Chủ tịch Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ thẳng thắn bày tỏ quan điểm Việt Nam được mệnh danh là Do Thái Phương Đông nhưng thanh niên và giới trẻ Việt hiện đang sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh.
Đặng Lê Nguyên Vũ được biết đến là người sáng lập đồng thời là chủ tịch thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng. Ông được nhiều tạp chí nổi tiếng trên thế giới mệnh danh là “Vua cà phê Việt Nam”. Vị doanh nhân sinh năm 1971 đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ trong hành trình khởi nghiệp.
Đặng Lê Nguyên Vũ xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Khánh Hòa. Gia đình ông chuyển đến sinh sống ở miền núi tỉnh Đắk Lắk vào năm 1979.
Chứng kiến cảnh gia đình lăn lộn trong nghèo khó từ nhỏ, Đặng Lê Nguyên Vũ đã đi làm kiếm tiền từ rất sớm. Ông đã biết bẻ ngô, chăn lợn hay giúp mẹ đóng gạch ngay từ khi còn bé.
Năm 1992, ông chính thức trở thành tân sinh viên khoa Y, đại học Tây Nguyên. Ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, Đặng Lê Nguyên Vũ đã bén duyên với cà phê.
Ông nghiên cứu tìm tòi rất sâu về lĩnh vực này và bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp trong ngành cà phê. Không lâu sau đó, chàng sinh viên trẻ chính thức bỏ học và lên Sài Gòn lập nghiệp với chỉ 100 ngàn đồng trong túi.
Trong một chương trình truyền hình, khi được hỏi về lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, ông cho biết mình không có một lời khuyên cụ thể mà chỉ chia sẻ về những hành trình đã qua và những dự định trong tương lai.
Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ điều ông thực sự muốn làm là giúp cho đất nước Việt Nam trở nên ngày càng hùng mạnh.
Vị chủ tịch cà phê Trung Nguyên chia sẻ điều mà ông có thể làm được là tư duy khác biệt của thanh niên Do Thái.
Ông Vua cà phê Việt Nam nói: “Họ đã nói những điều mà thanh niên Việt Nam nên biết. Họ nói rằng “không phải ta thì là ai, không phải lúc này thì lúc nào?” Họ nói những chuyện đó không để cho quá khứ, không để cho thế hệ con cái tương lai. Họ nhận lại trách nhiệm đó”.
Ông Vũ cho biết chính tinh thần kiên quyết và quật cường của người Do Thái đã tạo ra một dân tộc nắm giữ hầu hết tài sản của thế giới chỉ với dân số là 14 triệu người.
Điều khiến ông luôn đau đáu trong lòng là tại sao người trẻ Do Thái làm được thì tại sao người Việt mình không thể trong khi dân số ta có hơn 100 triệu người.
Ông thẳng thắn chia sẻ Việt Nam được mệnh danh là Do Thái Phương Đông nhưng sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh.
Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ từng nhận xét: “Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm stress, phải tìm kiếm sự cân bằng. Thế là không được. Muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình.”
Chính Bill Gates cũng tận dụng áp lực, stress và hình thành một thói quen đơn giản từ những năm 1980 là “think weeks”. Thói quen này giúp ông làm việc tốt hơn trong môi trường kinh doanh bận rộn, áp lực. Giải pháp đối mặt với stress từng được Bill Gates chia sẻ trên trang CNBC.
Vào những năm 1980, Bill Gates bắt đầu đầu triển khai thói quen “think weeks” (tạm dịch: những tuần suy nghĩ), là giai đoạn ông dành thời gian trong một cabin bí mật nằm ở đâu đó trong một khu rừng tuyết tùng ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
Khoảng thời gian này được Bill Gates dành để đọc các báo cáo từ những nhân viên của Microsoft đưa ra những cải tiến mới hoặc các khoản đầu tư tiềm năng.
Kết quả của “tuần suy nghĩ” là việc ra đời những ý tưởng lớn như ra mắt Internet Explorer vào năm 1995. Mặc dù ban đầu là một hoạt động cá nhân, Gates sau đó đã chia sẻ khái niệm này đến nhiều người bạn có tầm ảnh hưởng mà ông quen biết.
Dù là Chủ tịch Cafe Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ, hay là tỷ phú thế giới Bill Gates cũng đi lên từ những thất bại, đi lên từ áp lực, stress. Vậy nên đừng sợ áp lực, đừng sợ stress, hãy lấy đó làm động lực, làm lực đẩy để bạn tiến xa hơn trong tương lai nhé!
Đặng Lê Nguyên Vũ không khuyên nhủ ai mà muốn người trẻ tự thúc giục nhau mà tiến lên, hoặc ông có thể cùng đồng hành với bất kì bạn trẻ nào thực sự có tư duy đột phá sáng tạo và dám hành động.
