Trong một tập thể, ai cũng có thể bị thay thế, ngay cả sếp. Vì thế đừng ảo tưởng! Làm việc chuyên nghiệp thì cũng hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp.
Làm sai, sếp mắng… Bạn giận dỗi viết đơn xin nghỉ.
Sếp trả lời: “Ok”
Bạn mở FB và viết vài dòng thấm đẫm triết lý, kể lể đủ điều về sếp, về nơi làm việc cũ, vân vân và mây mây.
Khi bạn đi làm, bạn sẽ cảm nhận được vô số bất công trên cuộc đời này.
Bạn đã làm việc chuyên nghiệp. Vậy khi nghỉ việc, cũng hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp.
Đừng làm mình làm mẩy, đừng dỗi hờn thế giới, đừng nói xấu công ty hay sếp!
Bởi khi bạn ra đi rồi, tất cả những gì bạn để lại khiến người ta luyến tiếc là những đóng góp cho công ty…. hay là một cái thở phào của người ghét bạn… Bạn hoàn toàn có thể quyết định được nó.

Nếu bạn đã từng như trên thì nên đọc kỹ những điều “phũ nhưng thật” này:
1. Sếp chỉ giữ người muốn ở lại, chứ nếu bạn đã muốn ra đi, sẽ không có ai giữ bạn cả. Ngay cả khi bạn là một thằng có số má đầy mình.
2. Ai cũng có thể bị thay thế, ngay cả sếp. Vì thế đừng ảo tưởng bạn là người quan trọng vời vợi trong công ty.
3. Khi bị sếp chỉ trích, bạn nộp đơn xin nghỉ ngay lập tức. Đó chỉ giống như một đứa trẻ con làm mình làm mẩy khi bị người lớn mắng. Nó thể hiện bạn không chuyên nghiệp, bạn không đủ bản lĩnh và bạn quá đề cao cái tôi cá nhân.

4. Trong vài trường hợp, bạn có thể cho rằng mình không sai vì quy định công ty không nói rõ điều đó, hoặc sếp chưa bao giờ nói với bạn điều đó.
Nhưng xin bạn hiểu, có những quy ước trong công việc không bao giờ được nói ra. Bởi nó được sử dụng để thanh lọc những người có EQ tốt.
Ví dụ: Trong phim Hàn Quốc “Chị đẹp mua đồ ăn cho tôi”…nữ chính thực sự rất chuyên nghiệp khi cô hiểu rằng không bao giờ được đi sneaker tới công sở, dù quy định công ty không có. Cô nói:”Hiểu được điều đó chính là sự chuyên nghiệp”.
5. Ngoài năng lực tốt, các công ty luôn tìm kiếm những người có tính cách tốt. Một tính cách tốt không phải là bạn nhường nhịn đủ điều, bạn ngoan ngoãn dễ thương như một chú m.èo con, mà là cách bạn ứng xử.
Bạn biết cách nói chuyện, bạn giao lưu khéo léo, bạn không ngồi lê đôi mách, bạn biết cách thể hiện bản thân.
Đừng gào lên khi có ai đó được sếp ưu ái hơn vì “đứa đó khéo nịnh sếp”. “Khéo ăn nói” không đồng nghĩa với “xu nịnh”.

6. Thực tế là ông chủ nào cũng muốn có được nhân tài làm việc cho mình. Vâng, tôi nhấn mạnh là: Làm-việc-cho-mình!
Hoặc tốt hơn hết là: Cộng-tác-cùng-mình, chứ không phải là mời về để Làm-chủ-của-mình.
Nên nếu bạn còn nghĩ rằng, với trình độ của bạn (có thể cao hơn ông chủ), bạn nói gì ông chủ cũng nghe theo thì…bạn lầm!
Những kỹ năng của nhà lãnh đạo giỏi
Sau đây là một số lời khuyên dành cho các nhà lãnh đạo muốn dẫn dắt hiệu quả hơn cũng như những nhân viên muốn phát triển hơn.
1. Người lãnh đạo đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc đối với bạn, mới thực sự là lãnh đạo tốt, mới có thể giúp đỡ bạn trưởng thành.
2. Bất kỳ công ty lớn nào cũng sẽ không tạo cho cấp dưới 100% cảm giác an toàn, họ sẽ dùng biện pháp áp lực, kích phát để nhân viên luôn mạnh mẽ, không ngừng tiến lên.
3. Những công ty mà tạo ra cho cấp dưới 100% cảm giác an toàn chắc chắn sẽ hủy hoại họ. Bởi vì một người dù tài giỏi đến đâu, nếu sống trong môi trường nhẹ nhàng thoải mái, thì sẽ mất đi tính cầu tiến của mình.
4. Những công ty tìm mọi cách để tận dụng khả năng, khai phát tiềm năng của nhân viên, thì sẽ không ngừng lớn mạnh. Bởi vì trong môi trường này, mọi người chỉ có hai lựa chọn, hoặc là biến thành sói hoặc bị sói ăn mất.
5. Công ty tạo cảm giác bất an cho nhân viên nhất mới là giúp nhân viên an toàn thực sự, bởi vì như vậy chính là dồn ép họ phải mạnh mẽ, ép họ phải trưởng thành, cũng vì thế mà tiền đồ của họ sẽ tốt hơn.
6. Nếu thật sự yêu mến cấp dưới, thì hãy khảo hạch họ, đòi hỏi họ cao hơn, đặt ra mục tiêu, tiêu chuẩn cao hơn, bức bách họ trưởng thành.
7. Nếu bạn sợ bị ảnh hưởng đến tình cảm, đặt ra mục tiêu thấp, yêu cầu thấp thì tương đương với nuôi dưỡng họ thành một đàn cừu nhỏ, một đàn thỏ trắng nhỏ bé đáng yêu, sẽ rất yếu ớt và khó lòng tồn tại được.
Đây mới chính là không có trách nhiệm với cấp dưới, bởi vì nó chỉ có thể cổ vũ cho sự đố kỵ, buông thả và lười biếng của họ.

Giúp cho cấp dưới có được cái nhìn đúng đắn và hoàn thiện phẩm hạnh, khiến họ không ngừng trưởng thành, chính là sự yêu mến của lãnh đạo đối với cấp dưới vậy!
Nếu bạn có người sếp như vậy, thì hãy biết trân trọng nhé!
Sưu tầm và biên soạn