Người Do Thái nổi tiếng là người kinh doanh giỏi nhất thế giới và cũng là người giàu nhất thế giới. Họ cho rằng, yếu tố làm gia tăng khoảng cách giữa người nghèo và người giàu thực ra nằm ở cách suy nghĩ khác biệt của hai đối tượng này.
Người Do Thái luôn tự nhắc nhở chính mình: “Kinh doanh không được có tầm nhìn hạn hẹp, không được tham lam vô độ”. Sở dĩ người Do Thái có thể trở thành “doanh nhân số một thế giới” là nhờ tinh thần ham học hỏi và tư duy kinh đoan độc đáo của họ.
Trong Talmud có một câu chuyện: Một thương nhân người Do Thái đến thị trấn nọ để tìm nguồn hàng. Anh nghe ngóng được một số mặt hàng sẽ bán hạ giá trong vài ngày tới, anh quyết định sẽ nhập lượng lớn mặt hàng đó. Anh mang theo nhiều tiền mặt, ngân hàng lại cách xa thị trấn, nếu đi đâu cũng mang theo số tiền đó thì sẽ vừa nặng vừa không an toàn.
Vì vậy, anh ta tìm một nơi hẻo lánh xung quanh không có người và đào một cái hố để chôn tiền. Tuy nhiên, khi quay lại nơi này vào ngày hôm sau, anh phát hiện số tiền đã biến mất.
Anh đứng đó bắt đầu nhớ lại chuyện hôm qua, khi anh chôn tiền xung quanh không có ai cả, anh vô tình nhìn lên thì phát hiện đằng xa có một ngôi nhà, cửa sổ căn nhà đối diện với nơi anh chôn tiền.
Anh chợt nghĩ, lẽ nào chủ nhân ngôi nhà này đã nhìn thấy mình đang chôn tiền, sau đó lấy mất tiền của mình? Nếu rơi vào trường hợp này, anh sẽ phải lấy lại tiền bằng cách nào?
Thương nhân đi đến căn nhà, thấy trong nhà có một người đàn ông, anh lịch sự hỏi: “Xin chào, tôi đang có một chuyện khó giải quyết. Tôi nghĩ người sống ở thành phố sẽ có đầu óc rất linh hoạt nên muốn nhờ anh giúp, xin hỏi bây giờ anh có rảnh không?”
Người đàn ông đồng ý ngay lập tức: “Tôi đang rảnh, anh có gì cứ hỏi thoải mái.”
Thương nhân nói : “Tôi là người nước ngoài, đến đây để nhập hàng, tôi mang theo hai túi tiền. Một túi đựng 500 lượng vàng, túi còn lại đựng 800 lượng vàng. Tôi đã chôn chiếc túi nhỏ hơn ở một nơi không ai biết. Vấn đề bây giờ là, tôi nên tiếp tục chôn chiếc túi lớn hay gửi nó chỗ một người tin tưởng nhờ giữ hộ.
Chủ nhân của ngôi nhà trả lời: “Tôi nghĩ không có ai là thật sự đáng tin cả. Nếu là tôi, tôi sẽ chôn chiếc túi lớn cùng chỗ với chiếc túi nhỏ”.
Sau khi doanh nhân rời đi, người đàn ông này lập tức lấy chiếc túi vừa đào được ra và đem đi chôn tại vị trí ban đầu. Người thương nhân đứng đợi cách đó không xa đã lập tức quay lại, đào chiếc túi lên, thế là anh đã lấy lại được 500 lượng vàng.
Doanh nhân này quả thật rất thông minh. Con người đều có lòng tham. Doanh nhân Do Thái lợi dụng lòng tham của con người lấy lại được những gì đã mất, đây cũng là bài học cho những kẻ tham lam.
Đừng nổi lòng tham với những gì không thuộc về mình, bởi lòng tham sẽ tạo cơ hội cho người khác; đừng ngại đối mặt với những kẻ tham lam, miễn là bạn sẵn sàng sử dụng bộ não của mình để tìm ra “điểm yếu” của hắn.
Rất nhiều người mang trong mình tâm lý tham lam và ích kỷ, chỉ cần bản thân kiếm được tiền, còn lại không nghĩ đến người khác. Nhiều người chỉ vì lòng tham mà không những không lấy được lãi ngược lại còn mất cả tiền vốn.
Hy vọng bạn có thể gạt bỏ lòng tham và học hỏi sự khôn ngoan trong kinh doanh của người Do Thái.
Vì sao người Do Thái giỏi làm giàu: Bất ngờ trước nguyên tắc “tiền chỉ là sản phẩm thứ yếu, thứ quan trọng hơn là điều này”
Dân tộc Do Thái được biết đến với trí tuệ hàng đầu thế giới. Không chỉ có vậy, họ cũng là những người sở hữu lượng tài sản hơn nhiều lần các dân tộc khác. Bí quyết nào giúp họ đạt được điều đó?
Ta đều biết tiền là dòng máu của xã hội, nếu dòng máu đó ngừng lưu thông, toàn bộ nền kinh tế và cả thế giới sẽ chững lại. Tiền đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, dù có người yêu và cũng có người ghét.
Quan trọng là thế, nhưng hầu hết mọi người đều phải vật lộn với tiền. Lấy ví dụ: 59% người Mỹ thừa nhận chỉ đủ sống với mức lương hiện tại; 66% thế hệ trẻ hiện nay nghĩ rằng bản thân đang lạc lối khi kiếm tiền và tiết kiệm.
Tình hình đó đặt ra câu hỏi – chúng ta có thực sự hiểu hết mọi thứ về tiền không? Có nắm bắt được bản chất không? Và rằng nhận thức hiện tại của chúng ta về tiền là đúng hay sai?
