“Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu. Nhưng ngày nay, những người đứng đầu của các trường đại học tốt nhất là nhân viên của tôi”, câu nói của tỷ phú Bill Gates đã trở thành huyền thoại.
Từng tuyên bố sẽ trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi. Thực tế, năm 31 tuổi Bill Gates đã là tỷ phú.
Nhắc tới Bill Gates, mọi người thường nhớ đến đây là một nhà thiện nguyện, một tỷ phú đã bỏ đại học giữa chừng, tự đứng ra kinh doanh thành lập công ty công nghệ nổi tiếng toàn cầu và nắm trong tay tỷ đô ở tuổi 31.
Đặc biệt chuyện học hành của nhà sáng lập Microsoft luôn được sinh viên đem ra bàn tán mỗi khi ai đó thăm hỏi tình hình học tập. Thậm chí ông còn là hình mẫu cho nhiều phụ huynh có lối suy nghĩ học giỏi chưa chắc đã thành công, không khéo nó học hành bê tha nhưng ra đời kiếm tiền hơn cả á khoa, thủ khoa.
Việc Bill Gates bỏ học là sự thật, nhưng mà đó là trường Đại học Harvard, nơi luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng thế giới. Để có thể bỏ học như Bill Gates, mọi người phải đậu vào trường đi rồi hãy tính sang chuỵện nghỉ học.
Bên cạnh đó sức học của ông cũng không phải dạng tầm thường, Bill Gates tốt nghiệp trường Lakeside vào năm 1973 với số điểm thi SAT( kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số trường đại học ở Hoa Kỳ) là 1590/1600.
Khi còn học tiểu học, người ta thường kể lại rằng Bill Gates đã đọc nát như tương từ A-Z một bộ bách khoa toàn thư khi chưa đầy 10 tuổi. Ở độ tuổi 11, Gates đã có thể thuộc nhiều chương của cuốn kinh thánh Gospel. Thậm chí ông còn tự tay lập trình trên chiếc máy tính General Electric với trò chơi Tic-tac-toe, cho phép người chơi với máy tính.
Sau khi nhà trường biết được khả năng lập trình của Bill Gates, các thầy cô đã nhờ ông xây dựng một chương trình sắp xếp lịch học cho các học sinh trong lớp. Tuy nhiên Gates đã rất láu cá và chỉnh lại các đoạn code. Kết quả lớp của Bill Gates có một tỉ lệ học sinh nữ cao nhất trường.
Sau khi nhận ra trí thông minh nổi trội so với đám bạn cùng tuổi, cha mẹ của Bill Gates đã gửi ông đến Lakeside, một ngôi trường tư thục nổi tiếng ở Seattle, và cũng tại nơi đây ông đã gặp được người cùng chí hướng Paul Allen – đồng sáng lập Microsoft.
Chính cơ hội được làm quen máy tính từ nhỏ là nền tảng vững chắc giúp cho Bill Gates trở thành tỷ phú trong làng công nghệ thế giới.
Với cơ duyên gặp Paul Allen, năm 1970, hai người đã cá kiếm được 20.000 USD hợp tác phát triển chương trình giám sát giao thông Traf-o-Data. Thậm chí cả hai người còn định mở công ty riêng nhưng bố mẹ Gates muốn con trai hoàn thành chương trình phổ thông và hy vọng ông trở thành luật sư.
Tuy nhiên sau khi nhập học Đại học Harvard vào mùa thu năm 1973 thì sau hai năm ông đã bỏ học trong nỗi tiếc nuối của nhiều người. Thực tế ngay từ năm nhất ĐH, Bill Gates chủ yếu dành thời gian ở phòng máy tính thay vì trên giảng đường,
Đến năm 1974, Allen cũng bỏ học trường Đại học Washington và đến hợp tác cùng Gates hoàn thành ngôn ngữ lập trình Basic và bán bản quyền cho Công ty MITS. Sau đó cả hai người đều gia nhập công ty MITS.
