Chủ tịch Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng Việt Nam được mệnh danh là Do Thái Phương Đông nhưng thanh niên và giới trẻ Việt hiện đang sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh.
Đặng Lê Nguyên Vũ được biết đến là người sáng lập đồng thời là chủ tịch thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng. Ông được nhiều tạp chí nổi tiếng trên thế giới mệnh danh là “Vua cà phê Việt Nam”. Vị doanh nhân sinh năm 1971 đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ trong hành trình khởi nghiệp.
Đặng Lê Nguyên Vũ xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Khánh Hòa. Gia đình ông chuyển đến sinh sống ở miền núi tỉnh Đắk Lắk vào năm 1979.
Chứng kiến cảnh gia đình lăn lộn trong nghèo khó từ nhỏ, Đặng Lê Nguyên Vũ đã đi làm kiếm tiền từ rất sớm. Ông đã biết bẻ ngô, chăn lợn hay giúp mẹ đóng gạch ngay từ khi còn bé.
Năm 1992, ông chính thức trở thành tân sinh viên khoa Y, đại học Tây Nguyên. Ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, Đặng Lê Nguyên Vũ đã bén duyên với cà phê.
Ông nghiên cứu tìm tòi rất sâu về lĩnh vực này và bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp trong ngành cà phê. Không lâu sau đó, chàng sinh viên trẻ chính thức bỏ học và lên Sài Gòn lập nghiệp với chỉ 100 ngàn đồng trong túi.
Trong một chương trình truyền hình, khi được hỏi về lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, ông cho biết mình không có một lời khuyên cụ thể mà chỉ chia sẻ về những hành trình đã qua và những dự định trong tương lai.
Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ điều ông thực sự muốn làm là giúp cho đất nước Việt Nam trở nên ngày càng hùng mạnh.
Vị chủ tịch cà phê Trung Nguyên chia sẻ điều mà ông có thể làm được là tư duy khác biệt của thanh niên Do Thái.
Ông Vua cà phê Việt Nam nói: “Họ đã nói những điều mà thanh niên Việt Nam nên biết. Họ nói rằng “không phải ta thì là ai, không phải lúc này thì lúc nào?” Họ nói những chuyện đó không để cho quá khứ, không để cho thế hệ con cái tương lai. Họ nhận lại trách nhiệm đó”.
Ông Vũ cho biết chính tinh thần kiên quyết và quật cường của người Do Thái đã tạo ra một dân tộc nắm giữ hầu hết tài sản của thế giới chỉ với dân số là 14 triệu người.
Điều khiến ông luôn đau đáu trong lòng là tại sao người trẻ Do Thái làm được thì tại sao người Việt mình không thể trong khi dân số ta có hơn 100 triệu người.
Ông thẳng thắn chia sẻ Việt Nam được mệnh danh là Do Thái Phương Đông nhưng sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh.
Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ từng nhận xét: “Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm stress, phải tìm kiếm sự cân bằng. Thế là không được. Muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình.”
Chính Bill Gates cũng tận dụng áp lực, stress và hình thành một thói quen đơn giản từ những năm 1980 là “think weeks”. Thói quen này giúp ông làm việc tốt hơn trong môi trường kinh doanh bận rộn, áp lực. Giải pháp đối mặt với stress từng được Bill Gates chia sẻ trên trang CNBC.
Vào những năm 1980, Bill Gates bắt đầu đầu triển khai thói quen “think weeks” (tạm dịch: những tuần suy nghĩ), là giai đoạn ông dành thời gian trong một cabin bí mật nằm ở đâu đó trong một khu rừng tuyết tùng ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Khoảng thời gian này được Bill Gates dành để đọc các báo cáo từ những nhân viên của Microsoft đưa ra những cải tiến mới hoặc các khoản đầu tư tiềm năng.
Kết quả của “tuần suy nghĩ” là việc ra đời những ý tưởng lớn như ra mắt Internet Explorer vào năm 1995. Mặc dù ban đầu là một hoạt động cá nhân, Gates sau đó đã chia sẻ khái niệm này đến nhiều người bạn có tầm ảnh hưởng mà ông quen biết.
