Tổng giám đốc Vinamilk, bà Mai Kiều Liên chia sẻ về triết lý lãnh đạo: Điều quan trọng là sự chân thành, làm gương, phải chứng minh được mình dẫn dắt đội ngũ công ty đi lên, cuộc sống mọi người khá lên.
Ai cũng hiểu thành quả đó chính là “quả ngọt” của sự quả quyết, dám nghĩ dám làm, bền bỉ… của bà. Tất cả sự tận tâm đó đã giúp Mai Kiều Liên cũng như Vinamilk chạm tới thành công, khẳng định giá trị mới của người phụ nữ thời hiện đại.

Không mấy bất ngờ khi CEO Vinamilk Mai Kiều Liên lọt vào top 50 những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam năm 2019 mới được công bố bởi Forbes.
Ai cũng hiểu thành quả đó chính là “quả ngọt” của sự quả quyết, dám nghĩ dám làm, bền bỉ… của bà. Tất cả sự tận tâm đó đã giúp Mai Kiều Liên cũng như Vinamilk chạm tới thành công, khẳng định giá trị mới của người phụ nữ thời hiện đại.
CEO Vinamilk từng không muốn theo ngành sữa vì… nghe tầm thường quá

Ít ai có thể ngờ rằng, lý do khiến CEO Vinamilk – bà Mai Kiều Liên đến với ngành sữa là theo lời khuyên của ba. “Khi học đại học tại Nga, khác với các bạn trẻ bây giờ, chúng tôi không được chọn ngành. Thời đó, Nhà nước phân công ngành nào thì phải học ngành đó.
Khi đoàn học viên di chuyển tới biên giới Trung Quốc – Liên Xô thì có thông báo bốn người được lựa chọn học ngành công nghệ sữa trong đó có tôi. Thú thật lúc đó cả hội trường đã cười, còn tôi thì ngỡ ngàng lắm, vì nghe ngành sữa thấy rất bình thường. Miền Bắc chỉ có nông trường Mộc Châu có vài trăm con bò do Cu Ba viện trợ, nấu bánh sữa cũng rất khó khăn. Công nghệ chế biến sữa thì hoàn toàn không có.
Nghe phải đi học ngành sữa thì thật sự thấy thất vọng. Sau một năm học tiếng Nga, tôi vẫn nuôi hi vọng được chuyển ngành mà mình yêu thích. Tôi có đam mê với vật lý và cũng mong muốn được học ngành này. Thời điểm đó, vật lý, hóa học được xem là ngành thời thượng của xã hội. Nhưng trước khi đưa ra quyết định, tôi có nghe ý kiến một người.

Tôi xin ý kiến của ba mình về việc học ngành nào cho đúng đắn thì nhận được lời khuyên là tiếp tục học ngành sữa. Ba tôi đưa ra lời khuyên trước khi đi B chiến đấu.
Ông cho rằng, sau chiến tranh việc cần thiết nhất vẫn là cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và sữa chính là chìa khóa để làm chuyện này. Sau lời khuyên này thì tôi xác định theo đuổi ngành sữa một cách nghiêm túc”.
Thăng trầm cùng Vinamilk
Khi được hỏi về bước đầu kết duyên cùng sữa, bà Liên cũng không giấu nổi sự bồi hồi xúc động khi nhớ lại chuyện xưa.
Công ty Sữa – Cà phê Việt Nam, tiền thân của Vinamilk ra đời trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất. Sau chiến tranh, ngành sữa Việt hoàn toàn không có gì, kể cả đàn bò. Máy móc, thiết bị cũ, mọi nguyên liệu đều phải nhập ngoại.
Có 2 nhà máy công suất thiết kế 196 triệu tấn một năm, nhưng thực tế, Vinamilk chỉ sản xuất 8 triệu tấn. Một nhà máy phải đóng cửa vì không có nguyên liệu.

Lúc bấy giờ, động lực lớn nhất mà tất cả nhân viên dồn tâm trí và sức lực xây dựng ngành sữa Việt Nam chính là làm sao để tạo nguồn dinh dưỡng phát triển thể lực trí tuệ, tầm vóc thế hệ trẻ. Và rồi khi ổn định thị phần trong nước, công ty tính chuyện xuất khẩu.
Kế hoạch này đã hiện thực hóa vào năm 1997, chúng tôi đi vào vùng chiến sự tại Iraq để có thể ký kết hợp đồng với đối tác. Thành tựu bước đầu đó là nền tảng duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hai con số của Vinamilk, giá trị khoảng 300 triệu USD mỗi năm.

Cuối thập niên 90, Vinamilk từng đứng trước thời khắc lựa chọn “bán mình” hay “giữ mình”. Nếu để đối tác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm 70% cổ phần, công ty còn 30% đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn tiếng nói trong điều hành.
Nếu chấp thuận lời đề nghị thì lương lãnh đạo rất cao nhưng thu nhập của công nhân lại không tốt. Quyết định cuối cùng là dù vất vả nhưng để tất cả mọi người cùng vận động. Kết quả là Vinamilk có được như ngày nay.
Phẩm chất của người lãnh đạo
Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ có nam giới mới là người lãnh đạo giỏi. Thế nhưng bà Mai Kiều Liên lại cho rằng, dù là phái yếu hay phái mạnh thì đều có bí quyết lãnh đạo riêng. Cơ bản là mình phải chân thành, là tấm gương sáng, đủ năng lực dẫn dắt đội ngũ công ty đi lên, cuộc sống mọi người khá lên.

