Không muốn yên phận làm anh nông dân giỏi như mong muốn của cha, cậu bé Chung Ju Yung đã 4 lần bỏ nhà ra đi và từ 1 con bò và 500 Won định mệnh, ông đã gây dựng đế chế Hyundai hùng mạnh, trở thành một trong những doanh nhân đáng nể nhất lịch sử doanh nghiệp châu Á.
Trong giới xe hơi, cái tên Hyundai có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Thương hiệu ô tô này là một trong những niềm tự hào của người dân Hàn Quốc vươn lên sau thời chιếп, tự sản xuất ra xe hơi nội địa.
Thế nhưng, ít ai biết rằng người sáпg lập ra tập đoàn Hyundai, ông Chung Ju Yung vốn có xuất thân bần nông, cũng chưa từng học tới lớp 6 và lập nghiệp chỉ từ hai bàn tay trắng, đã phải trải qua vô số khó khăn vất vả và nhiều lần bỏ nhà ra đi mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
“Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách”, Chủ tịch Huyndai, ông Chuɴg Ju Yung nói trong cuốn tự truyện cùng tên như lời chiêm nghiệm cho những gì ông đã trải qua trong hơn 80 năm cuộc đời và cả quá trình lập nghiệp để có được một Tập đoàn Hyundai của ngày hôm nay.
“Ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4 giờ sáng là cha đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng. Ðến nơi thì mặt trời cũng vừa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà chẳng lúc nào ngơi nghỉ.
Tuy chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ, nhưng tôi cũng phần nào hiểu được nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc phải bỏ ra. Tôi thở dài và tự hỏi, chẳng lẽ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này sao?”
Đó là những dòng chia sẻ mà nhà sáng lập Hyundai Chung Ju Yung viết trong cuốn tự truyện “Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách” của mình. Từ một cậu bé với tuổi thơ không mấy đủ đầy đến người đàn ông tạo nên cả một đế chế ô tô hùng mạnh vươn tầm thế giới, cuộc đời ông trải qua rất nhiều biến cố cùng những câu chuyện thú vị, khiến người biết đến không khỏi khâm phục.
Nhắc đến Chung Ju Yung, người ta sẽ nhớ đến một huyền thoại khởi nghiệp – một niềm tự hào của toàn bộ người dân xứ sở kim chi.
Con cả trong gia đình bần nông
“Ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4 giờ sáng là cha đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng. Ðến nơi thì mặt trời còn chưa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà từ sớm đến tối chẳng lúc nào ngơi nghỉ.
Tuy lúc đó chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ, nhưng tôi cũng phần nào hiểu được rằng nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc phải bỏ ra. Nhiều lúc tôi thở dài tự hỏi, chẳng lẽ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này sao?”
Đó là những dòng chia sẻ mà nhà sáng lập Hyundai Chung Ju Yung viết trong cuốn tự truyện “Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách” của mình.
Bốn lần bỏ nhà đi
Vì nhà nghèo nên từ nhỏ, cha của Chung Ju Yung chỉ cố gắng đào tạo con trở thành một người nông dân giỏi để đỡ đần gia đình, vì vậy nên ông không được học hành nhiều, nhưng nung nấu ý định ra ngoài kiếm tiền.
Lần thứ nhất năm 16 tuổi, Chung Ju Yung cùng bạn trốn nhà lên thành phố làm công nhân xây dựng với mức lương ít ỏi với khát vọng đổi đời. Dù lao động cực nhọc nhưng Chung Ju Yung khá thích thú khi được độc lập kiếm tiền và phát hiện ra niềm đam mê của mình là công nghệ dân dụng. Tuy nhiên khi mới chỉ làm được 2 tháng thì bị cha tìm thấy và lôi về.
Lần thứ 2 ông lại lên kế hoạch cùng bạn trốn nhà xuống miền nam, tới Seoul. Lần này, ông lại bị lừa hết tiền rồi bị cha lôi về lần nữa nhưng sự phồn hoa của Seoul trong chuyến đi ngắn ngủi đã kịp in dấu trong Chung Ju Yung, khiến ông càng nung nấu ý định rời quê hương để khởi nghiệp.
Lần thứ ba Chung Ju Yung lại trốn nhà lên Seoul. Thế nhưng chỉ 2 tháng sau đó, cha ông lại lên lôi con về.
Năm 18 tuổi, Chung Ju Yung lại quyết tâm bỏ làng lên thành phố một lần nữa. Tại Seoul, Chung Ju Yung xin làm chân chạy vặt và ship hàng ở một cửa hàng gạo.
Bán trộm con bò cơ nghiệp của bố
Trong lần thứ ba trốn nhà trước đó, Chung Ju Yung đã trộm lấy một con bò của cha, vốn là cơ nghiệp của nhà nông thời đó và bán làm lộ phí lên Seoul.
Suốt những ngày sau đó, ông đắn đo giữa một bên là trách nhiệm gia đình với một bên là khát vọng đổi đời mãnh liệt. Và khát vọng làm giàu đã chiến thắng, ông bỏ nhà lên Seoul lần thứ tư.
Khi làm cho một cửa hàng gạo, ông đã chăm chỉ làm ăn, ghi nhớ các mối hàng, tích cóp tiền cho kế hoạch của mình. Thời gian sau người chủ bị bệnh nặng không thể tiếp tục kinh doanh, ông mua lại cửa hàng và trở thành ông chủ ở tuổi 22.
Thế rồi, hành trình bôn ba khởi nghiệp nơi xứ người của chàng trai đầy nghị lực đã chính thức bắt đầu từ giây phút này.
Tờ 500 Won định mệnh
Khoảng năm 1940, chế độ phân phối gạo bị siết chặt, Chung Ju Yung không thể kinh doanh gạo được nữa, phải chuyển sang mở gara sửa xe.
Đến năm 1946, ông mở lại doanh nghiệp sửa xe và đặt tên là Huyndai (có nghĩa là hiện đại). Cũng từ đây, công ty của Chung Ju Yung nhanh chóng phát triển.
Đầu thập niên 1970, Hyundai bành trướng mạnh, bắt tay thành lập công nghiệp đóng tàu nhưng gặp phải trở ngại lớn về tài chính. Lúc này, Chung Ju Yung đến nhiều ngân hàng quốc tế để vay vốn nhưng đều bị từ chối. Không nản lòng, ông quyết định sang Anh, vào ngân hàng Barclays tại Luân Đôn và rút ra tờ 500 won.
Tờ tiền này in hình một chiếc tàu mà người Triều Tiên từng đóng vào thế kỷ 16, 300 năm trước khi người Anh cho ra đời con tàu sắt đầu tiên của họ. Ông nhấn mạnh rằng người Hàn Quốc cũng có khả năng đóng tàu. Vậy là với tờ 500 won, Chung Ju Yung đã được vay 50 triệu USD từ ngân hàng Barclays như thế.
Người giàu nhất Hàn Quốc và đế chế Hyundai nổi tiếng thế giới
Năm 1975, Chính phủ Hàn Quốc ra lệnh tất cả dầu nhập từ Trung Ðông phải được chở bằng tàu dầu Hàn Quốc. Nhờ vậy, cuối thập niên 1980, Hyundai đã trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới.
Không dừng lại ở đó, Hyundai của Chung Ju Yung còn liên tục mở rộng sang các ngành đóng tàu, xe hơi, điện tử…và dành nhiều thành công đáng kinh ngạc. Trong đó có Hyundai Electronics – nơi không đầy 10 năm sau trở thành nhà sản xuất chip vi tính thứ nhì thế giới.
Trước thời điểm xảy ra vụ đại khủng hoảng tài chính châu Á 1997, doanh số hàng năm Hyundai đã vượt hơn 90 tỷ USD. Riêng Chung Ju Yung với gia sản 6 tỷ USD đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc.
Vậy là từ những thất bại cay đắng nhất thời trai trẻ, Chung Ju Yung đã vươn lên, đương đầu với thử thách để biến những điều không thể thành có thể.
Những năm tháng của tuổi thơ ấu, chẳng ai có thể ngờ được rằng cậu bé từng không một xu dính túi, mấy lần trốn chạy khỏi gia đình để tìm cơ hội đổi đời nhưng thất bại một ngày lại trở thành ông trùm gã khổng lồ trong nền kinh tế Hàn Quốc.
Sau mọi nỗ lực và những quả ngọt thu về, Chung Ju Yung đã phần nào giúp Đại Hàn Dân Quốc sánh vai với các cường quốc trên thế giới và trở thành hình mẫu kinh điển cho mọi doanh nhân thế giới.
Cố chủ tịch Huyndai Chung Ju Yung để lại 4 chân lý cuộc sống: “Đời có số phận nhưng không có thất bại”
“Tôi đã nói với các nhân viên của mình rằng “Tôi cảm ơn các anh chị đã đi làm sớm nhưng nếu các anh chị về nhà muộn thì tôi không hài lòng. Có phải vì trong thời gian làm việc các anh chị không tập trung, không nỗ lực và không làm nhiệt tình nên bị công việc cuốn theo như vậy không? Nếu muốn chứng tỏ cho tôi biết các anh chị là người thông minh và làm việc nhiệt tình thì hãy về đúng giờ”. – Chung Ju Yung –
Tôi nghĩ trong điều kiện và cơ hội bình đẳng như nhau, thành công và thất bại thuộc về trách nhiệm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, con người thường nói về sự thiếu công bằng và cảm thấy không hài lòng trước khi nói đến năng lực cá nhân.
