Bạn có biết những triệu phú USD quản lý tài sản của họ như thế nào hay không? Danh mục đầu tư của họ được phân bổ ra sao? Trước khi nỗ lực để trở thành triệu phú, hãy nên biết xu hướng quản lý tài sản của họ.
Trở thành triệu phú USD là ước mơ của rất nhiều người bởi khối tài sản đó không hề nhỏ và số lượng người sở hữu nó chưa bao giờ vượt quá 1% dân số thế giới. Rất nhiều cuốn sách, khóa học, chương trình đào tạo… khuyến khích các bạn làm giàu, nghĩ như người giàu, hành động như người giàu để có thể được lọt vào danh sách VIP này.
Vậy bạn có biết những triệu phú quản lý tài sản của họ như thế nào hay không? Danh mục đầu tư của họ được phân bổ ra sao? Trước khi trở thành triệu phú, hãy nên biết xu hướng quản lý tài sản của họ.
Định nghĩa triệu phú USD
Thông thường Triệu phú được định nghĩa là người có tài sản từ 1 triệu USD trở lên, đấy là cách đánh giá đơn giản và dễ dàng nhất. Tuy nhiên trong giới Tài chính và Đầu tư thì nếu chỉ có tài sản 1 triệu USD chưa chắc bạn đã là triệu phú.
Đơn giản bởi 1 người dân có 1 cái nhà tại 1 khu vực tương đối đẹp tại London, New York hay thậm chí như Hà Nội đã được coi là có tài sản 1 triệu USD rồi. Cách định nghĩa của giới Tài chính thế giới về Triệu phú lúc này được thay bằng cụm từ “Người có giá trị tài sản lớn” – High-net-worth individual (HNWI), là những người có “tài sản có thể đầu tư” là 1 triệu USD trở lên.
Như vậy một triệu phú hay HNWI là người có tiền mặt, cổ phiếu hoặc bất động sản (không tính ngôi nhà đang ở) trong tay tương đương với 1 triệu USD trở lên và có thể sử dụng để đầu tư. Điều này sẽ loại trừ bớt các tài sản họ đang sử dụng như Bất động sản đang ở, ô tô, đồ trang sức… mà chỉ tính đến giá trị tiền bạc họ “có thể đầu tư”.
Định nghĩa về HNWI lại tiếp tục được mở rộng hơn nữa cho những “người có giá trị tài sản rất lớn” – Very High-net-worth individual (VHNWI) với giá trị tài sản từ 5 triệu USD trở lên và những “người siêu giàu” Ultra High-net-worth individual (UHNWI) với tài sản đầu tư lên tới 30 triệu USD trở lên.
Cho tới cuối năm 2015, chỉ có khoảng 13 triệu HNWI trên thế giới (chiếm ~0,17% dân số). Mỹ là quốc gia có số lượng triệu phú nhiều nhất, khoảng 4,1 triệu người, còn London là thành phố có nhiều triệu phú nhất với 376 nghìn người.
Cách phân bổ vốn của các nhà triệu phú USD
Đây sẽ là quan điểm của triệu phú USD. Mọi người đọc để biết người có tiền họ phân bổ tài sản căn bản như thế nào.
Thỉnh thoảng mình đi câu cá cùng với các khách hàng, họ đa phần là triệu phú USD ở Việt Nam, kinh doanh bài bản, thâm niên tuổi nghề đều trên 15-20 năm. Mình chỉ họ 2 câu:
1/ Nếu như con trai anh đã trưởng thành thì anh sẽ giao lại sự nghiệp công ty để con anh quản lý như thế nào?
2/ Anh thấy sao về các bạn trẻ khi họ thích bỏ tiền vào tiền điện tử và chứng khoán?
Khách hàng mình khởi sự với nghề sản xuất, sau đó bất động sản, anh cũng khá vui vẻ với câu hỏi.
Anh đáp lại:
Con anh nuôi đủ 18 tuổi, sau đó cho con vay tiền để đi du học, học xong đi làm thì về trả lại cho anh. Có lẽ văn hoá phương tây đã ảnh hưởng nó phần nào, nó không thích kinh doanh giống gia đình, mà chọn con đường nghiên cứu khảo cổ học ở VN, nghề mà rất lạ, cũng ko thấy tương lai ở đâu.
Anh thì tôn trọng quyết định của nó, nhưng là cha con nên anh muốn chỉ nó kiến thức tài chính, đam mê là một chuyện, cần có cái nghề cần câu cơm để nuôi đam mê. Anh sẽ để cho nó 10 tỷ và chỉ nó cách phân bổ tài sản.