Nói về tiêu chí của người lãnh đạo, vị Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho quan trọng nhất vẫn là phải có kiến thức. Có kiến thức thì mình ra quyết định đúng đắn, sát thực hơn, từ đó tìm ra mắt xích để giải quyết mọi khó khăn.
Là nữ giới, tôi nghĩ lãnh đạo nữ chỉ thua nam về sức mạnh cơ bắp, còn tất cả mọi thứ, từ kiến thức, đạo đức, đến đối nhân xử thế… đều giống nhau. Cái nữ tính nằm ở chỗ biết lắng nghe và thấu hiểu. Đó là bản năng, dù có quyết định gì cũng luôn luôn lắng nghe người đối diện. Quan trọng nữa là ý chí không buông bỏ, nếu mình biết mình làm đúng thì cứ đi tới, từng bước một, chắc chắn sẽ thành công.

Sáng tạo là yếu tố sống còn cho doanh nghiệp
Với cá nhân người phụ nữ, điểm mạnh là có tính chi tiết nên bản thân tôi làm việc gì cũng có kế hoạch rất chi tiết, tỉ mỉ mọi phương án và luôn lo xa cho mọi rủi ro có thể đến.

Đừng bao giờ đưa tôi ký duyệt những sản phẩm mà người ta làm lời lắm. Tất cả đều phải là sản phẩm mới thì mình mới đi đầu trên thị trường.
Cân bằng thời gian cho cộng việc và gia đình

Mặc dù giữ chức vụ cao nhưng bà Mai Kiều Liên vẫn cân bằng thời gian cho công việc và gia đình. Bà chia sẻ, ai cũng có 24 giờ mỗi ngày nên tôi dành thời gian cho công việc là 8 giờ, thời gian ở nhà 8 giờ và thời gian ngủ là 8 giờ. Trong đó, thời gian ở nhà là lúc vợ chồng, gia đình thống nhất với nhau, cùng con cái làm việc nhà.
Mọi người hay hỏi tôi tại sao gia đình không có người giúp việc. Đây cũng là điều tốt nhưng với riêng hoàn cảnh gia đình tôi là do tôi không muốn có. Vì tôi không muốn con cái ỷ lại, không muốn con cái có ý định sai khiến, làm phiền người khác. Vợ chồng tôi sẽ cùng con cái tìm cách phân chia, giải quyết – đó là kinh nghiệm của bản thân tôi.

Chân dung nữ tướng Mai Kiều Liên
Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại thủ đô Paris nước Pháp. Bố mẹ của bà vốn là bác sĩ quê gốc ở Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Gia đình của bà luôn dành tình cảm rất lớn cho đất nước đã sinh ra mình. Vì thế, họ quyết định vượt qua mọi thiếu thốn để quay trở về Việt Nam vào năm 1957.
Mai Kiều Liên được theo học tại trường tiểu học Trưng Vương thành phố Hà Nội. Ở thời điếm đó, miền Bắc đang trong tình trạng chiến tranh khốc liệt. Vì vậy, bà phải sơ tán về khu vực nông thôn và tiếp tục đi học trong điều kiện thiếu thốn.

Vào lúc này, Mai Kiều Liên đã từng chứng kiến cảnh thiếu thốn dinh dưỡng của trẻ em ở miền Bắc. Chính điều này đã trở thành nguồn cảm hứng để bà xây dựng Vinamilk với ước muốn mang đến nguồn sữa tươi giàu dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Mai Kiều Liên nhận được học bổng của nhà nước để theo học khoa chế biến sữa và thịt tại Mat-xcơ-va. Bà từng mơ ước được trở thành bác sỹ nên khá thất vọng khi phải theo học ngành mà mình không ưa thích. Vào năm 1976, bà tốt nghiệp kỹ sư công nghệ về chế biến thịt và sữa nhưng bà vẫn luôn nhiều đêm trăn trở về tương lai của mình.
Sau khi tốt nghiệp, Mai Kiều Liên quay về nước đảm nhiệm vị trí kỹ sư khối sản xuất sữa đặc và sữa chua tại nhà máy sữa Trường Thọ thuộc công ty Sữa và cà Phê miền Nam. Doanh nghiệp này cũng là tiền thân của công ty sữa Việt Nam Vinamilk. Tháng 8 năm 1980 đến tháng 2 năm 1982, bà được chuyển công tác với vai trò kỹ sư công nghệ thuộc phòng kỹ thuật của xí nghiệp Liên Hiệp Sữa cà phê bánh kẹo 1.
Trong thời gian công tác 6 năm với vai trò kỹ sư, bà luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Nhờ đó mà năm 1983, bà được nhà nước tiếp tục tài trợ đi học quản trị kinh tế tại đại học Leningrad. Ở thời điểm này, củ trương của chính phủ luôn đầu tư và đi tìm những tổng giám đốc vừa có tài vừa có đức để xây dựng những tập đoàn kinh tế cho chính phủ. Vì vậy, sau khi trở về nước, bà được bổ nhiệm vào vị trí phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Vinamilk. Từ năm 2003 đến năm 2015, bà kiêm nhiệm cả chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của Vinamilk.