Vào năm 1975, chứng kiến sự ra đời của máy MITS Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080, lúc này Gates và Allen nhận ra đây là cơ hội cho họ sáng lập ra một công ty về phần mềm máy tính. Và từ đó công ty Microsoft được thành lập, trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới.
Tuy sở hữu rất nhiều tiền nhưng Bill Gates vẫn tiếc nuối khi chỉ biết mỗi tiếng Anh
Năm 1980, nhờ may mắn hợp tác với (IBM) để viết trình thông dịch BASIC cho máy tính cá nhân. Gates và Allen đã tạo ra hệ điều hành phổ biến và công ty đã giới thiệu một môi trường hoạt động có tên Windows vào ngày 20 tháng 11 năm 1985. Trong những năm tiếp theo, Windows đã thống trị thị trường máy tính cá nhân trên thế giới, chiếm hơn 90% thị phần.
Năm 1987, Bill Gates trở thành tỷ phú khi cổ phiếu đạt 90,75 đô la một cổ phiếu. Kể từ đó, Gates đã đứng đầu, hoặc ít nhất là gần đầu, trong danh sách hàng năm 400 người giàu nhất nước Mỹ theo tạp chí Forbes.
Vào tháng 1 năm 2000, Gates thôi giữ chức Giám đốc điều hành của Microsoft mặc dù ông vẫn giữ vị trí chủ tịch. Trong vài năm tiếp theo, ông dần chuyển giao nhiệm vụ của mình cho những người khác tại Microsoft và bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động từ thiện. Ông thôi giữ chức Chủ tịch Microsoft vào tháng 2 năm 2014 và hiện đang làm cố vấn công nghệ để hỗ trợ CEO Satya Nadella.
Với thành công hiện tại, một câu nói của Bill Gates được mọi người lan truyền trở thành huyền thoại đó là: “Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu. Nhưng ngày nay, những người đứng đầu của các trường đại học tốt nhất là nhân viên của tôi”.
Tuy có sự nghiệp lẫy lừng sau khi bỏ học, nhưng theo Bill Gates thì:“Một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công”.
Dù chưa bao giờ tốt nghiệp, năm 2007 ông vẫn được Đại học Harvard cấp bằng danh dự. Phát biểu trong một buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên, Gates từng chia sẻ: “Tôi là một tấm gương xấu. Đó là lý do vì sao tôi được mời đến đây. Nếu tôi chia sẻ trong buổi định hướng khi các bạn mới vào trường, chắc một số bạn sẽ không ngồi đây”.
Thế mới biết để trở thành một tỷ phú “bỏ học” như Bill Gates, nhà sáng lập FacebookMark Zuckerberg,… các sinh viên phải có ý chí, sự sáng tạo cùng một bộ óc hơn người, chứ không đơn thuần chỉ có đam mê rồi cứ nghỉ học là sẽ xây dựng được đế chế tầm cỡ như họ.
Bill Gates: ‘Đừng ai bỏ học như tôi’
Giống như Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Oprah Winfrey, Bill Gates là tỷ phú từng bỏ học . Ông trở thành hình mẫu của rất nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi vào giáo dục. Những người này cho rằng, nếu các tỷ phú đều không cần bằng đại học thì bằng cấp với họ cũng là điều không cần thiết.
Nhà văn Mark Twain từng nói: “Tôi không bao giờ để môi trường sư phạm ngăn cản việc học của mình”. Câu nói này có vẻ đúng với trường hợp của khá nhiều người thành công, cho rằng môi trường sư phạm không phù hợp với họ để rồi quyết định dấn thân lập nghiệp trước khi kiếm được “mảnh bằng” đại học như bao người khác.
Tuy nhiên, trong một bài chia sẻ của mình, tỷ phú Gates cho thấy quan điểm hoàn toàn ngược lại. Ông nói rằng mọi người thật sự cần một tấm bằng đại học.
