Người Do Thái hiểu rằng, yếu tố làm gia tăng khoảng cách giữa người nghèo và người giàu thực ra nằm ở cách tư duy khác biệt của hai đối tượng này.
Người Do Thái luôn tự nhắc nhở chính mình: “Kinh doanh không được có tầm nhìn hạn hẹp, không được tham lam vô độ”. Sở dĩ người Do Thái có thể trở thành “doanh nhân số một thế giới” là nhờ tinh thần ham học hỏi và tư duy kinh đoan độc đáo của họ.

Trong Talmud có một câu chuyện: Một thương nhân người Do Thái đến thị trấn nọ để tìm nguồn hàng. Anh nghe ngóng được một số mặt hàng sẽ bán hạ giá trong vài ngày tới, anh quyết định sẽ nhập lượng lớn mặt hàng đó. Anh mang theo nhiều tiền mặt, ngân hàng lại cách xa thị trấn, nếu đi đâu cũng mang theo số tiền đó thì sẽ vừa nặng vừa không an toàn.
Vì vậy, anh ta tìm một nơi hẻo lánh xung quanh không có người và đào một cái hố để chôn tiền. Tuy nhiên, khi quay lại nơi này vào ngày hôm sau, anh phát hiện số tiền đã biến mất.
Anh đứng đó bắt đầu nhớ lại chuyện hôm qua, khi anh chôn tiền xung quanh không có ai cả, anh vô tình nhìn lên thì phát hiện đằng xa có một ngôi nhà, cửa sổ căn nhà đối diện với nơi anh chôn tiền.
Anh chợt nghĩ, lẽ nào chủ nhân ngôi nhà này đã nhìn thấy mình đang chôn tiền, sau đó lấy mất tiền của mình? Nếu rơi vào trường hợp này, anh sẽ phải lấy lại tiền bằng cách nào?

Thương nhân đi đến căn nhà, thấy trong nhà có một người đàn ông, anh lịch sự hỏi: “Xin chào, tôi đang có một chuyện khó giải quyết. Tôi nghĩ người sống ở thành phố sẽ có đầu óc rất linh hoạt nên muốn nhờ anh giúp, xin hỏi bây giờ anh có rảnh không?”
Người đàn ông đồng ý ngay lập tức: “Tôi đang rảnh, anh có gì cứ hỏi thoải mái.”
Thương nhân nói : “Tôi là người nước ngoài, đến đây để nhập hàng, tôi mang theo hai túi tiền. Một túi đựng 500 lượng vàng, túi còn lại đựng 800 lượng vàng. Tôi đã chôn chiếc túi nhỏ hơn ở một nơi không ai biết. Vấn đề bây giờ là, tôi nên tiếp tục chôn chiếc túi lớn hay gửi nó chỗ một người tin tưởng nhờ giữ hộ.
Chủ nhân của ngôi nhà trả lời: “Tôi nghĩ không có ai là thật sự đáng tin cả. Nếu là tôi, tôi sẽ chôn chiếc túi lớn cùng chỗ với chiếc túi nhỏ”.
Sau khi doanh nhân rời đi, người đàn ông này lập tức lấy chiếc túi vừa đào được ra và đem đi chôn tại vị trí ban đầu. Người thương nhân đứng đợi cách đó không xa đã lập tức quay lại, đào chiếc túi lên, thế là anh đã lấy lại được 500 lượng vàng.
Doanh nhân này quả thật rất thông minh. Con người đều có lòng tham. Doanh nhân Do Thái lợi dụng lòng tham của con người lấy lại được những gì đã mất, đây cũng là bài học cho những kẻ tham lam.
Đừng nổi lòng tham với những gì không thuộc về mình, bởi lòng tham sẽ tạo cơ hội cho người khác; đừng ngại đối mặt với những kẻ tham lam, miễn là bạn sẵn sàng sử dụng bộ não của mình để tìm ra “điểm yếu” của hắn.
Rất nhiều người mang trong mình tâm lý tham lam và ích kỷ, chỉ cần bản thân kiếm được tiền, còn lại không nghĩ đến người khác. Nhiều người chỉ vì lòng tham mà không những không lấy được lãi ngược lại còn mất cả tiền vốn.
Hy vọng bạn có thể gạt bỏ lòng tham và học hỏi sự khôn ngoan trong kinh doanh của người Do Thái.
Học cách suy nghĩ độc lập quan trọng hơn việc có được của cải
Có thể nói, dân tộc Do Thái là những người có khả năng sử dụng tư duy độc lập để tạo ra trí tuệ cao nhất, họ cho rằng kết quả của sự việc là quan trọng, nhưng quá trình suy nghĩ mới là điều đáng quý hơn.
Có một câu chuyện như này:
Vị giáo sĩ hỏi: Hai người Do Thái trượt ra từ một ống khói cao. Một người bị bẩn còn người kia vẫn sạch. Ai sẽ là người đi tắm rửa trước?
Người thanh niên nói: “Đương nhiên là người bị bẩn rồi!”
Vị giáo sĩ nói: “Sai! Người bẩn nhìn người sạch và nghĩ: Mình chắc chắn cũng sạch như vậy; người sạch nhìn người bẩn và nghĩ: Mình chắc hẳn cũng bẩn như vậy. Vì vậy, người đi tắm là người sạch.”
Vị giáo sĩ tiếp tục hỏi: “Sau này hai người lại cùng bị rơi vào ống khói. Ai sẽ là người tắm rửa trước?”
Người thanh niên nói: “Tất nhiên là người sạch rồi!”
Vị giáo sĩ nói: “Cậu lại sai rồi! Người sạch khi đi tắm phát hiện ra mình không hề bẩn; còn cái người bẩn kia thì lại hoàn toàn ngược lại. Anh ta ngộ ra được rằng người sạch sẽ vì sao lại phải đi tắm, vì vậy lần này anh ta cũng chạy đi tắm.”
Vị giáo sĩ tiếp tục hỏi: “Thế lần thứ ba từ trong ống khói ra, lần này ai sẽ là người đi tắm?”
Người thanh nên nói: “Tất nhiên là người bẩn rồi.”
Vị giáo sĩ nói: “Lại sai rồi. Cậu đã từng thấy trường hợp nào cùng rơi từ ống khói ra mà một người bẩn, một người lại sạch được chưa?”