Ở vai trò lãnh đạo, Mai Kiều Liên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và tập trung vào việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, bà luôn tìm cách để mang những tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng vào quy trình sản xuất.
Mai Kiều Liên chủ động nhiều lần đi công tác ở nước ngoài, tiếp xúc với kỹ thuật của nước bạn để đem nguồn giống bò sữa chất lượng cao về nước. Sau đó, bà vận động bà con nông dân nuôi giống bò mới và chấp nhận thu mua sữa với mức giá cao so với thị trường. Ngoài ra, bà cũng vận động bà con nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng của Vinamilk mua cổ phiếu của Vinamilk để có thêm tích lũy.
Mặc dù khởi điểm là một doanh nghiệp nhà nước nhưng mô hình quản lý doanh nghiệp của Vinamilk luôn thuộc hàng tiên tiến trên thế giới. Điều này có được bởi công lao to lớn của Mai Kiều Liên. Bà giữ chức vụ phó tổng giám đốc Vinamilk đến năm 1992. Từ năm 1992 đến nay, bà nhận được sự ghi nhận từ những đóng góp của mình và được bổ nhiệm vào chức vụ tổng giám đốc công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Những năm tiếp theo, Vinamilk dưới sự dẫn dắt của Mai Kiều Liên phát triển thần tốc và vững mạnh. Vinamilk liên tục đầu tư sang các thị trường mới như Mỹ, New Zealand. Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng để xây dựng các nhà máy tiêu chuẩn có khả năng tự động hóa.

Hiện nay, Vinamilk có khả năng cung ứng 1200 triệu lít sữa mỗi năm. Thị phần của Vinamilk liên tục tăng trong nhiều năm, kim ngạch xuất khẩu lên đến 250 USD mỗi năm. Nhờ những thành tích đó mà cổ phiếu Vinamilk nằm trong rổ VN30 và là cổ phiếu blue chip được nhiều nhà đầu tư săn đón.
Mai Kiều Liên là một doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam với thành tích đưa thương hiệu sữa Vinamilk chiếm lĩnh 35% thị phần sữa tươi của Việt Nam. Ngoài ra, Mai Kiều Liên còn có tên trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á do tạp chí Forbes bình chọn. Thương hiệu sữa Vinamilk dưới sự dẫn dắt của bà đã vượt ra khỏi quy mô sản xuất nông trại nhỏ, lẻ để vươn mình xuất khẩu đến 40 quốc gia trên thế giới. Ngày nay, Vinamilk đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các tập đoàn sữa lớn trên thế giới.
Sự thành công của Vinamilk nói riêng và Mai Kiều Liên còn góp phần mang đến công ăn, việc làm cho hàng triệu gia đình nông dân ở Việt Nam. Vinamilk hiện có hơn 15 chi nhánh trải dài khắp đất nước, hàng chục ngàn đại lý, doanh thu hàng năm vượt trên 2 tỷ đô la. Vinamilk cũng nằm trong top những thương hiệu mạnh của quốc gia.

Mai Kiều Liên đã có 3 lần được tạp chí Forbes vinh danh với tư cách là nữ CEO hàng đầu khu vực châu Á. Vào tháng 7 năm 2012, bà được tạp chí Quản trị doanh nghiệp châu Á trao giải Asian Excellence recognition Awards 2012 với hạng mục “những nhà quản trị doanh nghiệp xuất sắc của châu Á trong quan hệ với nhà đầu tư”.
Từ năm 1996 đến năm 2001, bà được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Bà Mai Kiều Liên hiện sở hữu 5,333,704 cổ phiếu của Vinamilk với giá trị ước tính vào tháng 7 năm 2020 là 615 tỷ đồng. Với số tài sản trên, bà đứng vị trí thứ 96 trong số 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo Doanh Nhân và Pháp Luật, Bstyle
Xem thêm bài liên quan
- “Nữ hoàng trang sức” PNJ Cao Thị Ngọc Dung: Là lãnh đạo, đừng bao giờ nghĩ mình đang nuôi nhân viên, mà chính họ mới là người nuôi mình
- Tỷ phú Richard Branson: “Với tôi, khách hàng không phải thượng đế, nhân viên mới là thượng đế. Nhân viên phải hạnh phúc trước thì khi đó khách hàng mới hài lòng”
- Công thức “Bất khả chiến bại” giúp nhà lãnh đạo tuyển chọn nhân tài: Đam mê + Tài năng + Nỗ lực = Chuyên gia