Khởi đầu là một chàng sinh viên của Đại học Y Tây Nguyên, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ đã gây dựng lên một thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam và vươn ra hơn 60 quốc gia thế giới. Không được học hành bài bản nhưng nghệ thuật quản trị của Đặng Lê Nguyên Vũ đã khiến giới kinh doanh phải nể phục.
Hiện nay, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng đội ngũ nhân viên của mình đã xây dựng nên một Trung Nguyên hùng mạnh với hệ thống cụm ngành cà phê trên toàn quốc và nhiều nước trên thế giới. Phong cách quản lí và lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ là một nhân tố quan trọng để tạo nên sự thành công ấy.
Giới thiệu sơ lược về doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những doanh nhân nổi bật và thành công của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Ông sinh ngày 10/02/1971 tại Ninh Hòa, Nha Trang, trong một gia đình nông dân nghèo và tuổi thơ trải qua nhiều cơ cực, thiếu thốn.
Đến năm 1996, ông cùng 3 người bạn của mình hợp tác và sáng lập nên thương hiệu Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột. Lúc bấy giờ, đây chỉ là một cơ sở rang xay tích hợp quán cà phê có diện tích nhỏ mà máy móc cũ kỹ.
Thế nhưng, đến năm 1998, công ty mở rộng chi nhánh hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và được biết đến như doanh nghiệp kinh doanh cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Với tham vọng đưa Trung Nguyên trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, ông đặt ra 3 mục tiêu lớn nhất của đời mình là:
– Toàn cầu hóa Trung Nguyên.
– Đóng góp vào chiến lược quốc gia, với mục tiêu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh.
– Theo đuổi học thuyết cà phê trên phạm vi toàn cầu.
Phong cách quản lí của ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt nam, tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao động thông qua hệ thống gần 1000 quán cà phê được nhượng quyền trên cả nước. Vì vậy, Đặng Lê Nguyên Vũ luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết trong nội bộ công ty một cách chặc chẽ.
Đội ngũ quản lý và nhân viên của Tập đoàn Trung Nguyên phần lớn là những bạn trẻ, được đào tạo bài bản về chuyên môn. Bên cạnh đó, họ còn được tư vấn từ những chuyên gia có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài.
Vì thế sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong nội bộ là yếu tố quan trọng để đội ngũ nhân viên của tập đoàn có điều kiện học hỏi và phát huy hết khả năng của mình
Khuyến khích sự sáng tạo, tìm tòi cái mới
Đặng Lê Nguyên Vũ luôn khuyến khích các bạn trẻ hiện nay phải luôn luôn sáng tạo, không ngừng học hỏi để có cái nhìn xa hơn, vì “có sáng tạo mới có thành công”.
Bản thân ông là một người tháo vát, có tầm nhìn xa, có khả năng phân tích tình huống tốt cho những bước đi trong tương lai của mình. Minh chứng cho điều đó là từ hai bàn tay trắng ông đã gầy dựng nên một thương hiệu cà phê Trung nguyên nổi tiếng như ngày nay.
Quá trình xây dựng Trung Nguyên phần nào đã thể hiện rõ về sự tư duy sáng tạo đột phá của Đặng Lê Nguyên Vũ. Để phát triển thương hiệu và cạnh tranh với các công ty đa quốc gia về cà phê như Nescafe, Starbucks… ông Vũ đã định vị thương hiệu Trung Nguyên là một phần của truyền thống Việt Nam, minh chứng cho lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
Tiêu biểu là cà phê chồn (Weasel) của Trung Nguyên đã được bộ ngoại giao làm quà tặng cho các Nguyên Thủ Quốc Gia và chọn làm đại sứ ngoại giao văn hóa. Sự thành công mỹ mãn trong chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản cũng là minh chứng sự thông minh, sáng tạo tuyệt đỉnh của Đặng Lê Nguyên Vũ.
Đặc biệt, slogan “Khơi nguồn sáng tạo” của Trung Nguyên đã tạo cảm hứng, thúc đẩy sáng tạo cho những người thưởng thức cà phê, đã khơi dậy khát vọng trong mỗi người dân Việt Nam.
Nói phải đi đôi với làm
Đặng Lê Nguyên Vũ là mẫu người đã nói là làm, không chấp nhận với sự manh mún, hay hô khẩu hiệu suông. Ông luôn là người đi tiên phong dẫn lối cho sự phát triển của cà phê Trung Nguyên khi tự mình xuống đường để giới thiệu sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng và nhiều chiến lược khác.
Ông luôn cổ động cho một hoài bão và ba tinh thần đặc trưng học tập từ người dân Israe. Cụ thể, một hoài bão là “Việt Nam trở thành một quốc gia đi đầu, có tầm ảnh hưởng”; Còn ba tinh thần là “Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo”.
Ông Vũ xác định 3 mục tiêu phải làm cho bằng được trong đời mình là phát triển toàn cầu hóa Trung Nguyên, đóng góp công sức để xây dưng vì một Việt Nam hùng mạnh và theo đuổi học thuyết cà phê trên phạm vi toàn cầu.
Nghệ thuật quản trị của Đặng Lê Nguyên Vũ
Những quyết định đúng đắn ban đầu
Ông quyết định thành lập hãng cà phê Trung Nguyên để chế biến, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm từ cà phê trong thời điểm cách đây 18 năm; khi mà hình thức xuất khẩu cà phê thô vẫn là mục đích chính là bước đi đầu tiên trong chuỗi sự kiện làm nên danh tiếng cà phê Trung Nguyên sau này.
“Hãng cà phê Trung Nguyên” làm cho người sử dụng nghĩ ngay tới một cơ sở lớn với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, chứ không thể là một địa điểm với chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ, công suất thấp như trong buổi đầu khởi nghiệp nó đã thể hiện rõ nét phẩm chất kinh doanh của ông.
Việc đặt tên “hãng” đã đánh trúng tâm lý của người sử dụng sản phẩm cà phê, khi mà họ ít nhất có thể đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm thông qua tên gọi mang ý nghĩa to lớn của nhà sản xuất. Chính nghệ thuật quản trị của Đặng Lê Nguyên Vũ này đã giúp cho cà phê Trung Nguyên ban đầu bước vào thị trường gặp ít nhiều thuận lợi.
Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ
Sự thành công của cà phê Trung Nguyên luôn song hành với sự thành công và danh tiếng Đặng Lê Nguyên Vũ. Ông đã cho mọi người thấy mình dám thay đổi, không đi theo lối mòn cũ, để quyết tâm đưa cà phê Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới, mang lại lợi nhuận cho người nông dân.
Sự thành công của Trung Nguyên được gây dựng ngay từ ý tưởng thành lập ban đầu, khi mà Đặng Lê Nguyên Vũ đã không ngừng học hỏi và nghiên cứu để tạo ra những loại cà phê ngon nhất với những bí quyết rang xay và công thức pha chế riêng.
Sau này Trung Nguyên đã nghiên cứu và phát triển 30 loại cà phê pha chế có vị riêng, khác biệt, tạo ra 9 loại cà phê có mức độ về hương vị khác nhau.
Khi mở quán cà phê đầu tiên tại Sài Gòn năm, Ông đã rất nhạy bén trong kinh doanh thi quyết định phục vụ cà phê miễn phí trong 10 ngày. Song song với quá trình này còn là một chuỗi quảng bá thể hiện khát vọng lớn, nâng cao tinh thần Quốc gia, khát vọng không ngừng sáng tạo.
Phẩm chất kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ còn biểu hiện rõ trong việc ông biến sản phẩm cà phê của mình như là một phương thức để tiếp cận với nền văn hóa, nâng cao giá trị Việt Nam.
Điều này đã được kiểm chứng bằng sự thành công khi ông quyết định đưa sản phẩm của mình chinh phục khách hàng tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Đặng Lê Nguyên Vũ còn thể hiện mình là một con người có phẩm chất kinh doanh tuyệt vời. Khi ông là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam.
Chính cách làm này đã giúp cho cà phê Trung Nguyên nhanh chóng có mặt khắp thị trường Việt Nam trong khi tiềm lực tài chính công ty chưa thể thực hiện được.
Phong cách và kỹ năng lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ
Thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên ngày hôm nay, ít nhiều đến từ kỹ năng lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ. Hãy cùng phân tích rõ hơn qua phần dưới đây để thấy được nét độc đáo trong phong cách lãnh đạo của ông:
1. Luôn là người tiên phong
Tiên phong chính là yếu tố nổi bật nhất trong phong cách lãnh đạo cũng như quản lý của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bản thân là người khát khao vươn lên, mang trong mình đầy hoài bão và tâm huyết trong việc kinh doanh, ông đã chủ động bỏ giữa chừng việc học y khoa của mình để đến với niềm đam mê cà phê.