“Mặc dù tôi đã bỏ học và may mắn thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm nhưng một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công”.
“Các học sinh tốt nghiệp đại học có khả năng tìm được một công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn và thậm chí nhiều bằng chứng cho thấy họ sống cuộc sống lành mạnh hơn so với những người không có bằng đại học.
Những người này cũng có thể mang những kỹ năng và kiến thức học được để áp dụng vào công việc, giúp tăng năng suất làm việc của lực lượng lao động Mỹ, từ đó đẩy nền kinh tế phát triển và có tính cạnh tranh”.
Bill Gates nói thêm: “Thật tồi tệ khi chúng ta ngày càng có ít sinh viên tốt nghiệp”.
Trước đó, Cheryl Hyman – hiệu trưởng đại học City Colleges tại Chicago cũng chia sẻ rằng trong suốt nhiệm kỳ 5 năm của mình, bà liên tục chứng kiến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thấp một cách đáng báo động. Chính vì vậy, bà đã đưa ra giải pháp là đơn giản hóa quy trình chọn lựa khóa học để các sinh viên dễ dàng hơn trong việc đăng ký. Thực tế sự phức tạp trong quy trình chọn lựa khóa học tại nhiều trường đại học đang là vấn đề vô cùng lớn.
“Vấn đề không phải là không đủ người vào đại học. Vấn đề nằm ở chỗ không đủ lượng người tốt nghiệp”, Gates nói. Thực tế, có khoảng 1/5 người trong độ tuổi lao động đã học đại học nhưng lại không hề có bằng tốt nghiệp.
Dù đến nay, vẫn chưa tìm ra cách thức tốt nhất để giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học. Nhưng rõ ràng đây là một vấn đề rất lớn. Các sinh viên không chỉ có được kiến thức từ việc học tập mà họ còn được trang bị những kỹ năng giá trị cho tương lai, tìm ra giải pháp và có lòng tin vào thành công.
Không thể phủ nhận, sự yếu kém của nền kinh tế trong suốt 15 năm qua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp. Theo giáo sư David Autor thì giáo dục không phải một musical chair (trò chơi trong đó những người tham gia sẽ đi vòng quanh một dãy ghế cho đến khi nhạc dừng lại, rồi người nào không giành được ghế để ngồi vào sẽ phải rời khỏi trò chơi).
Càng có kiến thức, bạn càng giàu có, khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Một số quốc gia như Hàn Quốc và Mỹ đều đang nhanh chóng mở rộng số lượng sinh viên tốt nghiệp trong những thập kỷ gần đây.
“Thật khó để tìm ra ví dụ về một quốc gia nào không được hưởng lợi từ những khoản đầu tư bền vững vào giáo dục hiện đại. Trong khi có rất nhiều bằng chứng cho thấy, những khoản đầu tư như vậy sẽ được đến đáp trong trung và dài hạn”.
Dù vẫn có những người theo chủ nghĩa hoài nghi vào giá trị giáo dục nhưng ngay cả những người từng bỏ học nổi tiếng nhất thế giới lại không hề nghi ngờ về việc này.
Theo thống kê của Forbes, trong số 400 người tự lập nghiệp giàu nhất thì chỉ có 63 cá nhân từ bỏ đại học hoặc những trường học cao hơn. Mặc dù vậy, 337 người còn lại có ít nhất 1 bằng đại học và trong số 63 người bỏ học nêu trên, đa phần họ đều tham gia học những trường có tiếng sau đó từ bỏ.
Bill Gates cùng Mark Zuckerberg bỏ học, nhưng trước khi bỏ học họ đã theo học tại Havard, học đủ số môn mình cần, họ chỉ không có bằng mà thôi nên đừng nghĩ rằng bỏ học tại một trường bình thường với kiến thức ít ỏi có thể giúp bạn thành công trên thương trường.