Dù là Chủ tịch Cafe Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ, hay là tỷ phú thế giới Bill Gates cũng đi lên từ những thất bại, đi lên từ áp lực, stress. Vậy nên đừng sợ áp lực, đừng sợ stress, hãy lấy đó làm động lực, làm lực đẩy để bạn tiến xa hơn trong tương lai nhé!
Đặng Lê Nguyên Vũ không khuyên nhủ ai mà muốn người trẻ tự thúc giục nhau mà tiến lên, hoặc ông có thể cùng đồng hành với bất kì bạn trẻ nào thực sự có tư duy đột phá sáng tạo và dám hành động.
Thế nhưng để hoà vào bối cảnh toàn cầu và cũng như vươn ra thế giới, chủ tịch Trung Nguyên chia sẻ chúng ta cần phải sửa chữa văn hoá và điều này nên xuất phát từ thế hệ thanh niên khởi nghiệp.
Cuối cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ ông đặt niềm tin vào “thế hệ vĩ đại” và tin tưởng thế hệ này sẽ kiến tạo kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
“Việt Nam được mệnh danh là gì? Do Thái phương Đông. Do Thái phương Đông mà sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh thì không có tư duy đột phá sáng tạo. Tôi nghĩ tương lai Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thế hệ trẻ.
Tôi không có khuyên nhưng mà chúng ta hãy thúc giục nhau chia sẻ ước mơ lớn của đất nước có vị trí ảnh hưởng, độc lập, hùng mạnh và bình đẳng với bất kỳ quốc gia nào, thế lực nào to lớn. Chúng ta cũng phải đàng hoàng, bình đẳng với họ và đóng góp nhiều hơn họ. Thực sự tôi sẽ có mặt cùng các bạn, dốc hết sức chứ không phải chỉ khuyên”, ông Vũ chia sẻ.
Tầm ảnh hưởng lớn của Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ đến làn sóng khởi nghiệp: “Tôi thấy mình có sứ mệnh với thanh niên Việt Nam”
Từ chiếc xe đạp cọc cạch đến từng đại lý thu mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp, ông Vũ đã biến giấc mơ cà phê Việt Nam thành sự thực. Thành công nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng hề giấu giếm bí quyết của mình. Ngược lại, ông đặt rất nhiều kỳ vọng ở thế hệ trẻ kế tiếp và tin rằng, mỗi người đều có thể trở thành một con người tài giỏi.
“Tôi tự thấy mình có sứ mệnh với thanh niên Việt Nam, mong muốn họ tin rằng, những gì tôi có thể làm được, họ cũng làm được. Mọi công dân đều có quyền nghĩ lớn”, ông Vũ thẳng thắn chia sẻ.
Thậm chí, ông Vũ muốn mình trở thành nguồn cảm hứng để khơi dậy sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam. Bản thân ông xuất phát từ tay trắng, trải qua hành trình dài đầy thử thách, ông đã làm được thành công khiến mọi người đều ngưỡng mộ.
Vì thế, ông tin rằng, những người trẻ với nhiều điều kiện thuận lợi hơn, nếu dám mơ ước, dám hành động thì hoàn toàn có thể gây dựng sự nghiệp thành công. Đặc biệt trong thời đại 4.0, việc biến ý tưởng khởi nghiệp trở thành hiện thực của người trẻ thuận lợi hơn bao giờ hết.
Trong các diễn đàn kinh tế, các buổi nói chuyện với sinh viên, truyền cảm hứng, động lực cho sinh viên, trao gửi tâm thế cho thế hệ trẻ trên bước đường khởi nghiệp, kiến quốc, ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên đều nhấn mạnh khát khao muốn Việt Nam phát triển bền vững và vươn tầm ra thế giới.
Để làm được điều đó, không gì khác hơn là phải xây dựng một quốc gia với tinh thần khởi nghiệp mà ở đó những người trẻ sẽ là lực lượng kế thừa, quyết định mọi thứ.