Khi ai đó nói một cộng một bằng hai, bạn nên nghĩ cách để làm cho nó lớn hơn hai
Đây là phương pháp giáo dục của người Do Thái, khuyến khích mọi người suy nghĩ độc lập, không đưa ra những giải thích mang tính áp đặt và học trò phải tự suy nghĩ rồi bày tỏ ý kiến của mình.
Người Do Thái tin rằng, đối với một người, học cách suy nghĩ độc lập quan trọng hơn là việc thu được của cải. Vì nhiều lý do, số phận của người Do Thái luôn trong tình trạng bấp bênh, lý do để họ có thể sống sót qua những rủi ro, sóng gió của cuộc đời và ngày càng thịnh vượng chưa bao giờ tách rời trí tuệ của họ.
Và sự khôn ngoan của người Do Thái bắt nguồn từ sự suy nghĩ, tư duy không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời của họ. Bằng cách suy nghĩ độc lập, họ trở nên tốt hơn.
Khả năng suy nghĩ của một người là thứ duy nhất anh ta có toàn quyền kiểm soát, không có tư duy đúng đắn thì sẽ không có hành động đúng. Nếu không có những hành động đúng đắn, sẽ không thể thành công trong sự nghiệp hay tài lộc dồi dào.
Vì vậy, muốn giàu có thì trước hết bạn phải học cách suy nghĩ độc lập và có một tư duy đúng đắn.
Theo Sohu/Doanh nghiệp và tiếp thị
Xem thêm bài liên quan
- 5 lối tư duy ngược đời nhưng giúp người Do Thái làm việc gì cũng “hái ra tiền”: Bản lĩnh đến đâu, thành công đến đó!
- Người Do Thái có cách kiếm tiền “dễ như chơi”: Tiết lộ 2 tư duy mà ai cũng có thể học hỏi từ họ ngay từ khi còn nhỏ!
- “7 cái siêu” của người Do Thái giúp hốt bạc mỏi tay: Tri thức rộng mở, túi tiền phình to, quan hệ phát triển