“Hãy không ngừng ước mơ và dành từng giờ từng phút để theo đuổi ước mơ ấy”, lời khuyên của nhà sáng lập, cố Chủ tịch Tập đoàn Daewoo Kim Woo Choong khiến hàng triệu con tim thổn thức.
Năm 2017, dù đã ở tuổi 80 và mắc bệnh nặng, nhưng ông Kim Woo Choong – Chủ tịch Tập đoàn Daewoo, đã tới Việt Nam để có buổi gặp gỡ cộng đồng độc giả và doanh nhân.
Ông Kim Woo Choong đã gây dựng Daewoo từ công ty 20 người, nhanh chóng trở thành tập đoàn đa quốc gia với hơn 300.000 nhân sự.
“Thay vì làm việc từ 9 – 5h, thì chúng tôi làm từ 5 – 9h. Gấp đôi người khác. Theo nghĩa đó chúng tôi gây dựng sự nghiệp trong 22 năm, bằng công ty khác phải làm trong 44 năm” – đoạn trích trong cuốn sách “Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều điều phải làm” của ông Kim Woo Choong.
Trong suốt buổi hội thảo, ông Kim Woo Choong đã không thể phát biểu do thanh quản bị đau. Tuy nhiên, những chia sẻ từ con trai của ông đã phần nào cho thấy sức làm việc phi thường của ông.
“Thời gian luôn là kẻ thắng cuộc sau cùng. Nên hãy biết cách đầu tư thời gian khi còn trẻ. Bởi đầu tư 1 giờ ở tuổi bạn có kết quả gấp nhiều lần ở tuổi tôi” – Tư tưởng này đã thấm nhuần những cô cậu học sinh ngày nào, thổi lửa cho những đam mê cháy bỏng của tuổi trẻ.
Daewoo (có nghĩa là “Vũ trụ vĩ đại”) được thành lập ngày 22/3/1967 với tên gọi ban đầu là Daewoo Industries, một công ty dệt may với số vốn ban đầu khoảng 5.000 USD. 1/11/1999 có lẽ là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử kinh tế Hàn Quốc, khi nước này chứng kiến sự sụp đổ của một biểu tượng về phép màu kinh tế, tập đoàn kinh doanh đa ngành Daewoo.
Sự hình thành và hưng thịnh của Daewoo
Daewoo được thành lập ngày 22/3/1967 với tên gọi ban đầu là Daewoo Industries, một công ty dệt may với số vốn ban đầu khoảng 5.000 USD. Cái tên của Daewoo có nghĩa là “vũ trụ vĩ đại”, phần nào phản ánh tham vọng của công ty. Nhà sáng lập của Daewoo là ông Kim Woo Choong, vốn là một cựu công nhân làm ở xưởng đóng tàu.
Cần phải nói thêm rằng sự thành lập của Daewoo diễn ra đúng vào lúc chính phủ Hàn Quốc quyết tâm đổi mới đất nước, giảm phụ thuộc vào nông nghiệp, tăng cường phát triển công nghiệp.
Khi đó, Hàn Quốc đã giành rất nhiều ưu ái cho công ty gia đình để trơ thành các tập đoàn trụ cột của đất nước. Tất nhiên, kèm với các ưu đãi này là việc các công ty gia đình đó phải hoàn thành “kpi” xuất khẩu. Trong số này tất nhiên là có Daewoo.
Với “máu liều” mà doanh nhân nào có được, ông Kim Woo Choong đã tận dụng ưu đãi của chính phủ để đưa Daewoo trở thành tập đoàn hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc, ngang ngửa Hyundai, với hơn 300.000 nhân viên ở 110 quốc gia trên thế giới.
Thời điểm thập niên 1960, 1970, Daewoo là một trong những tập đoàn đầu tiên của Hàn Quốc thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Sự kiên trì của ông Kim đã thuyết phục các nhà bán lẻ lớn của Mỹ, trong đó có Sears, J.C.Penney mua hàng dệt may của Daewoo. Ông Kim khi đó đã đặt hết vận may của mình vào kế hoạch thiết lập hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may.