Thế nhưng để hoà vào bối cảnh toàn cầu và cũng như vươn ra thế giới, chủ tịch Trung Nguyên chia sẻ chúng ta cần phải sửa chữa văn hoá và điều này nên xuất phát từ thế hệ thanh niên khởi nghiệp.
Cuối cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ ông đặt niềm tin vào “thế hệ vĩ đại” và tin tưởng thế hệ này sẽ kiến tạo kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
“Việt Nam được mệnh danh là gì? Do Thái phương Đông. Do Thái phương Đông mà sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh thì không có tư duy đột phá sáng tạo. Tôi nghĩ tương lai Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thế hệ trẻ.
Tôi không có khuyên nhưng mà chúng ta hãy thúc giục nhau chia sẻ ước mơ lớn của đất nước có vị trí ảnh hưởng, độc lập, hùng mạnh và bình đẳng với bất kỳ quốc gia nào, thế lực nào to lớn. Chúng ta cũng phải đàng hoàng, bình đẳng với họ và đóng góp nhiều hơn họ. Thực sự tôi sẽ có mặt cùng các bạn, dốc hết sức chứ không phải chỉ khuyên”, ông Vũ chia sẻ.
Người biết ước mơ
Hiện nay, Đặng Lê Nguyên Vũ không tiếp tục phát triển Trung Nguyên theo chiều rộng mà anh đang đầu tư chiều sâu cho các cơ sở nội địa để hoàn thiện hình ảnh, củng cố công cuộc kinh doanh, bảo vệ nó khỏi những đối thủ cạnh tranh mới.
Anh không ngừng điều chỉnh hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của Trung Nguyên để thích nghi với những thị trường mới mà anh dự định sẽ thâm nhập, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc. Anh không chỉ hăng say lao vào công việc vì sự lớn mạnh của Trung Nguyên mà còn vì thương hiệu Việt, vì nhiều vấn đề của ngành nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.
“Thế giới đã từng biết đến rượu vang Pháp, cà phê Columbia, sữa tươi Hoa Kỳ… Chúng ta cũng có quyền mơ một giấc mơ rằng cả thế giới phải biết đến cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận, vải thiều Thanh Hà, sầu riêng Cái Mơn… Ở Trung Nguyên, chúng tôi không chỉ tập hợp những người biết bán cà phê hay sản xuất cà phê mà là tập hợp của những con người tâm huyết, biết chia sẻ với cộng đồng, với mong ước tự tin ghi dấu ấn riêng của mình vào sự thay đổi của dân tộc, của đất nước” – Đặng Lê Nguyên Vũ nói.
Chính sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm cộng với một chữ tâm đầy nhiệt huyết đã làm nên thành công cho chúng tôi. Hơn bất kỳ một tập thể, cộng đồng nào, Trung Nguyên khao khát chia sẻ tính sáng tạo với tất cả mọi người.
Đặng Lê Nguyên Vũ bật mí: “Chiến lược phát triển công ty của chúng tôi có 5 bước. Hiện tại chúng tôi đang hoàn thiện bước thứ 2. Bước đầu tiên là hình thành gầy dựng thương hiệu, hoàn chỉnh khâu phân phối. Bước thứ hai là đưa chất văn hóa và sự đồng nhất vào sản phẩm, và vì bí mật kinh doanh cho phép tôi không nói, chỉ biết, bước cuối cùng là một Trung Nguyên toàn cầu”.
Anh luôn trăn trở về thế hệ sau mình: “Tôi biết trong cuộc sống vẫn có rất nhiều bạn trẻ mang mặc cảm của sự nghèo khó, của lòng tự ti, nhưng tiền bạc không phải là vốn mà điều quan trọng là phải có những ước mơ lớn lao. Hiện nay, có nhiều bạn trẻ mang trong lòng những ước mơ rất hạn hẹp về những giá trị vật chất mà thiếu đi “chất lửa” của một tuổi trẻ khát khao được cống hiến, được chia sẻ và tâm huyết với những thay đổi lớn lao của dân tộc, của đất nước – đó cũng là một phần lỗi không nhỏ ảnh hưởng của nền giáo dục hiện nay đang làm bào mòn đi tính sáng tạo trong suy nghĩ của họ”.
Với tất cả những gì đã và đang làm được, Đặng Lê Nguyên Vũ đã góp phần tiếp sức để những hạt cà phê thấm đẫm sự nhọc nhằn của người nông dân Việt Nam được chắp cánh xa hơn, chinh phục thị trường thế giới bằng hương vị đậm đà và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.
Theo Người Đưa Tin, Thị trường 24h
Xem thêm bài liên quan
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ khuyên người trẻ Việt: Muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình, cần học thanh niên Do Thái
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ khuyên: Dân thành phố và thế hệ trẻ ngày nay quá yếu ớt, mới áp lực một chút đã phải tìm kiếm sự cân bằng
- Thấm thía lời khuyên “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ dành cho hàng triệu thanh niên Việt: Người trẻ cần học thanh niên Do Thái!