Tôi có quan điểm khác biệt về sự giàu có. Nói giàu mà chỉ nghĩ đến vật chất là điều sai lầm. Mục tiêu của tất cả mọi người là sống và nỗ lực đạt điều mình muốn, chứ không phải hoàn toàn vì vật chất.
Chẳng hạn để thoát khỏi nghèo đói tôi đã cố gắng làm kinh tế, những cũng có người tốt nghiệp đại học, rồi trau dồi nhiều kiến thức hơn nữa để trở thành những học giả, nhà nghệ thuật, nhà ngôn luận…
Tôi nghĩ người nào thành công trong việc mình muốn làm mới chính là người giàu có, chứ không phải thành công về vật chất.
Lối suy nghĩ xem ai đó là người nghèo hoặc “thứ dân” chỉ vì họ không có tài sản tiền bạc, cho dù họ đã có trình độ tri thức hoặc uy tín xã hội cao là một lối suy nghĩ nguy hiểm.
Sự khác nhau giữa tri thức và tài sản là tri thức không thể chia cho người khác, còn tài sản thì có thể. Xã hội nào đặt tiền bạc lên vị trí cao nhất thì thật là nguy hiểm, không thể chờ đợi một sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc được.
Con người luôn cảm nhận cuộc đời mình là rất quan trọng, nhưng lại không cảm nhận được sự quan trọng của mỗi ngày. Nhưng từng ngày ấy lại định nên cuộc đời họ, và nếu sống mà không biết sự quan trọng của từng ngày thì cuộc đời ấy chẳng có gì là quan trọng cả.
Nhiều người nói rằng: “Số của Tổng giám đốc Chung Ju Yung thất là may mắn”. Tôi nghĩ rằng con người ai cũng có cơ hội bình đẳng như nhau, Thượng Đế công bằng với tất cả mọi người. Cái vận số mà người ta hay gọi chính là “thời”. Và chắc chắn là con người thì có “lúc thuận lợi, lúc không thuận lợi”.
Tuy nhiên cứ nghĩ là mình đang gặp “lúc thuận lợi” mà cứ ngồi một chỗ và chơi, chẳng động tay vào việc gì thì chẳng có quả bóng nào tự động lăn vào chân của mình. Còn dù vào lúc không may mà vẫn nỗ lực hết mình thì sẽ không gặp phải kết quả xấu.
Tất cả mọi việc đều có hai mặt, cũng như đêm và ngày cứ nối tiếp nhau. Người cần cù chăm chỉ khi gặp “thời” không bỏ lỡ, nắm lấy và tận dụng nó, lúc không gặp “thời” thì nỗ lực nhiều hơn, chăm chỉ hơn vẫn tránh được điều xấu.
Ngược lại, người lười nhác và không có nỗ lực thì “lúc thuận lợi” đến cũng không nắm bắt được và vận tốt trở thành vận xấu, còn lúc gặp vận xấu thì đổ lỗi cho số phận, gục ngã trong thất bại và như vậy vận xấu cứ phát sinh liên tục.
Tôi luôn cho rằng người nghĩ mình bất hạnh không bao giờ hạnh phúc, ngược lại những người trong khó khăn thử thách vẫn cho rằng đó là cơ hội tốt để phát triển thì cuộc đời luôn phát triển và sống hạnh phúc.
Tôi nghĩ con người có số phận nhưng không có thất bại.
Tuy nhiên, để sống hạnh phúc thì trước tiên phải có sức khỏe. Người không có thể chất mạnh khỏe thì tinh thần khó mà “khỏe mạnh” được. Họ luôn cảm thấy những việc không may cứ liên tục xảy ra, nào là bệnh tật, nợ nần…
Cũng có người khỏe mạnh một cách bẩm sinh, nhưng cũng có người tuy sinh ra khỏe mạnh nhưng không chịu khó giữ gìn, luyện tập và trở nên suy sụp. Không có sức khỏe thì gia đình không hòa thuận, mà nhiều gia đình không hòa thuận thì đất nước trở nên bất an. Thế nên ngay từ thuở nhỏ, phải năng tập thể dục cho tinh thần và than thể khỏe mạnh, không gây hại cho gia đình và đất nước.
Theo tôi có bốn điều kiện để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Sức khỏe chính là điều đầu tiên của hạnh phúc.
Điều kiện thứ hai là thái độ sống. Tinh thần khiêm tốn, cái tâm trong sạch và thông cảm với người khác luôn khiến người ta dễ chịu hơn.
Những người sống quanh ta có thể phát triển hơn ta, tụt hậu hơn ta, có thể tốt hơn và cũng có thể kém hơn ta, nếu chúng ta không chấp nhận điều đó và luôn ngạo mạn cho mình hơn người, hoặc ghen tức với người khác thì sẽ rơi và bất hạnh.
Người hạnh phúc luôn hướng về phía trước, giản dị, thương yêu tất cả mọi người, mong muốn cho những người khác tốt hơn mình và làm nhiều việc hơn. Nhưng trong xã hội chúng ta số người ấy không nhiều và đó là điều làm cho tôi cảm thấy tiếc nuối.
Một đất nước mà nhân dân luôn khen ngợi và tôn kính những người làm việc hết lòng một cách xuất sắc trên tất cả các phương diện thì đất nước đó sẽ phát triển. Bởi lẽ cách suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những nhân tài trên lĩnh vực của mình, họ cảm thấy công việc của mình có ích và có tinh thần trách nhiệm hơn.
Những người biết công nhận người khác hạnh phúc cũng là người biết suy nghĩ tích cực và mang tố chất có thể phát triển bản thân mình lớn lao.
Thứ ba, luôn suy nghĩ và tập trung vào những việc mình làm. Con người không có suy nghĩ thì không thể tiến lên phía trước. Có người được học hành mà để từng ngày trôi qua một cách lãng phí thì không bằng người không được học nhưng làm việc nhiệt tình. Điểm khác nhau giữa người có suy nghĩ và người không có suy nghĩ chính là chất lượng và năng suất công việc khác nhau một trời một vực.
Chẳng hạn, khi trèo lên một ngọn núi cao, ta lấy đỉnh núi làm mục tiêu rồi trèo lên một cách vội vã, chưa được bao lâu thì bị đá núi va phải hoặc đè vào chân. Còn nếu ta chịu khó quan sát xung quanh và nhắm mọi hướng, tốc độ và góc độ leo, thở sâu và bình tĩnh, rồi trèo một cách đều đặn, thường xuyên kiểm tra lại địa hình thì sẽ trèo lên đỉnh một cách dễ dàng.
Thật ra người thành công chẳng có bí quyết gì cả. Giữa hai người dậy sớm ngủ sớm và dậy muộn ngủ muộn cùng làm việc 10 tiếng đồng hồ thì người dậy sớm và đi ngủ sớm có khả năng thành công nhiều hơn.
Chính vì vậy, tôi đã nói với các nhân viên của mình rằng “Tôi cảm ơn các anh chị đã đi làm sớm nhưng nếu các anh chị về nhà muộn thì tôi không hài lòng. Có phải vì trong thời gian làm việc các anh chị không tập trung, không nỗ lực và không làm nhiệt tình nên bị công việc cuốn theo như vậy không? Nếu muốn chứng tỏ cho tôi biết các anh chị là người thông minh và làm việc nhiệt tình thì hãy về đúng giờ”.
Thứ tư, người đời có câu “Kẻ có chí thì việc tất thành”, có nghĩa là người có chí mạnh mẽ và cứng rắn thì dù có gặp khó khăn cũng quyết tâm hoàn thành việc mình đã định làm.
Không có chuyện gì dễ dàng cả. Dù có gặp mưa gió, bão tuyết, đêm tối vẫn quyết tâm và luôn đổi mới nhận thức, nỗ lực tiến tới mục tiêu mình muốn thì chẳng có việc gì là không thành cả.
– Chung Ju Yung –
Trích từ Hồi ký “Không bao giờ là thất bại tất cả chỉ là thử thách”
Theo Nhịp sống kinh tế, Goc nhin Alan
Xem thêm bài liên quan
- Kỳ nhân giới kinh doanh khiến báo lớn thế giới không thể lý giải, gọi là “vị vua cuối cùng” của Chaebol Hàn Quốc
- Huyền thoại sáng lập Huyndai Chung Ju Yung nhắn gửi 4 chân lý cuộc sống: “Đời có số phận nhưng không có thất bại”
- 10 bài học thấm thía cả đời từ “Vị vua” lập nên đế chế Hyundai: Người lười nhác hay đổ lỗi cho số phận, đến khi gặp cơ hội cũng do lười nhác mà để chúng trôi qua