Bỏ học trên trường không có nghĩa là thất học
Đâu đó vẫn còn một vài người cho rằng:
Nếu bạn học tới lớp 3 hoặc lớp 5,… hoặc học đại học được vài tháng và bỏ không học nữa thì điều đó đồng nghĩa là bạn thất học.
Cuộc đời bạn rồi cũng sẽ đi vào ngõ cụt, không mình hổ, tay gấu đi chém lộn thì cũng đi chộm cướp, không đi chộm cướp thì chỉ có thể đi làm thuê cày mướn cực khổ suốt đời.
Thật ra, nhìn thẳng vô sự thật ở đời thì những gì họ nghĩ đôi khi cũng đâu có sai.
Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, thật ra bỏ học trên những trường lớp đâu có nghĩa là thất học, đâu có nghĩa là đời sẽ đi vào ngõ cụt.
Nếu bạn bỏ học trên trường nhưng vẫn âm thầm tự học thêm những kiến thức mới, kỹ năng mới, tư duy mới,…thì bạn thực chất vẫn là người có học nhưng có thể không được nhiều người công nhận mà thôi.
Còn nếu bạn bỏ học trên trường mà lại không chịu tự nỗ lực học thêm những kiến thức mới, kỹ năng mới, tư duy mới,…thì bạn đúng nghĩa là kẻ thất học, đáng bị cuộc đời dẫn vô ngõ cụt.
Nhiều tấm gương bỏ học đại học, bỏ học từ lớp 3, lớp 5,…nhưng vẫn thành công trong cuộc sống khiến nhiều người cảm thấy việc học không mấy quan trọng.
Hoặc thậm chí tệ hơn là nhiều người còn lấy những tấm gương ấy làm cái cớ để chối bỏ việc học.
Thật ra, những con người bỏ học ở các trường lớp mà vẫn thành công kia nếu không phải thuộc nhóm thiểu số chiếm khoảng 0,001% quá may mắn có được thành công từ trên trời rơi xuống thì tất cả đều là dựa vào nỗ lực, mồ hôi nước mắt và việc không ngừng tự học tập mà tiến lên.
Họ bỏ học ở những môi trường có trường lớp bài bản nhưng họ không hề bỏ học. Họ vẫn âm thầm tự học mà chẳng ai hay biết hoặc công nhận.
Vì vậy, hãy nhớ điều này.
Bạn có thể bỏ học trên trường, bạn có thể từ bỏ bằng cấp nhưng bạn không thể bỏ học.
Và đừng bao giờ lấy những tấm gương bỏ học ở trường nhưng vẫn thành công để làm cái cớ chối bỏ việc học.
Bởi lẽ nếu làm thế, bạn là kẻ ngốc, ngốc ơi là ngốc luôn.
Những người bị đuổi học như Edison, bỏ học từ lớp 3, lớp 5,…hoặc bỏ học đại học như Dương Duy Bách mà vẫn thành công chưa bao giờ ngừng học cả.
Nhớ lấy, tất cả đều không phải là người bỏ học mà họ chỉ bỏ học trên trường mà thôi.
Nếu bạn đủ tự tin rằng mình có đủ may mắn để lọt vào được top 0.001% may mắn sẽ có được thành công từ trên trời rơi xuống thì mới hãy nghĩ tới chuyện bỏ học.
Còn không thì không bao giờ được phép bỏ học!
Tổng hợp và tham khảo: Trí thức trẻ, Spiderum
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Bill Gates: Khi bạn đã trở thành một CEO thì không ai để ý bạn bỏ học hay không có bằng cấp nữa!
- Không cần học vẫn giàu – Sự “tưởng bở” của nhiều thế hệ: Học là cách kinh doanh kiếm được tiền nhất trên thế giới!
- Sếp FPT Đỗ Cao Bảo trả lời câu hỏi “Doanh nhân thành công có học không, có đọc sách không?” Xin thưa, doanh nhân có học, có đọc sách chứ