Tại sao một số người rất giàu trong khi những người khác lại nghèo? Tại sao cộng đồng người Do Thái thường sẽ giàu có hơn các cộng đồng khác trong cùng một quốc gia?
Hãy cùng tìm hiểu bản chất của tiền bạc theo quan điểm của người Do Thái, và những bí mật đằng sau thành công tài chính của họ. Quan trọng hơn, hãy tự xác định bài học từ các nguyên tắc làm giàu của dân tộc này để phát huy khả năng kiếm tiền thực sự của bản thân.
Nguyên tắc tài chính của người Do Thái
Theo một nghiên cứu do nhà xã hội học Lisa A. Keister thực hiện, những người Do Thái là những người tích lũy được nhiều của cải nhất trên đất Mỹ.
Trong suốt lịch sử, điều này cũng đúng với hầu hết các quốc gia có người Do Thái cư trú. Vẫn có những người Do Thái nghèo, nhưng xét tổng thể về dân số, họ giàu có về tài chính hơn bất kỳ cộng đồng nào khác.
Chính niềm tin, hay nói cách khác là nguyên tắc tài chính của dân tộc này, đã giúp họ làm nên điều đó: Người Do Thái tin rằng chỉ cần có niềm tin, mọi người đều có thể kiếm tiền, và đó là một việc làm hoàn toàn chính đáng.
Một mặt khác của quan điểm này chính là: Không ai có thể làm việc gì thành công nếu khi thực hiện họ cảm thấy băn khoăn về mặt đạo đức. Cụ thể hơn, nếu là một con người dè dặt và nghĩ rằng kiếm tiền là lấy đi của người khác, khiến bản thân không thoải mái, thì bạn sẽ không bao giờ kiếm tiền giỏi.
Cách người Do Thái suy nghĩ về việc kinh doanh
Một trong những niềm tin khác làm cơ sở cho thành công tài chính của người Do Thái chính là suy nghĩ: bản chất của kiếm tiền là phục vụ người khác, và đó mới là điều quan trọng. Niềm tin này được thể hiện trong kinh sách cổ của người Do Thái.
Nói cách khác, người Do Thái có niềm tin sâu sắc rằng bằng cách phục vụ những người xung quanh, họ đang làm cho Chúa hạnh phúc, vì phục vụ người khác cũng là phụng sự Chúa, và mọi công việc kinh doanh đều hướng tới việc đó.
Niềm tin của người Do Thái chính là bài học cho chúng ta. Dù ta đang thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh gì, sẽ luôn có khách hàng đang hưởng lợi. Vì vậy, nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc phát triển doanh nghiệp, cần phục vụ tốt hơn, nhiều hơn. Tiền chỉ là sản phẩm thứ yếu, xếp sau dịch vụ chất lượng.
Nhận thức đúng đắn về tiền
Nhiều người nghĩ tiền bạc là thứ ta có thể kiểm soát, nhưng thực tế không phải vậy. Ví dụ, một người đang gặp khó khăn về tài chính tức là người ấy đang không thể kiểm soát đồng tiền.
Mặc dù không thể làm chủ đồng tiền, ta vẫn có thể làm chủ ý niệm của mình về nó.
Hầu hết mọi người đều hiểu sai hoặc hiểu rất mơ hồ về tiền. Chính bởi suy nghĩ mơ hồ đó, khi gặp khó khăn về tài chính, người ta sẽ phàn nàn rằng xã hội không công bằng, kiểu như “Tôi không được trả lương đúng tầm”, “Tôi làm việc chăm chỉ hơn nhiều so với những triệu phú này mà vẫn chưa giàu.”
Bản chất đúng đắn ở đây: Tiền không được trả dựa trên mức độ làm việc chăm chỉ. Nó được trả dựa trên tác động hoặc giá trị mà công việc mang lại. Điều này giải thích tại sao một số người kiếm được nhiều tiền hơn cho một bài đăng trên Instagram so với mức lương cả năm của người khác. Đó là vì bài đăng đó tạo ra tác động lớn hơn.
Ví dụ như Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, không kiếm nhiều tiền vì làm việc 12 giờ một ngày, mà được trả hàng tỷ USD vì Amazon tạo ra một lượng giá trị khổng lồ bằng cách giải quyết các vấn đề của hàng triệu người mua sắm.
Kiếm tiền như thế nào?
Kiếm tiền là một việc làm đàng hoàng, có đạo đức và ngay thẳng. Vì vậy, hãy kiếm tiền nhiều nhất có thể, bằng cách tạo ra dịch vụ tốt nhất cho những người cần, một cách quang minh chính đại.
Hãy nhớ rằng ta không làm hại bất kỳ ai qua việc lấy tiền từ dịch vụ của mình. Đó là một giao dịch kinh tế bình thường giữa bên cầu và bên cung.
Càng cung cấp dịch vụ tốt hoặc giải quyết được vấn đề lớn, thì càng có thể thu được nhiều tiền từ người khác. Kiếm tiền là quyền của bạn, trả tiền là nghĩa vụ của họ.
Nhắc lại, hãy kiếm tiền bằng cách phụng sự mọi người. Hãy làm cho cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Và tiền sẽ tự động chảy vào túi.
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị/ Nhịp sống kinh tế
Xem thêm bài liên quan
- Tìm ra “Mật mã” làm giàu bất bại của người Do Thái: Trí tuệ mở rộng, công việc chuyên cần, đầu tư đúng lúc
- Bài học làm giàu “Biến rác thành vàng” kinh điển của người Do Thái: Dùng trí thông minh để kiếm tiền, đó là sự giàu có chân chính!
- Bài học làm giàu “Biến rác thành vàng” của người Do Thái: Dùng trí thông minh để kiếm tiền, đó mới là sự giàu có chân chính nhất!