– Tài sản tăng trưởng
– Tài sản dòng tiền
– Tài sản mạo hiểm
– Tiền mặt
Nó có 10 tỷ mục tiêu nếu bỏ nhà băng thì mỗi năm chỉ được 5%, số tiền đó mà để nhà băng thì lạm phát sẽ cuốn trôi theo qua các năm.
Con trai anh cần đạt 10-15% trên một năm với tất cả danh mục tài sản đang có.
Nó có cuộc sống bình an ko mưu cầu bức phá nên anh chọn cho nó tỷ suất an toàn khi đầu tư.
– Tài sản tăng trưởng:
Dành 2 tỷ đi mua lô đất vùng quê, đất mặt tiền, thanh khoản tốt, pháp lí rõ ràng, có bà con nội ngoại giới thiệu biết rõ nguồn gốc đất là mua an toàn nhất.
– Tài sản dòng tiền:
Yêu cầu mỗi năm tạo ra 10-20% dòng tiền trên tài sản nên có rất nhiều thứ để đầu tư.
+ Mở phòng gym
+ Xây nhà trọ cho thuê
+ Mua cổ phiếu trả cổ tức
+ Góp vốn cùng bạn xây căn hộ cho thuê
+ Hợp tác với những mối quan hệ tốt và có chỉ số đầu tư như mình mong muốn,…
– Tài sản mạo hiểm:
+ Mua đất giấy tay
+ Mua những cổ phiếu penny dưới 10k
+ Mua coin
+ Lan đột biến
-Tiền mặt:
Để tầm 500 triệu, có việc gấp còn xoay sở, hoặc cơ hội tốt cũng có thể tham gia vào một ít.
Đây sẽ là quan điểm của triệu phú USD. Mọi người đọc để biết người có tiền họ phân bổ tài sản căn bản như thế nào.
Đừng nói có bố cho 10 tỷ thật hạnh phúc, nếu kêu có cha giàu có thật tuyệt, thì kĩ năng sinh vào gia đình giàu cũng là một tài năng.
*** Còn việc các bạn trẻ họ đánh cược tài sản của mình vào các cách kiếm tiền nhanh : forex, tiền điện tử, chứng khoán, lan đột biến,..
Khi vốn họ ít họ xem đó là danh mục tài sản cần tăng trưởng. Còn với nhóm có vốn thì lại xem đó là danh mục tài sản mạo hiểm.
Khác nhau cách bỏ vốn.
Nếu nhóm trẻ thắng thắng rất đậm, còn nhóm già như anh thắng chỉ tăng được tài sản vài chục %, nhưng tụi anh mãi mãi không bao giờ thua.
Anh có vài đứa em tuổi 1997, 2000 tụi nó kinh doanh trên internet lúc đó có nắm giữ một số đồng coin từ thời 2016.
Sau vài cú lên đỉnh tụi nó đã có vài triệu đô la.
Ngày trước đi ăn sáng, anh toàn bao tụi nó. Giờ các em đã khác, suốt ngày đi shopping đồ hiệu, mua xe sáng, mua nhà to.
Anh chỉ chúc mừng dù gì em mình cũng phát đạt mà, nhưng đôi khi anh ngẫm lại, liệu đó có phải là ông trời trừng phạt tụi nó không? Chọn một con ngựa đặt cược rồi thắng cực to, cứ tưởng mình là giỏi giang của xã hội, rồi cũng ko học tập phát triển, đi các hội thảo chém gió, cặp kè chân dài, không biết tụi nó học được gì mới ko? Vì cuộc đời không ai dám chắc mình chọn thắng hoài được đâu em.
Anh không xem tiền điện tử, forex, lan đột biến, chứng khoán penny là xấu, anh chỉ để nó trong danh mục tài sản mạo hiểm của anh 5%. Nếu thắng anh lại vui, không thắng thì lãi mỗi năm bù đắp cũng không có gì phải mất đi nụ cười.
Còn các bạn trẻ họ bỏ 100% tài sản vào đó, chiến thắng 1-2 cơn sóng, họ nghĩ mình thông minh tài năng, rủ rê lôi kéo bạn bè, có người còn cầm nhà, cầm xe. Đúng là có gan làm giàu, nhưng đặt cược vào một con ngựa rồi cầu nguyện thì đó là một trò cười.
Cụ Warren cũng từng khuyên: “Nếu kết quả là nhân với 0 thì bạn nhân bao nhiêu cũng là 0 mà thôi”
Em biết vì sao các bạn trẻ thích đầu tư tiền điện tử, chứng khoán, forex không?
Vì thứ nhất là số tiền nào cũng mua được, lí do thứ hai quan trọng hơn là ngồi phòng máy lạnh mua xong rung đùi chã cần làm gì.
– Bỏ vốn 30 triệu mua cái xe bánh mì, bán mỗi ngày 100-200 ổ, sau 3 tháng hoàn vốn thì mấy môn đầu tư bạn kể, có cái nào 33% tháng không? Nóng gió bụi bặm, khách sẽ chửi nếu làm không nhanh tay, có vẻ cực nên không ai muốn đi làm sản xuất.
– Ai cũng thích ngồi văn phòng, mang đồ đẹp chỉ tay năm ngón và cầu trời vào thị trường đi lên.
– Những mã chứng khoán anh giữ
– Miếng đất anh giữ
– Chu kỳ kinh tế đi lên anh ko cần làm gì tài sản tự tăng 50-70%.
Nhưng tài sản anh đầu tư nhiều nhất chính là sản xuất. Dù có mất đi tất cả anh vẫn tin anh có thể làm lại mọi thứ, mối quan hệ đối tác, hệ thống chạy quảng cáo, cách tuyển đào tạo nhân sự, kỹ năng thương thảo giành hợp đồng, cách mở rộng điểm bán, nhà xưởng,…
Anh cũng muốn tất cả mọi người giàu có hạnh phúc, nhưng bằng chính thực lực của mình chứ ko phải chọn một tấm vé số, con ngựa đua và hy vọng nó đổi đời.
Các triệu phú USD quản lý danh mục tài sản và đầu tư của họ như thế nào?
Theo “Báo cáo về thịnh vượng” mới nhất của Capgemini and RBC Wealth Management thì giới triệu phú thế giới phân bố tài sản như sau:
– 26,8% dưới dạng vốn sở hữu (equity) – là dạng cổ phần, cổ phiếu trong các công ty, đơn vị kinh doanh
– 25,6% là tiền mặt hoặc tương đương
– 17,6% là bất động sản (không tính bất động sản đang ở)
– 16,9% là thu nhập cố định (lương, lợi tức…)
– 13,0% là các đầu tư khác (như các quỹ tương hỗ, ngoại tệ, chứng khoán phái sinh, hàng hóa hay vốn sở hữu tư nhân).
Các HNWI ở Bắc Mỹ thì lại đầu tư nhiều vào kinh doanh dưới dạng sở hữu cổ phần trong các công ty, trong khi đó các triệu phú ở Châu Á Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) thì chia các nguồn đầu tư, tài sản tương đối đồng đều.
Về mặt xu hướng thì so với 2014, năm 2015 có sự tăng trưởng đầu tư vào các công ty, cùng với đó là sụt giảm về tiền mặt dự trữ cũng như bất động sản. Mức thu nhập cố định thì tăng tương ứng với giảm nguồn đầu tư khác.
Học được gì từ phân bố tài sản của các triệu phú USD?
Điều dễ nhận ra nhất chính là “không bỏ trứng vào cùng 1 giỏ” khi mà tài sản của giới nhà giàu được phân bố tương đối đều giữa các hạng mục. Sự khác biệt đôi chút xảy ra đối với từng khu vực do yếu tố địa chính trị chẳng hạn Châu Phi & Trung Đông, Châu Mỹ Latin có tỷ lệ tài sản dưới dạng vốn chủ sở hữu khá thấp so với các lục địa khác, nhưng thu nhập cố định và các đầu tư khác lại cao đáng ngạc nhiên.
Nhật Bản và Bắc Mỹ là hai khu vực kinh doanh năng động nên không ngạc nhiên khi thấy họ có tài sản lớn trong mảng kinh doanh, nhưng lại có tỷ lệ đầu tư vào Bất động sản thấp hơn hẳn.
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực của Việt Nam chúng ta, là một khu vực phát triển năng động nhất thế giới, nhưng xu hướng lại chia đều cho các mảng đầu tư rất hợp lý tương ứng với:
– 22,8% dưới dạng vốn sở hữu (equity)
– 23,1% là tiền mặt hoặc tương đương
– 21,4% là bất động sản (không tính bất động sản đang ở)
– 18,7% là thu nhập cố định (lương, lợi tức…)
– 14,0% là các đầu tư khác
Như vậy, thay vì sốt sình sịch theo các làn sóng bất động sản hay cơn lốc chứng khoán thì chúng ta hãy nên nhìn vào những gì người giàu đang phân bố tài sản của họ để có sự cân đối hợp lý giữa mọi nguồn thu nhập và tài sản.
Có thể đây chính là bí quyết của họ giúp họ ngày càng giàu lên và trong khi đó người nghèo thì lại càng nghèo đi do năng lực quản lý của nhóm HNWI luôn ở sự vượt trội và có sự cân bằng rất hợp lý.
Tổng hợp vnghana, Nguyễn Duy Thịnh