thư, rồi những biến cố đến với Đông Á Bank, PNJ. Bà Dung đã bản lĩnh dẫn dắt PNJ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ trang sức và thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
5. Bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng giám đốc IPP Group

Cuộc sống là một bài học học cả đời, chúng ta luôn luôn phải học hỏi không ngừng.
Bà Thủy Tiên được biết đến là mẹ chồng của nữ diễn viên Tăng Thanh Hà. Hiện bà nắm giữ 59% cổ phần IPPGroup, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng hiệu quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nhà bà Thủy Tiên phân phối rất nhiều thương hiệu chuỗi nhà hàng ăn nhanh như: Burger King, Dunkin Donuts.. và thương hiệu hạng sang như: Burberry, Ferragamo, Versace Rolex,… với doanh thu tới ngưỡng 1 tỷ USD.
Theo Zingnews, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Công bố Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022: Hòa Phát giành ngôi của VinGroup
- Việt Nam: Gần 120.000 doanh nghiệp “bay màu” khỏi thị trường trong năm 2021
- Sếp lớn FPT Hoàng Nam Tiến chia sẻ: Sếp nào cũng nói tài sản quý nhất là con người, nhưng hễ gặp khó khăn lại cho bớt ‘tài sản’ ấy ra đường