Chân dung bà chủ của thương hiệu thời trang Elise sang chảnh nhất nhì Việt Nam – “sếp” Lưu Nga: Người chỉ cần nghe mùi nước hoa hay tiếng bước chân là tất cả nhân viên phải làm việc nghiêm túc.
Đối với bà Lưu Nga, Mỹ là một thị trường vô cùng lớn và đầy tiềm năng, phần lớn các sản phẩm thời trang đều Made in Vietnam, nhưng không có thương hiệu thời trang Việt Nam nào tại Mỹ. Đó cũng là lúc CEO của Elise quyết định xây dựng một thương hiệu thời trang của người Việt.
Doah nhân Lưu Nga sinh năm 1978, quê quán Hà Tĩnh. Trước đây, bà tốt nghiệp chuyên ngành tài chính thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và có thời gian dài sinh sống và làm việc tại Mỹ.
Khi trở về Việt Nam, bà Nga đã phát triển nên thương hiệu thời trang Elise – thời trang phong cách nữ doanh nhân, gắn liền tên tuổi của các Hoa hậu.
Được biết, hiện tại Elise đang có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc và hơn 2.000 nhân viên. Qua việc tham gia ghế nóng của chương trình “Cơ hội cho ai” được rất nhiều người quan tâm, doanh nhân Lưu Nga cũng nổi tiếng hơn từ đó.
Trước đó, doanh nhân Lưu Nga cũng xuất hiện nhiều ở các chương trình như Giám khảo danh sách dự án của Vietnam Nexttop Model, Project Runway, thành viên hội đồng chuyên môn hoa hậu Việt Nam 2016.
Thương hiệu của bà cũng có mặt ở các chương trình như Bước nhảy hoàn vũ, Hoa Hậu Việt Nam, The Voice Kids… và các sự kiện thời trang quốc tế, đơn cử như Tuần lễ thời trang Paris.
Trong tất cả các chương trình kể trên, bà chủ của Elise gây ấn tượng mạnh với cộng đồng nhờ những phát ngôn, quan điểm đối với các ứng viên tại chương trình Cơ Hội Cho Ai, dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng.
Ở mùa 3 của chương trình, bà cũng đã chiêu mộ được một vài ứng viên, trong đó nổi bật là Trọng Hoàng với cho vị trí Trợ lý Digital Marketing (mức lương 30.000.000 đồng). Bà không hẳn là một người “sếp” chịu chi nhất trong chương trình, nhưng thần thái được cho là chưa bao giờ tỏ ra yếu thế, vẫn có những lời nhận xét thẳng thắn khiến ứng viên “đứng hình mất 5 giây”.
Không có kinh nghiệm cũng là một lợi thế, vì người đó sẽ ở tình thế phải học hỏi không ngừng…
Từng tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, với khả năng kinh doanh, chị Lưu Nga đã đưa thương hiệu Elise từ một công ty nhỏ phát triển rộng khắp. Nhắc đến Elise, nhiều người nghĩ ngay đến thương hiệu luôn gắn liền tên tuổi của các Hoa hậu. Theo cách mà CEO này từng nói, thương hiệu luôn đồng hành với các Hoa hậu là bởi muốn định hình thông điệp, phải là số 1, dẫn đầu phong cách thời trang.
Nói về cách chọn người đã có kinh nghiệm hay chưa khi về làm với doanh nghiệp mình, CEO Elise chia sẻ: “Bản thân tôi xây dựng Elise từ một nhóm nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm. Thời điểm đó, mình cũng không phải là người dày dạn trong ngành thời trang. Chính điều đó buộc chúng tôi phải nỗ lực học hỏi và hoàn hảo một cách nhanh để thích ứng với thị trường”.
Theo CEO Elise, không thể vì thiếu nhân sự mà nhắm mắt chọn bừa một bạn đến xin việc chỉ vì muốn có một công việc ổn định mà lại không đam mê và cũng không có một định hướng nhất định với công việc mình sắp làm.
“Cá nhân tôi quan điểm nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm cũng là một điểm lợi vì ở một khía cạnh nào đó, họ bị đặt vào tình thế phải học và học không ngừng. Trong khi những nhân sự có kinh nghiệm thường bị kinh nghiệm dẫn dắt, tạo nên sự chủ quan, đôi khi là quá tự tin với những gì mình đang có. Chính vì vậy, kinh nghiệm không phải là một tiêu chí quá quan trọng đối với tôi khi đánh giá một nhân sự”, bà Nga cho hay.
Theo vị CEO này, điều chị quan tâm chính là đạo đức làm nghề của họ thế nào, niềm đam mê, quyết liệt và tinh thần ham học hỏi của họ ra sao. Nếu bạn không có kinh nghiệm nhưng dám học hỏi, quyết liệt với nghề thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Chúng tôi không ngại chuyện giấu nghề, bởi chúng tôi đi lên từ những cá nhân chưa biết nhiều về lĩnh vực này nên hiểu được những khó khăn của một nhân tố trẻ.
Tuy nhiên, tôi không thể nhắm mắt chọn bừa một bạn đến xin việc chỉ vì muốn có một công việc ổn định mà lại không đam mê và cũng không có một định hướng nhất định với công việc mình sắp làm.
Khi được hỏi, bạn trẻ cần có tố chất gì để làm việc trong doanh nghiệp thời trang, bà Lưu Nga cho rằng: Người làm thời trang phải là người có đầu óc sáng tạo lớn trong tất cả vị trí từ: Thiết kế, marketing, stylist, bán hàng, kể cả sản xuất và tất cả các bộ phận khác. Yếu tố quan trọng để bạn thắng thế trong lĩnh vực này là tạo ra xu hướng.
Vì vậy, người làm thời trang phải có khả năng sáng tạo lớn hơn những người trong các lĩnh vực khác thì mới có thể tạo ra xu hướng. Tất nhiên yếu tố đam mê với công việc, sự hiểu biết, ham học hỏi và ý thức nền tảng là cái mà các ngành đều cần có. Nếu kết hợp được những điều này với nhau, các bạn trẻ sẽ là một trong những nhân tố sáng giá không chỉ Elise mà rất nhiều thương hiệu thời trang khác đang cần.
“Tôi đánh giá một người làm thời trang thành công cần phải có những cá tính nhất định. Đó là đặt giá trị thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với khách hàng của mình lớn hơn cả giá trị về tiền bạc, bởi vì làm thời trang chạm được đến trái tim người khác là điều rất rất khó. Vì vậy, yếu tố dễ dàng nhận biết các bạn trẻ phù hợp trong lĩnh vực thời trang đó là sự đam mê với công việc, nghệ thuật, và lý tưởng của mình nhiều hơn là sự đam mê về tiền bạc, vật chất. Khi bạn đã thành công với đam mê đó thì bạn sẽ có thu nhập và mức sống ổn định”, nữ CEO Elise nhấn mạnh.
“Không ai muốn lựa chọn ứng viên tự xem mình là ngôi sao”
Lý giải việc tại sao ngồi ghế nóng trong một chương trình tuyển dụng mà ở đó chủ doanh nghiệp sẽ trực tiếp phỏng vấn các ứng viên cho các vị trí trong doanh nghiệp mình, CEO Elise cho hay, đáng lẽ bản thân chưa tham gia chương trình này vì đang rất bận trong chiến dịch xây dựng lại bộ máy nhân sự trong công ty lên một tầm cao mới.
Nhưng chị nghĩ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp được rất nhiều không chỉ cho ứng viên mà cho cả người lao động khi ứng tuyển nên tôi tham gia vì ý nghĩa nhân văn đó. Tham gia chương trình thực tế này không chỉ mang đến cơ hội cho các ứng viên mà còn giúp chúng tôi có cơ hội đánh giá các bạn một cách kỹ lưỡng hơn.
Chia sẻ về việc đã từng chi gần 5 tỷ đồng cho việc tuyển dụng ở hệ thống thời trang của mình, CEO Lưu Nga cho hay: “Doanh nghiệp của chúng tôi liên doanh với Nhật Bản, và người Nhật làm việc thì rất chuyên nghiệp. Quan điểm của họ là phải đúng từng centimet. Đối với họ, việc tuyển dụng rất bài bản khác với doanh nghiệp Việt Nam hay cách tôi làm trước đây.
Tôi thường tuyển dụng ở các kênh rất bình thường hay thậm chí có cả người nhà, người quen, qua sự giới thiệu… Người Nhật thì khác, họ có một hệ tiêu chuẩn rõ ràng. Họ tuyển dụng chủ yếu qua các công ty săn đầu người để đảm bảo sự sàng lọc và đáp ứng các tiêu chí và KPI rất khắt khe. Từ khi hợp tác với họ, tôi chi rất nhiều tiền cho việc tìm kiếm những nhân sự cao cấp của Elise.
Là sếp nữ duy nhất trong chương trình truyền hình thực tế “cơ hội cho ai”, bà Lưu Nga cho rằng, đôi khi phụ nữ cũng sẽ dễ thuyết phục, nhiều lợi thế hơn khi biết cân bằng giữa sự cứng rắn và tình cảm trong lời nói. – Nếu được
“Tôi ngồi ghế nóng trong vai trò “Sếp” cũng là một trong những cách để các ứng cử viên xem chương trình trên toàn quốc cũng sẽ hiểu rõ hơn về môi trường làm việc tại Elise, hiểu được các quan điểm về quản trị, quản lý của nhà lãnh đạo từ đó họ cũng sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận đến mục tiêu nghề nghiệp của mình”, chị Nga chia sẻ.
Theo CEO Elise, thực tế không ít trường hợp các bạn trẻ quá tự tin, trong khi họ không biết rằng sự tự tin đôi khi trở thành tự cao và bất lợi khi đi xin việc. Sẽ không doanh nghiệp nào muốn lựa chọn một cá nhân mắc bệnh ngôi sao, xem mình là trung tâm. Các bạn cần phải có góc nhìn đa chiều hơn, đánh giá đúng về bản thân hơn khi đi xin việc ở các doanh nghiệp, tập đoàn.
Do đó, theo chị Nga, xem những chương trình phỏng vấn trực tiếp giữa Sếp và ứng viên cũng là cách để các bạn trẻ đang đi làm hiểu rõ về niềm đam mê, sức hấp dẫn của mình với doanh nghiệp ở mức độ nào? Mình đã làm được gì cho doanh nghiệp và doanh nghiệp làm được gì cho mình? Sự đánh giá của mình và doanh nghiệp hiện tại so với đánh giá của ứng viên và sếp ở mức nào.
Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ người lao động nào. Đối với những bạn trẻ đang chuẩn bị xin vào một doanh nghiệp, tổ chức nào đó sẽ có nền tảng kiến thức cơ bản, kinh nghiệm thực tế trong vấn đề tuyển dụng, cũng như nắm được tâm lý của nhà tuyển dụng, nhu cầu và các điều kiện cần thiết của doanh nghiệp lớn khi hướng đến tuyển chọn ở các vị trí.
Bà có hai năm sống và nghiên cứu ở Mỹ và tiếp xúc rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng ở đây. Đối với bà Lưu Nga, Mỹ là một thị trường vô cùng lớn và đầy tiềm năng, phần lớn các sản phẩm thời trang đều Made in Vietnam, nhưng không có thương hiệu thời trang Việt Nam nào tại Mỹ.
Đó cũng là lúc CEO của Elise quyết định xây dựng một thương hiệu thời trang của người Việt và mơ ước được nhìn thấy thương hiệu đó xuất hiện trong các trung tâm thời trang thế giới. Bà trở về Việt Nam, bắt tay xây dựng Elise từ đó.
“Tôi đánh giá một người làm thời trang thành công cần phải có những cá tính nhất định. Đó là đặt giá trị thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với khách hàng của mình lớn hơn cả giá trị về tiền bạc, bởi vì làm thời trang chạm được đến trái tim người khác là điều rất rất khó. Vì vậy, yếu tố dễ dàng nhận biết các bạn trẻ phù hợp trong lĩnh vực thời trang đó là sự đam mê với công việc, nghệ thuật, và lý tưởng của mình nhiều hơn là sự đam mê về tiền bạc, vật chất. Khi bạn đã thành công với đam mê đó thì bạn sẽ có thu nhập và mức sống ổn định”, nữ CEO Elise nhấn mạnh.
CEO Elise cũng từng mạnh tay chi tới 500.000 USD chỉ để sắm đồ tham gia show diễn của Channel tại tuần lễ thời trang Paris. Đây cũng là một cách để bà chủ thương hiệu cập nhật các xu hướng mới nhất của làng thời trang để thổi hồn vào những bộ sưu tập của riêng mình.
Tôi có xu hướng lựa chọn những người giống mình, tức là sống cảm xúc, chân thật và quyết liệt, mạnh mẽ trong công việc. Tuy cách lựa chọn của tôi rất cảm tính, nhưng cũng rất ít khi sai.
Tuy nhiên, khi đã lựa chọn người cùng làm việc với mình, bạn sẽ phải đồng hành với họ, sát sao cùng họ, dẫn dắt họ để đạt được những thành tựu trong công việc
Về thị trường thời trang Việt, bà Nga cho rằng đây một thị trường có tiềm năng vô cùng lớn và chúng ta đã đánh mất rất nhiều cơ hội, bị xâm nhập bởi một bộ phận lớn hàng Trung Quốc và hàng chất lượng kém, trôi nổi trên thị trường…
Từ đó, thương hiệu của bà đã có nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn ở việc đẩy mạnh hình ảnh, giá trị phân khúc cao cấp nơi đây.
Từng kể về cái “uy” của người lãnh đạo trong công ty, bà nhận định rằng điều đó được hình thành từ nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là tác phong và thái độ đối với công việc.
“Tôi có thể là người rất tình cảm, rất xúc cảm, nhưng trong công việc thì tôi hoàn toàn nghiêm túc. Bởi vậy, không biết từ khi nào, nhân viên của tôi thường nói, chỉ cần thấy mùi nước hoa của tôi trong thang máy, hoặc nghe tiếng bước chân của tôi thôi là đã biết phải làm việc rất nghiêm túc, chỉn chu rồi.”, bà kể.
Nói về lý do đằng sau sự tham gia của các chương trình thực tế trên truyền hình, doanh nhân Lưu Nga cho rằng đó không còn hoàn toàn chỉ để làm thương hiệu cho mình nữa.
Bởi khi đã tạo ra được giá trị cho thương hiệu và cho xã hội thì người ta có khát khao lớn hơn, đó là mang cơ hội đến cho người trẻ. Họ đã qua cái giai đoạn cần được nhiều người biết đến để làm hình ảnh rồi.
Xem thêm bài liên quan
- Sếp thời trang Elise Lưu Nga: “Nhân viên mắc bệnh, nếu chữa được dù phải mang cô ấy sang Mỹ, Singapore thì bao nhiêu chị cũng sẵn sàng bỏ tiền”
- “Bà trùm” thời trang Lưu Nga: Thu nhập không phải mục tiêu cuối cùng của người lao động, thành quả mới là mục tiêu cuối cùng
- Chân dung “Người làm thuê số 1 Việt Nam” Trần Bảo Minh: Quá tài giỏi và năng lực, chinh chiến khắp các công ty lớn