“Nỗi niềm đau đáu trong tôi là vì sao, bằng cách nào mà một dân tộc chỉ với khoảng 14 triệu dân (8 triệu dân trong nước và 6 triệu kiều bào Do Thái ngoài lãnh thổ) lại sản sinh ra vô số chủ nhân của giải Nobel, khoa học gia lỗi lạc và những nhà chính trị – kỹ nghệ đại tài để kiểm soát các lĩnh vực then chốt của thế giới? Làm thế nào mà một dân tộc hai nghìn năm vong quốc lại có thể phát triển thành một cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới?”, ông Vũ chia sẻ trong lời tựa của cuốn sách.
Tâm huyết với mong muốn Việt Nam có thể vươn mình lớn mạnh như quốc gia Israel, Đặng Lê Nguyên Vũ đã bắt đầu việc truyền lửa cho các bạn trẻ với việc đưa những cuốn sách về khởi nghiệp, làm giàu đến với thanh niên.
Từ năm 2012, ông chủ Hãng cà phê Trung Nguyên đã thực hiện chương trình tặng sách Nghĩ giàu làm giàu, Quốc gia khởi nghiệp, Khuyến học, Đắc nhân tâm cho thanh niên cả nước. Ông tin rằng, đó là những cuốn sách đó có thể góp một phần nào thay đổi cuộc đời nhiều người.
Thật ra, chương trình tặng sách của cà phê Trung Nguyên cũng như chương trình truyền thông của nhiều doanh nghiệp khác. Nhưng trái với việc hỗ trợ bằng hiện vật, tiền hay chính sản phẩm của doanh nghiệp, Đặng Lê Nguyên Vũ lại tặng sách. Ông đã tặng những cuốn sách thúc đẩy hành động, giúp cộng đồng thay đổi tư duy cải thiện cuộc sống.
Đó là cách ông Vũ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, không chỉ bằng công cụ, phương tiện mà còn bằng tinh thần, giúp họ tìm ra động lực từ bên trong mỗi người. Bởi theo ông, Việt Nam “tuyệt không thiếu bất cứ một điều kiện nào để trở thành cường quốc. Nhưng phải chăng nhân tố chúng ta thiếu chính là sức mạnh tinh thần, nhất là tinh thần quật cường và đoàn kết trong thời bình”.
Thông qua các cuốn sách, nhiều người sẽ có thể lý giải câu chuyện thần kỳ của những công dân bình thường, những quốc gia bé nhỏ nhưng lại chứa đựng một tinh thần chiến binh quả cảm, biết vượt qua nghịch cảnh, thách thức, biết trau dồi kiến thức, tự lực tự cường với một tinh thần không gì là không thể!
Chỉ khi chúng ta có tinh thần tự học, tự đọc, nỗ lực hết mình để trau dồi dân trí và dân khí, hành động đến cùng mà không ngại thách thức, thì chúng ta mới mong đạt được thành công và hạnh phúc đích thực.
Cuốn sách Đặng Lê Nguyên Vũ đưa về Việt Nam rất đúng thời điểm, khi mà nhà nhà người người bắt đầu khởi nghiệp. Cuốn sách đã góp phần tạo ra làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trong giới trẻ Việt Nam.
Nó có thể khởi động được tâm thế và tinh thần kiến quốc khởi nghiệp của người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Cho đến hôm nay, Quốc gia khởi nghiệp vẫn là một trong những cuốn sách mà giới trẻ nhất định phải đọc và học hỏi khi bắt đầu con xây dựng sự nghiệp của bản thân.
Theo Người Đưa Tin, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ khuyên: Dân thành phố và thế hệ trẻ ngày nay quá yếu ớt, mới áp lực một chút đã phải tìm kiếm sự cân bằng
- Thấm thía lời khuyên “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ dành cho hàng triệu thanh niên Việt: Người trẻ cần học thanh niên Do Thái!
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ khuyên: Thanh niên Việt cần học thanh niên Do Thái, muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình