“Tôi không bao giờ mong muốn xuất hiện trong danh sách tỷ phú đô la. Tôi chỉ muốn là người bình thường.” – Ông Hồ Xuân Năng (Năng “Do Thái”) chủ tịch Vicostone chia sẻ.
Doanh nhân Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT CTCP Vicostone (VCS) được giới kinh doanh gọi là ‘Năng Do Thái’ bởi sự thông minh và nhạy bén. Ông đã gây dựng nên một Vicostone hùng mạnh với số tiền vốn hóa đến đến hàng chục tỷ đồng và lớn mạnh hơn.
Từ cán bộ nghiên cứu nông nghiệp đến doanh nhân thành đạt
Ông Hồ Xuân Năng sinh năm 1964 tại Nam Định, tốt nghiệp Đại học Bách khoa, bảo vệ luận án Tiến sĩ thành công và trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản thuộc Bộ NN-PTNT.
Nhưng sau đó, ông đã bước chân sang ngành kinh doanh, trở thành Giám đốc sản xuất Nhà máy ô tô FORD Việt Nam.
Năm 1999, ông Năng đến với Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex với vị trí là Thư ký Chủ tịch HĐQT.
Tại Vinaconex, ông Năng kinh qua nhiều vị trí từ Thư ký Chủ tịch HĐQT đến Giám đốc công ty Đá ốp lát cao cấp Vinaconex. Năm 2007, ông Hồ Xuân Năng được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty này. Đây cũng là tiền thân của Vicostone sau khi doanh nghiệp này lên sàn và thực hiện cổ phần hóa hoàn toàn vào năm 2013.
Năm 2014, ông Hồ Xuân Năng làm bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Vicostone (VCS). Từ vị thế làm thuê, làm công ăn lương, ông Hồ Xuân Năng trở thành ông chủ của một trong những doanh nghiệp có quy mô hàng đầu trên thị trường chứng khoán.
Thời điểm ông Năng tiếp nhận Vicostone, công ty đang đứng bên bờ vực phá sản. Nhưng chính nhờ sự thông minh, nhạy bén và tài quản lý của mình, ông Năng đã “nâng tầm” Vicostone từ một công ty nhỏ thành công ty có quy mô lớn hơn nhiều công ty mẹ ngày hôm nay.
Về phần công ty Vicostone, với hệ thống các đại lý phân phối trên toàn cầu, sản phẩm của Vicostone đã hiện diện tại khắp các châu lục, cung cấp ra thị trường hàng triệu m2 mỗi năm và là một trong những nhà sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Trong đó, 3 thị trường khắt khe bậc nhất thế giới là Bắc Mỹ, châu Úc, châu Âu là những thị trường mang lại doanh thu chính cho Vicostone.
Từ mức vốn điều lệ 22,93 tỷ đồng ban đầu năm 2005, con số này đã tăng hơn 69 lần và chạm mức 1600 tỷ đồng tính đến cuối quý năm 2019. Tổng doanh thu cũng tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 – 2013 đạt trên 34%. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của Vicostone lại không đạt kỳ vọng và giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2013.
Theo đó, nhuận sau thuế giảm mạnh từ gần 123 tỷ đồng năm 2011 xuống còn chỉ 56 tỷ đồng trong năm 2012 và 68 tỷ năm 2013.
Chưa hết, Vicostone còn bị đe dọa về thị phần, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng do nguy cơ về cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế khi xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, mạnh: khả năng gặp rủi ro cao về thị phần, phải hạ giá bán, tăng giá mua đầu vào (do có nhiều nhà sản xuất cùng loại sản phẩm).
Trong bối cảnh ấy, ĐHCĐ của Vicostone đã chấp thuận cho Công ty Phenikaa, đối thủ cạnh tranh của Vicostone được mua từ 51 – 58% cổ phần của Vicostone mà không phải thông qua chào mua công khai. Đến cuối tháng 9/2014, Vicostone đã mua lại 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ, qua đó làm tăng tỷ lệ biểu quyết của Phenikaa lên 72,5%.
Thương vụ này không có gì đáng nói nếu như đại gia Năng Do Thái “lộ diện” với cương vị ông chủ mới của Phenikaa chỉ sau hơn 3 tháng Phenikaa thâu tóm Vicostone.
Với việc nắm giữ 90% vốn điều lệ của Phenikaa, ông Năng đã thâu tóm ngược lại Phenikaa, đồng thời nắm đủ số cổ phần để kiểm soát luôn cả Vicostone.
Động thái này của ông Năng đã gây sửng sốt trong giới doanh nghiệp khi đó. Đây cũng chính là bước ngoặt giúp ông Năng trở thành một trong những người giàu nhất trên TTCK khi lợi nhuận của VCS tăng từ mức 2 con số của năm 2013, lên mức 3 con số năm 2014 và đến năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Vicostone trên nghìn tỷ đồng.
Mới nhất, năm 2021 doanh thu và lợi nhuận trước thuế của VCS đều đạt kỷ lục mới, đều tăng khoảng 25% so với năm trước lên tương ứng 7.070 và 2.097 tỷ đồng, cổ tức lên đến 40%.
Chính vì sự thông minh và nhạy bén giới kinh doanh gọi ông Hồ Xuân Năng là Năng “Do Thái”.
Đến nay, Vicostone được biết đến là doanh nghiệp hiếm có trên thế giới chủ động được nguyên liệu đầu vào, là thạch anh và hoá chất kết dính. Đây là nguyên nhân giúp doanh nghiệp cắt điều tiết và cắt giảm được chi phí, không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá cả trên thế giới như giá dầu thời gian qua.
Ông Năng nổi tiếng trên thương trường với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đá thạch anh nhân tạo, nhưng ông cũng là người đã viết hai cuốn sách được giới chuyên môn tìm đọc khá nhiều gồm “Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong hệ thống cơ điện tử ôtô” và cuốn “Kỹ thuật động cơ ôtô” được xuất bản năm 2020.
Năm 2008 – 2009, khi Vicostone bắt đầu phát triển mạnh, ông Năng đã có ý định đầu tư vào một trường đại học, nhưng rồi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, Công ty lại đang đầu tư vào thị trường Mỹ, ông đành gác lại dự định.
Năm 2015 – 2016, ông mua được 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và đến cuối năm 2017 nắm cổ phần chi phối trường đại học này. “Bẻ lái” cho Thành Tây, ông Hồ Xuân Năng phát triển trường này theo định hướng trở thành trường đại học nghiên cứu trình độ cao.
Lọt Top 3 nhà sản xuất đá thạch anh toàn cầu
Công ty Cổ phần Vicostone (HNX: VCS) của ông Hồ Xuân Năng tại đại hội cổ đông với báo cáo cho thấy doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 đều đạt kỷ lục mới, đều tăng khoảng 25% so với năm trước lên tương ứng 7.070 và 2.097 tỷ đồng.
Doanh nghiệp sản xuất đá nhân tạo Vicostone ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động trong bối cảnh năm 2021 đơn vị này gặp nhiều thách thức do việc giãn cách nghiêm ngặt, vận tải hàng hóa toàn cầu.
Vicostone tiếp tục tập trung vào các các thị trường trọng điểm bao gồm Bắc Mỹ và châu Âu thông qua việc phát triển thành công hệ thống bán hàng gián tiếp thông qua các đối tác phân phối lớn và gần đây là xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp.
Vicostone là một trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn tập trung chủ yếu vào mảng hoạt động kinh doanh lõi. Hiện doanh nghiệp này nằm trong top 3 nhà sản xuất đá thạch anh toàn cầu.
Đại hội cổ đông Vicostone thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 với tỷ lệ trả cổ tức 40%. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Vicostone chi trả cổ tức trên 40% hàng năm bằng tiền mặt và cổ phiếu quỹ.
Trong năm 2022, Vicostone đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 15% lên hơn 2,4 nghìn tỷ đồng.
Trăn trở giấc mơ làm khoa học và giáo dục
Trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp thành công, nhưng vốn là dân nghiên cứu khoa học, Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa vẫn luôn trăn trở với ước mơ làm khoa học và giáo dục đào tạo thuở nào.
Năm 2015 – 2016, ông mua được 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và đến cuối năm 2017 nắm cổ phần chi phối trường đại học này. Giống như Vicostone trước đây, Đại học Thành Tây dưới thời ông Năng được “bẻ lái” sang định hướng mới với mục tiêu trở thành một đại học nghiên cứu. Để rồi, TIAS – Viện nghiên cứu khoa học cơ bản trực thuộc Trường Đại học Thành Tây được thành lập.
Đến tháng 11/2019, Tập đoàn Phenikaa chính thức ra mắt Trường Đại học Phenikaa và Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa với quy mô 1.000 tỷ đồng.
Đại học Phenikaa không hẳn bắt đầu từ số 0, mà đây vốn là Trường Đại học Thành Tây, ngôi trường đã có hơn 10 năm hoạt động, nhưng chủ hướng là dạy nghề.
Sau thương vụ M&A, dưới bàn tay ông Hồ Xuân Năng và các cộng sự, Trường được đổi tên, đổi diện mạo.
Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, to đẹp theo mô hình các trường đại học xanh trên thế giới.
Vị chủ tịch mới còn bắt đầu một cuộc cách mạng ở đây khi đặt ra mục tiêu đưa Đại học Phenikaa trở thành một trường đại học đa ngành theo chuẩn quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, hướng nghiệp; và trong vòng 20 năm nữa, sẽ vào Top 100 trường đại học xuất sắc nhất châu Á.
Thẳm sâu trong con người ông Hồ Xuân Năng, người được thị trường biết tới trong vai trò doanh nhân, lại là những khát vọng và trăn trở của một nhà khoa học.
Ông Năng từng là tiến sỹ trẻ nhất tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Bởi thế, với mô hình đào tạo của Đại học Phenikaa, nhiều người kỳ vọng, những hạn chế của lối giáo dục hàn lâm tại Việt Nam lâu nay sẽ được khắc phục.
Trường đã thành lập 4 viện và trung tâm, hoặc tập trung vào khoa học cơ bản, hoặc tập trung vào khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ.
Đây sẽ là những nơi sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có thể đến thực tập, nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ.
Về cách đào tạo này, ông Năng nói rất vắn tắt: “Sinh viên được truyền cảm hứng để khao khát trải nghiệm, chuyển từ “thầy hỏi trò” sang “trò hỏi thầy” là chính. Làm trước – học sau”.
Đánh thức và hiện thực hóa tiềm năng của mỗi cá nhân là kim chỉ nam để ông Năng và các cộng sự thành công tại Vicostone.
Nhờ chất xám Việt, họ đã xoay chuyển nghịch cảnh, đưa một doanh nghiệp bên bờ vực phá sản lọt vào Top 4 nhà sản xuất đá thạch anh lớn nhất thế giới.
“Nay với tinh thần ấy, chúng tôi mong muốn tiếp tục truyền cho thế hệ trẻ để họ trở thành những con người đầy hoài bão, nghị lực và bản lĩnh, tự tin và mạnh mẽ bắt đầu sự nghiệp ngay khi rời ghế nhà trường”, Chủ tịch Phenikaa chia sẻ.
Mối lương duyên với ô tô và chuyện sản xuất ô tô tự lái made in Vietnam đầu tiên
Ông Năng nổi tiếng trên thương trường với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đá thạch anh nhân tạo, nhưng ông cũng là người đã viết hai cuốn sách được giới chuyên môn tìm đọc khá nhiều gồm “Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong hệ thống cơ điện tử ôtô” và cuốn “Kỹ thuật động cơ ôtô” được xuất bản năm 2020.
Năm 2008 – 2009, khi Vicostone bắt đầu phát triển mạnh, ông Năng đã có ý định đầu tư vào một trường đại học, nhưng rồi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, Công ty lại đang đầu tư vào thị trường Mỹ, ông đành gác lại dự định. Năm 2015 – 2016, ông mua được 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và đến cuối năm 2017 nắm cổ phần chi phối trường đại học này. “Bẻ lái” cho Thành Tây, ông Hồ Xuân Năng phát triển trường này theo định hướng trở thành trường đại học nghiên cứu trình độ cao.
Năm 2018, Viện Nghiên cứu và công nghệ Phenikaa (PRATI) và Viện Nghiên cứu tiên tiến Thành Tây (TIAS) được ra mắt.
Và sắp tới, chiếc xe tự hành thông minh Phenikaa được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện mẫu xe đầu tiên sau 6 tháng bởi chính nhóm dự án là các nhà khoa học, chuyên gia và kỹ sư thuộc Tập đoàn Phenikaa từ các Trung tâm/Viện nghiên cứu, trường Đại học Phenikaa và Công ty CP Phenikaa X.
Cụ thể, họ bắt đầu nghiên cứu về xe tự hành từ tháng 4/2020 với hành động đầu tiên là tập hợp các nhà khoa học Việt Nam ở các nước để thành lập đội chuyên nghiên cứu về giải pháp tự hành. Đến tháng 9/2020, đội được thành lập và cùng nhau lên ý tưởng lớn.
“Nhưng khi mới bắt đầu, nói thật là toàn đội không biết bắt đầu từ đâu. Vì để tạo ra xe tự hành gồm rất nhiều công nghệ trộn lẫn vào nhau. Do đó, chúng tôi bắt đầu từ việc nghiên cứu, chế tạo một con robot tự hành bình thường chạy trong trường ĐH Phenikaa để cung cấp nguyên vật liệu cho các khu vực khác nhau mà không cần giao tiếp” – một lãnh đạo của Phenikaa cho biết.
Theo quảng cáo, chiếc xe tự hành này hoàn toàn không có tay lái nên không cần hệ thống trợ lái, chế độ tự hành được thực hiện khi người dùng tương tác với xe thông qua phần mềm được thiết kế riêng biệt. Chỉ cần mở ứng dụng và lựa chọn điểm đi- điểm đến.
Nhà sản xuất cũng cho hay, định hướng chiếc xe tự hành này được hoạt động trong các khu vực tư nhân như các khu du lịch, resort, sân golf dù ước mơ lớn hơn là xe được tham gia giao thông ngoài đường còn gặp nhiều vướng mắc ở Việt Nam.
Ngoài việc giới thiệu mẫu xe tự hành, Phenikaa cũng giới thiệu giải pháp công nghệ cho giao thông thông minh được thực hiện bởi công ty thành viên Phenikaa MAAS.
Như vậy, sau VinFast, Phenikaa là doanh nghiệp Việt tiếp theo có ý định lấn sân sang sản xuất ô tô công nghệ.
Doanh nhân Năng “Do Thái” lấn sân vào mảng chiếu sáng
Cuối tháng 7 năm nay, Tập đoàn Phenikaa của doanh nhân Hồ Xuân Năng đã cho ra mắt thương hiệu chiếu sáng có tên Phenikaa Lighting, đánh dấu bước lấn sân của Tập đoàn này vào một lĩnh vực mới.
Theo giới thiệu, Phenikaa Lighting là thương hiệu sở hữu công nghệ lõi tạo ra đèn LED vì sức khỏe đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm dòng dân dụng của Phenikaa Lighting được ứng dụng công nghệ chiếu sáng tự nhiên vì sức khỏe con người Phenikaa Natural TrueCircadian do chính Tập đoàn Phenikaa nghiên cứu, phát triển và sở hữu độc quyền; được sản xuất tại Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa với quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện nay, Phenikaa Lighting lĩnh vực dân dụng có 5 dòng sản phẩm LED chính gồm: Essenaa, Balagraa, Sunaa, Healthaa và Tunaturaa. Với công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa, đèn LED của Phenikaa Lighting không chỉ sở hữu những đặc điểm như những đèn LED thông thường, mà còn được đảm bảo an toàn quang sinh học theo nhiều tiêu chuẩn, tiết kiệm năng lượng và đặc biệt là mang đến nguồn ánh sáng chất lượng cao.
Từng dòng sản phẩm của Phenikaa Lighting có những lợi thế và đặc điểm riêng biệt, được ứng dụng trong từng môi trường, không gian và mục đích sử dụng khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.
Trong buổi lễ ra mắt, ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa cũng tâm huyết chia sẻ về mô hình 3 “Nhà” đang được vận dụng vào Phenikaa Lighting.
Hệ sinh thái chủ động và bền vững với mô hình 3 “Nhà” được vận hành khép kín từ Đào tạo – Nghiên cứu – Đóng gói thương mại và chuyển giao – Sản xuất – Bán hàng. Trên thế giới, mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học đã trở nên phổ biến và chứng minh được hiệu quả.
Ở các quốc gia phát triển, rất nhiều những sáng chế, phát minh, thành tựu công nghệ mang đến sự khác biệt và giá trị lợi ích cho doanh nghiệp đều được xuất phát từ nghiên cứu của các trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học.
Tại Việt Nam, mô hình này cũng đang dần được hình thành và đưa vào áp dụng, tuy nhiên, phần lớn vẫn là sự kết nối giữa các đơn vị độc lập, riêng lẻ; chỉ rất ít doanh nghiệp có thể tự hình thành và phát triển trong nội bộ một hệ sinh thái đầy đủ để chủ động vận hành mô hình liên kết này với sức mạnh nội lực.
Tại Phenikaa, Tập đoàn này đang xây dựng, vận hành Hệ sinh thái với mô hình 3 “Nhà”, coi đây là chiến lược phát triển chủ động và bền vững của Tập đoàn. Mô hình 3 “Nhà” bao gồm:
– “Nhà Sản xuất Kinh doanh” là các cơ sở sản xuất kinh doanh của Tập đoàn: Đây là nơi thử nghiệm, ứng dụng, chuyển giao đưa vào sản xuất thương mại cho các dự án nghiên cứu khoa học; cung cấp và hỗ trợ các giờ giảng doanh nghiệp; tạo điều kiện trải nghiệm tối đa và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
– “Nhà Khoa học” là các cơ sở Nghiên cứu khoa học, có chức năng, nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển bám sát yêu cầu thực tiễn để giải quyết các bài toán thực tế trong sản xuất kinh doanh của Tập đoàn cũng như nhu cầu của xã hội.
– “Nhà Giáo dục” là các cơ sở Giáo dục – Đào tạo với định hướng trải nghiệm – đổi mới sáng tạo theo tiêu chuẩn quốc tế đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ năng lực, tư duy, thái độ sống và khả năng thích ứng nhanh, chuyển đổi kịp thời trong thời đại mới.
Cùng thuộc trong hệ sinh thái Phenikaa, 3 “Nhà” Sản xuất kinh doanh – Khoa học – Giáo dục luôn có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ thông qua hình thức vận hành theo chu trình khép kín: Đào tạo – Nghiên cứu – Đóng gói thương mại và chuyển giao – Sản xuất – Bán hàng để tối ưu hiệu quả và gia tăng sức mạnh.
Mô hình hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chủ động và bền vững của Tập đoàn, cũng như việc hiện thực khát vọng được góp phần vào sự phát triển tài năng và trí tuệ Việt; tạo nên những thành tựu nghiên cứu khoa học, công nghệ mang tính ứng dụng cao, có sức ảnh hưởng đột phá trong kinh tế và khoa học của đất nước.
Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa (Phenikaa Electronics) có thể coi là một điển hình của mô hình sản xuất thông minh toàn diện.
Đây là mắt xích quan trọng trong mô hình 3 “Nhà” của Phenikaa, nơi thử nghiệm, ứng dụng, chuyển giao các công trình nghiên cứu công nghệ lõi của Tập đoàn như: công nghệ tự hành, công nghệ bản đồ, công nghệ chiếu sáng Phenikaa Natural TrueCircadian… để sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm vật liệu quang điện tử, vi mạch điện tử, Robot tự hành, chip LED, thiết bị chiếu sáng LED vì sức khỏe con người và LED cho các lĩnh vực khác như: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông công cộng… theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2021, Phenikaa Electronics đã trở thành một trong những nhà máy thông minh có quy mô hiện đại và tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam.
Điểm nổi bật của nhà máy chính là ứng dụng các công nghệ thông minh, tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế trong vận hành và quản lý, bao gồm 4 hệ thống thông minh: Hệ thống năng lượng thông minh, Hệ thống an ninh thông minh với nhiều vòng bảo mật, Hệ thống sản xuất thông minh, Hệ thống giám sát thông minh. Với cách quản trị và vận hành hiện đại, nhà máy có công suất đạt tới hơn 4,5 tỷ linh kiện điện tử mỗi năm.
Tốt nhất là làm cho tốt, nói ít thôi
Giàu có là thế nhưng ông Hồ Xuân Năng ít xuất hiện trước truyền thông. Người ta gọi ông là tỷ phú giấu mặt. Ông nổi tiếng với câu nói: Tốt nhất là làm cho tốt, nói ít thôi.
Và các quan điểm kinh doanh gắn liền với ông đó là: Vì quyền lợi tất cả các bên. Quyền lợi “các bên” theo lời ông Năng được xếp theo thứ tự: Đầu tiên là người lao động, thứ 2 là khách hàng và đối tác, thứ 3 là cổ đông, thứ 4 là xã hội và cuối cùng mới là ông.
Về câu chuyện cạnh tranh, ông Năng cũng có quan điểm rất rõ ràng. Cạnh tranh cũng là một câu chuyện được nhắc nhiều đối với Vicostone trong thời gian vừa qua khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường đá thạch anh trên thế giới.
Chính ông Năng cũng nói nhiều lần về mối nguy này, và dù hiện tại Vicostone vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu nhưng chỉ sang năm sau, các công ty Trung Quốc sẽ đuổi kịp về công nghệ.
“Nhưng tôi thấy đó không phải là vấn đề gì lớn. Việc có đối thủ cạnh tranh là việc tốt, vì phải có đối thủ cạnh tranh, chúng ta mới cải tiến và thay đổi được. Nếu không có đối thủ, chúng ta tưởng mình đã tốt rồi và không cải tiến gì, chắc chắn sự phát triển sẽ không bền vững” – ông Năng nói một cách đơn giản.
“Nếu họ làm tốt, tức là thế giới này vẫn còn bao la, bắt buộc chúng ta phải tiếp tục cải tiến. Trong chiến tranh, trong kinh tế hay trong cuộc sống cũng vậy. Nếu không có sự cạnh tranh, không có cái mốc để hướng tới thì mình sẽ không thể tiến bộ”, ông Năng”do Thái” bày tỏ quan điểm.
Tổng hợp: Doanh nghiệp hội nhập, Nhà quản lý, Nhịp sống kinh tế
Xem thêm bài liên quan
- Chân dung tỷ phú Mai Vũ Minh được Forbes và Bloomberg vinh danh: “Iron man” người Việt, luôn xuất hiện trong các cuộc họp quốc tế quan trọng
- Tỷ phú Hoàng Kiều: “Đừng bao giờ khoe tiền hay cổ phiếu, hôm nay anh là tỷ phú, nhưng có thể ngày mai anh chẳng còn gì”
- Toàn cảnh giới Tỷ phú năm 2022: 1.400 tỷ USD bị “bay màu”, một năm kinh tế buồn!