Thậm chí, ông còn có thể dành hàng tiếng đồng hồ chỉ để nói về nó, về thứ “vàng, đen” mà ông cả đời nguyện sống chết, cùng nỗi trăn trở về một “Việt Nam hùng cường, vĩ đại và có tầm ảnh hưởng…”. Những tâm sự đó cho ta thấy sự tâm huyết mà ông Vũ dành cho cà phê lớn đến mức nào.
2. Tư duy và góc nhìn mới lạ, độc đáo
Là một người lãnh đạo, khả năng sáng tạo là hết sức quan trọng. Đặng Lê Nguyên Vũ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này.
Ông coi cà phê như là một công cụ tuyệt hảo mang lại cho ông nguồn cảm hứng mới. Trong những giây phút căng thẳng hoặc thất bại, nó cũng giúp ông lấy lại cảm hứng cho riêng mình như chính slogan của Cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.
Ông Vũ luôn chú trọng phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình, cố gắng đưa Trung Nguyên đến gần hơn với mọi đối tượng. Khách hàng của Trung Nguyên có mặt ở hầu hết mọi lứa tuổi và đẳng cấp khác nhau.
Công ty luôn quan tâm, chú trọng nhu cầu, thị hiếu của người dùng, lấy đó làm tôn chỉ cho mọi chiến lược kinh doanh. Đây chính là điểm mới lạ trong tư duy và phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ rất đáng để các doanh nghiệp học hỏi: Lấy người tiêu dùng làm trung tâm.
3. Đề cao chữ Tín
Bên cạnh khách hàng, ông Vũ cũng luôn chú trọng quan tâm, xây dựng uy tín và hình tượng của bản thân và thương hiệu cà phê Trung Nguyên đối với các đối tác. Theo đó, Trung Nguyên luôn nhất quán xây dựng mối quan hệ làm ăn trên tinh thần bền vững, tôn trọng, uy tín và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Không những thế, với quan niệm sự bền vững của công ty gắn liền lợi ích chung của toàn xã hội, ông còn rất chú trọng việc xây dựng cộng đồng. Ông mong muốn thực hiện nhiều công tác thiện nguyện để góp phần xây dựng một Việt Nam ấm no hơn.
4. Củng cố tinh thần đoàn kết nội bộ
Trung Nguyên được hình thành và phát triển với sứ mệnh cao cả là kết nối và phát triển những người có cùng đam mê cà phê. Khát khao này không chỉ giới hạn ở riêng Việt Nam mà còn mở rộng ra phạm vi toàn thế giới.
Muốn làm được điều đó, ngay trong chính nội bộ của Trung Nguyên, tinh thần đoàn kết và kết nối giữa các thành viên là điều cần được chú trọng hơn cả.
5. Coi trọng công tác quản trị rủi ro
Như đã đề cập ở trên, ông Vũ có tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Nguyên ra những châu lục khác. Chính vì vậy, ông đã từng bước tiến ra thế giới bằng con đường nhượng quyền thương mại. Với đặc thù hoạt động này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng chủ động kiểm soát, đề phòng và quản trị tốt những rủi ro có thể xảy ra.
6. Là một nhà lãnh đạo có “tâm”, có “tầm”
Đặng Lê Nguyên Vũ còn thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm:
– Ông có “tâm” ở việc luôn quan tâm tới tầng lớp thanh niên trẻ và khơi dậy sự sáng tạo trong họ. Đồng thời, ông còn tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện….
– Cái “tầm” của ông thể hiện ở việc lên tiếng bảo vệ thương hiệu Việt khi Starbuck nhảy vào thị trường Việt Nam. Hơn nữa, ông cũng đã có bước đi chiến lược tại thị trường Mỹ, giúp Trung Nguyên không bị mất đi thương hiệu. Điều này đã cho thấy được tầm nhìn sâu rộng của ông trong lĩnh vực kinh doanh.
Kết luận
Trên đây là một vài phân tích về kỹ năng quản trị và lãnh đạo của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ đem đến những ví dụ thực tế về những nhà lãnh đạo thành công. Từ đó, nó có thể giúp bạn học hỏi để ứng dụng vào quá trình vận hành doanh nghiệp của mình!
Tham khảo: Doanh nhân đương thời, Misa
Xem thêm bài liên quan
- Học hỏi nghệ thuật quản trị và lãnh đạo “bậc thầy” của vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Có “Tâm” và cả “Tầm”
- Phân tích nghệ thuật quản trị và lãnh đạo “bậc thầy” của vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Có “Tâm” và cả “Tầm”
- Lên hang núi ở ẩn, chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ điều hành hàng nghìn nhân viên, chi nhánh Trung Nguyên khắp thế giới bằng cách nào?