Và canh bạc của ông Kim đã thành công mỹ mãn. Năm 1972, hạn ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ được thiết lập, và Hàn Quốc có trở thành một trong những đối tác xuất khẩu của Mỹ. Deawoo được phân bổ 1/3 hạn ngạch mà Seoul có được, điều này giúp Deawoo có được nguồn tiền dồi dào và ổn định để giúp công ty phát triển, trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc ông Kim có quan hệ thân thiết với các ngân hàng Hàn Quốc cũng giúp Deawoo giành được nhiều khoản vay “đặc quyền đặc lợi”.
Sự phát triển thần tốc của Daewoo cũng từ đó mà xuất hiện. Đến năm 1980, Hàn Quốc trở thành “con hổ châu Á, và Daewoo đóng góp vai trò to lớn trong đó. Khi đó, tập đoàn này đã lấn sân sang rất nhiều lĩnh vực, ban đầu chỉ là dệt may, sau đó đã sang cả điện tử, xe hơi, đóng tàu và thậm chí là cả hóa dầu.
Ông Kim được cả thế giới biết đến nhờ cuốn sách “Thế giới rộng lớn và còn rất nhiều điều phải làm”. Bạn hẳn đã nghe đến cuốn sách rồi chứ? Đây chính là quyển sách đã truyền cảm hứng cho hàng triệu thanh niên châu Á, gồm cả Việt Nam.
Trong đó, ông đã mô tả lý do thành công của Daewoo là do mọi người của tập đoàn này đã làm việc không biết mệt mỏi, thay vì làm từ 9h sáng đến 5h chiều, thì họ là từ 5h sáng đến 9h tối. Khi làm việc chăm chỉ, thành quả đạt được không có gì là ngạc nhiên.
Daewoo đạt đến đỉnh cao danh vọng của nó vào trước khi khủng hoảng châu Á diễn ra. Đây là tập đoàn lớn thứ 2 của Hàn Quốc (sau Hyundai), là hãng sản xuất ô tô lớn thứ bảy và là nhà sản xuất ô tô lớn thứ sáu thế giới thời điểm đó.
Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm
Cuốn tự truyện Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm của tác giả Kim Woo Choong là cuốn sách của một nhà kinh doanh nổi tiếng – cựu Chủ tịch và là người sáng lập ra Tập Đoàn Daewoo – Hàn Quốc – muốn gửi những tâm tư của ông cho thể hệ trẻ.
Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm kinh doanh của một người đi “nhặt nhạnh” những “mảnh vụn” để tạo nên một tập đoàn lớn, của một người bắt đầu từ một công ty chỉ có 20 người, đến một tập đoàn có tầm cỡ quốc tế với hơn 300.000 nhân viên.
Thế giới quả là rộng lớn và cuộc sống đầy rẫy những nghịch cảnh, ước mơ sẽ đưa ta vượt qua nó, nghịch cảnh, hoàn cảnh sẽ hình thành và quyết định tính cách của một con người. Cuốn sách đã đem lại cho bạn trẻ niềm tin vào cuộc sống hôm nay, như Kim Woo Choong viết: “vì thanh niên là hy vọng và ước mơ của chúng ta, tôi từ lâu đã muốn chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình để giúp họ đi đến thành công một cách dễ dàng hơn”.
Tuổi trẻ rất cần phải biết sống ước mơ, tuổi trẻ chính là ước mơ và lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Đó chính là chìa khóa đưa bạn đến với những trải ngiệm, những con đường thành công phía trước. Cuốn sách Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm sẽ là cánh cổng mở ra cho bạn một Thế Giới rộng lớn.
Xem thêm bài liên quan
- Bài học về thời gian từ Chủ tịch Tập đoàn Daewoo Kim Woo Choong: Thay vì làm việc từ 9 – 5h, thì chúng tôi làm từ 5 – 9h
- Phân bố thời gian hợp lý: Khác biệt giữa kẻ tầm thường và quái kiệt hóa ra là đây!
- Ma trận Eisenshower: Quản lý công việc siêu hiệu quả – Đừng nhầm lẫn giữa “khẩn cấp” và “quan trọng”