Ông Hoàng Nam Tiến sẽ thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT FPT Telecom từ ngày 25/04/2023. Người thay thế vị trí của ông Tiến là ông Hoàng Việt Anh.
Theo thông tin từ FPT, từ ngày 25/4, ông Hoàng Nam Tiến sẽ thôi giữ vai trò Chủ tịch FPT Telecom để đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT, phụ trách hoạt động của Viện Quản trị và Công nghệ FSB.

Về ông Hoàng Nam Tiến, ông gia nhập Tập đoàn FPT từ năm 1993 ngay sau khi tốt nghiệp ngành CNTT ĐH Bách Khoa. Tại FPT, ông Tiến từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao như: Chủ tịch Công ty TNHH Phần mềm FPT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phân phối FPT, Thành viên HĐQT CTC FPT …
Đến tháng 3/2020, ông Tiến đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom.

Nói về việc thôi giữ chức Chủ tịch FPT Telecom, trong thư tạm biệt FPT Telecom, ông Tiến chia sẻ: “Như vậy là đã 3 năm 1 tháng và 21 ngày tôi là một thành viên của FTEL. Trong suốt quãng thời gian đó, tôi và các bạn đã thực sự trở thành những người đồng nghiệp, đồng đội và anh em trong một gia đình – gia đình FTEL…
Ngày hôm nay, tôi chính thức kết thúc nhiệm kỳ 3 năm của mình tại FTEL để nhận nhiệm vụ mới. Dù không còn ở FTEL nhưng FTEL vẫn luôn thật gần,…”

Cùng ngày 25/04, FPT Telecom công bố các Nghị quyết của HĐQT về việc bầu nhân sự đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Theo đó, ông Hoàng Việt Anh được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT FPT Telecom nhiệm kỳ 2023 – 2028 và ông Nguyễn Hoàng Linh được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT Telecom.

Tân Chủ tịch FPT Telecom – ông Hoàng Việt Anh được biết đến là người có năng lực quản trị và gắn kết đội ngũ mạnh mẽ. Ông có hơn 5 năm gắn bó với FPT Telecom trong vai trò Tổng Giám đốc và có nhiều đóng góp cho sự lớn mạnh của công ty giai đoạn 2018 – 2023.

Cùng với việc được tín nhiệm bầu vào vị trí Chủ tịch FPT Telecom thay cho ông Hoàng Nam Tiến, ông Hoàng Việt Anh hiện đảm nhiệm vị trí PTGĐ Tập đoàn FPT phụ trách Chuyển đổi số kiêm nhiệm Chủ tịch FPT Digital.
Một số thông tin về Ông Hoàng Việt Anh
Ông Hoàng Việt Anh là người có những đóng góp quan trọng trong việc giúp FPT Software đánh thắng các dự án triệu USD tại thị trường nước ngoài.
– Tên: Hoàng Việt Anh (anhhv)
– Sinh năm: 1975
– Trình độ: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Kỹ sư Công nghệ thông tin
– Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (CEO FTEL)
Ông gia nhập FPT năm 1993, ngay từ khi còn là sinh viên với vị trí lập trình viên. Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại FPT Software và có nhiều kinh nghiệm chỉ đạo các dự án quy mô hàng triệu USD với khách hàng tại Singapore, Malaysia, Mỹ…trong lĩnh vực dầu khí, hàng không, truyền hình vệ tinh, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm.
Năm 2007, ông là một trong 10 gương mặt tiêu biểu được nhận Giải thưởng Quả cầu Vàng CNTT do Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức, nhờ nỗ lực đưa hình ảnh CNTT Việt Nam ra thế giới.
Trong vai trò Tổng Giám đốc FPT Telecom, với định hướng tập trung vào trải nghiệm khách hàng, 3 năm qua, ông đã dẫn dắt FPT Telecom liên tục được bầu chọn là Nhà cung cấp Dịch vụ Internet cố định chăm sóc khách hàng tốt nhất Việt Nam (IDG).
Gia nhập FPT từ năm 1993, ông Hoàng Việt Anh từng đảm nhiệm từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại FPT Software như TGĐ, PTGĐ điều hành, Giám đốc FPT châu Á – Thái Bình Dương và có kinh nghiệm toàn cầu khi tham gia chỉ đạo và triển khai các dự án quy mô lớn trước khi chính thức được bổ nhiệm làm Phó TGĐ FPT và Tổng giám đốc FPT Telecom từ 01/3/2018.
Quá trình công tác
– 25/04/2023: Bổ nhiệm tân Chủ tịch FPT Telecom
– 02/2021: Chủ tịch Công ty TNHH FPT Digital.
– 01/3/2018 đến nay: Bổ nhiệm làm TGĐ FPT và Tổng giám đốc FPT Telecom
– 08/2015 – 03/2018: Tổng giám đốc Công Ty FPT Software
– 04-07/2015 Phó tổng giám đốc Điều hành FPT Software
– 2012 – 2015: Giám đốc đơn vị phần mềm chiến lược số 1 thuộc Công Ty FPT Software
– 2007 – 2012: Giám Đốc FPT Châu Á Thái Bình Dương
– 1996 – 2007: Kỹ sư phần mềm, Phụ trách xây dựng quy trình phần mềm, Phụ trách dự án các thị trường Mỹ, Nhật và Malaysia của FPT Software 1996 – Ông tốt nghiệp cử nhân CNTT trường ĐH Bách Khoa.
Năm 2007, ông là một trong 10 gương mặt tiêu biểu được nhận Giải thưởng Quả cầu Vàng CNTT do Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức, nhờ nỗ lực đưa hình ảnh CNTT Việt Nam ra thế giới. Thời điểm đó ông Việt Anh là Giám đốc chi nhánh Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore, thuộc Cty phần mềm FPT.

Năm 2018, ông được bổ nhiệm là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT và đương nhiệm cho đến nay.
Nắm giữ những vị trí quan trọng trong tập đoàn FPT, thu nhập của ông Hoàng Anh thuộc hàng “đáng mơ ước”. Theo thông tin công bố, năm 2022 FOX chi 2,4 tỷ đồng cho CEO Hoàng Việt Anh, tăng hơn 158 triệu đồng so với năm 2021.

Bên cạnh đó, trên cương vị là Phó TGĐ tập đoàn FPT, ông Hoàng Việt Anh nhận thu nhập trong năm 2022 là 2,6 tỷ đồng, tăng hơn 200 triệu đồng so với năm 2021.

Năm 2022, doanh thu hợp nhất của FPT Telecom đạt 14.730 tỷ đồng, tăng trưởng 16,1% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.818 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.258 tỷ đồng. Tổng tài sản của Công ty tính đến cuối năm 2022 đạt 18.426 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 7.920 tỷ đồng và vốn điều lệ là 3.283 tỷ đồng.
Mặc dù dự báo kinh doanh năm 2023 sẽ là năm khó khăn khi suy thoái diễn ra trên toàn thế giới nhưng FPT Telecom tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng 2 chữ số, cụ thể mục tiêu doanh thu là 16.730 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2022 (trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông là 15.800 tỷ đồng, tăng trưởng 13,1% và doanh thu từ dịch vụ nội dung số là 940 tỷ đồng, tăng trưởng 22,8%). Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Công ty là 3.230 tỷ đồng, tăng trưởng 14,6% so với năm 2022.
FPT Telecom dự chi hàng chục triệu USD đầu tư cáp quang biển
Đại hội đồng cổ đông thường niên FPT Telecom (mã FOX) tổ chức sáng nay 25/4 tại 2 điểm Hà Nội và TP HCM đã thông qua việc thông qua việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cáp quang biển ALC. Tuyến Asia Link Cable (ALC) mà FPT Telecom muốn tham gia dài khoảng 6.000 km. Tuyến cáp hiện có các điểm cập bờ tại Hong Kong, Trung Quốc đại lục, Phillipines, Brunei và Singapore, với tổng dung lượng 18 Tbps.
Theo nội dung được thông qua, tổng chi phí đầu tư của dự án cáp quang biển là 87 triệu USD (khoảng trên 2.000 tỷ đồng). Từ nay đến cuối năm, Viễn thông nhà F sẽ chi khoảng 300 tỷ đồng cho dự án cáp quang biển trên.
Tuyến Asia Link Cable (ALC) mà FPT Telecom muốn tham gia dài khoảng 6.000 km. Tuyến cáp hiện có các điểm cập bờ tại Hong Kong, Trung Quốc đại lục, Phillipines, Brunei và Singapore, với tổng dung lượng 18 Tbps.

FPT Telecom cho biết sẽ tự đầu tư, cài đặt, quản lý, khai thác điểm trạm cập bờ tại Đà Nẵng. Tuyến cáp ALC hiện cũng chưa có nhà mạng nào trong nước tham gia. Theo SubmarineCable, các chủ sở hữu của tuyến cáp quang biển ALC gồm China Telecom, DITO Telecommunity, Globe Telecom, Singtel, Unified National Networks.
Trước đó, tại phiên họp thường niên đầu tháng này của Tập đoàn FPT, CEO Nguyễn Văn Khoa cũng cho biết trọng tâm đầu tư viễn thông năm nay của tập đoàn là cáp quang biển. Theo CEO này, FPT sẽ mang đến trải nghiệm khác biệt sau khi đầu tư xong cáp quang biển.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của FPT Telecom tổ chức lúc 9h ngày 25/4 tại 2 điểm cầu là FPT Tower (Hà Nội) và FPT Tân Thuận (TP HCM). Về kế hoạch đầu tư, năm 2023, FPT Telecom tập trung hoàn thiện giai đoạn 1 của trung tâm dữ liệu tại thành phố Thủ Đức (TP HCM) và Đà Nẵng. Hoàn thành đầu tư giai đoạn 3 tại 2 trung tâm dữ liệu ở quận 7, TP HCM và quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tổng kết ĐHĐCĐ thường niên 2023 của FPT Telecom đã thông qua 12 nội dung, trong đó có các nội dung nổi bật như thông qua việc bầu Chủ tịch HĐQT và Trưởng ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028.
Theo đó, chiều ngày 25/4, FPT Telecom công bố các Nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc bầu nhân sự đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Theo đó, anh Hoàng Việt Anh được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT FPT Telecom nhiệm kỳ 2023-2028 và anh Nguyễn Hoàng Linh được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT Telecom. Anh Trần Khương được bầu làm Trưởng ban Kiểm soát FPT Telecom.
Với truyền thống “Thành công nối tiếp thành công”, FPT Telecom tiếp tục đặt ra những mục tiêu thách thức cho giai đoạn tiếp theo: đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 20% mỗi năm, hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2025. Năm 2023, FPT Telecom đặt mục tiêu doanh thu là 16.730 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2022; kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Công ty là 3.230 tỷ đồng, tăng trưởng 14,6% so với năm 2022.
FPT Telecom kiên định với sứ mệnh “Kết nối” suốt 25 năm qua, tiếp tục chiến lược khác biệt là nỗ lực đem đến Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, đồng thời hưởng ứng thông điệp năm kỷ niệm 35 năm thành lập FPT từ Tập đoàn, hoạt động trọng tâm của FPT Telecom trong năm 2023 sẽ hướng về chủ đề Hạnh phúc. “Chúng tôi tận tâm mang đến hạnh phúc cho Khách hàng, cho CBNV và cho Cộng đồng. Rất mong cổ đông sẽ tiếp tục đồng hành cùng FPT Telecom trên hành trình Kiến tạo Hạnh phúc – Kết nối Yêu thương” – anh Hoàng Việt Anh nói.
Năm 2022, FPT Telecom mừng 25 năm thành lập bằng chuỗi hoạt động kỷ niệm trên tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, sáng tạo/đột phá tới các sự kiện, phong trào mang đậm dấu ấn và bản sắc doanh nghiệp. Tinh thần đoàn kết, kỷ luật và ý chí kiên cường của tập thể lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên đã giúp FPT Telecom tiếp tục vượt qua khó khăn hậu Covid-19, để tiếp tục ghi dấu những kết quả kinh doanh ấn tượng.

Mảng kinh doanh B2C chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của FPT Play sau khi hợp nhất thương hiệu Truyền hình FPT và FPT Play; các sản phẩm, dịch vụ mới như FPT Camera, Foxpay, gói dịch vụ Internet băng thông rộng tốc độ cao LUX tích hợp Wifi 6… ngày càng thâm nhập và được thị trường đón nhận. Đồng thời, mảng kinh doanh B2B (Business to Business – hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận. Chất lượng hạ tầng – kỹ thuật tiếp tục được cải thiện tốt nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của khách hàng trên toàn quốc.
Doanh thu thuần của toàn công ty đạt 101,2% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,6% so với năm 2021 và hoàn thành 100,2% kế hoạch đề ra. Doanh thu dịch vụ viễn thông cho khách hàng tổ chức tăng trưởng 15,6% và hoàn thành 101,2% kế hoạch đặt ra; doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền tăng trưởng 25,9% so với năm 2021 và hoàn thành 100,7% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Năm ngoái, FPT Play đã cho ra mắt FPT Play Box 2022 – bộ giải mã đầu tiên tại Việt Nam tích hợp hai nền tảng công nghệ IPTV và OTT trên cùng một thiết bị. Đồng thời đẩy mạnh sở hữu bản quyền phát sóng hàng loạt nội dung giải trí đặc biệt và các giải đấu chuyên nghiệp. FPT Camera ra mắt FPT Camera IQ2 ứng dụng trí tuệ nhân tạo với các tính năng nhận diện cảnh báo thông minh, giảm tình trạng cảnh báo không đúng mục đích.
Với sản phẩm chủ lực là Internet, FPT Telecom ra mắt gói LUX tích hợp công nghệ Wi-Fi 6 đầu tiên tại Việt Nam. Đầu năm 2023, 3 gói cước dịch vụ cáp quang FTTH mới Giga, Sky, Meta được đưa ra thị trường với băng thông cao gấp 1,5 lần đến 2 lần so với các nhà cung cấp khác trên thị trường. Ví điện tử Foxpay đã phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, trong đó có dự án Hue-S trở thành tâm điểm truyền thông về tính hiệu quả được Bộ TT&TT công nhận.
Theo Chúng ta, FPT Telecom, Nhịp sống thị trường