Trong khi Sam Altman là CEO và gương mặt đại diện của OpenAI, CTO Mira Murati mới là người trực tiếp lãnh đạo đội ngũ tạo ra “siêu AI” ChatGPT đang làm mưa làm gió cộng đồng thế giới.
Trong một bài viết, Time, tạp chí đã phỏng vấn các nhân sự cấp cao của OpenAI trong đó có CEO Sam Altman, gọi Mira Murati là “creator” hay người đã tạo ra ChatGPT.
Thông thường trong các công ty, CEO là người phụ trách vận hành chung, còn CTO hay giám đốc kỹ thuật là người đứng đầu đội ngũ thiết kế, kỹ sư và kỹ thuật trực tiếp tạo ra sản phẩm.
“Murati lãnh đạo nhóm phát triển DALL-E, AI để tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên văn bản và ChatGPT, chatbot AI gây sốt vì có thể trả lời lưu loát các câu hỏi phức tạp”, theo Time.
DALL-E và ChatGPT cũng là 2 sản phẩm AI được quan tâm nhất của công ty nghiên cứu OpenAI. Không chỉ sở hữu sản phẩm, đội ngũ kỹ thuật của OpenAI còn phát triển GPT-3, mô hình làm nền tảng cho cả 2 AI.
“Giống như các cuộc cách mạng khác mà chúng ta đã trải qua, sẽ có những công việc mới và một số công việc sẽ bị mất đi”, Murati nói trong một cuộc phỏng vấn với Trevor Noah năm ngoái. Tuy nhiên CTO OpenAI cho biết thêm cô lạc quan về tác động của AI.
Khi được hỏi về tác động bước ngoặt của ChatGPT, Murati không nhắc đến việc AI làm công việc viết lách, quảng cáo hay sáng tác, mà chỉ nhắc đến cá nhân hóa giáo dục.
“Ngày nay một lớp học với hàng chục học sinh, mỗi người có nền tảng và cách học khác nhau, dùng chung một chương trình giảng dạy. Với các công cụ như ChatGPT, chúng ta có thể đào tạo mô hình để chúng thiết kế chương trình phù hợp với mức độ hiểu biết của từng người”, Murati nói. Dù vậy CTO OpenAI lưu ý AI vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và chưa thể chắc chắn nó sẽ có thể giải quyết những vấn đề gì.
Nói về điểm yếu lớn nhất của ChatGPT, Murati cho rằng đó là thông tin sai và bịa đặt thông tin. “Đây thực sự là một thách thức cốt lõi. Chúng tôi chọn cách giao tiếp với AI là đối thoại cũng để người dùng có thể phản hồi rằng câu trả lời của mô hình là không chính xác”, Murati nói.
Cô cho biết vấn đề quan trọng nhất bây giờ là cách con người quản lý công nghệ này trên toàn cầu. “Làm thế nào để quản lý việc sử dụng AI theo cách phù hợp với các giá trị của con người? AI có thể bị dùng sai cách hoặc bị dùng bởi kẻ xấu”, Murati nói.
Nói về các tác phẩm đã truyền cảm hứng cho mình trong công việc, Murati kể tên bài hát Paranoid Android của Radiohead và bộ phim 2001: A Space Odyssey.
Lãnh đạo OpenAI: ChatGPT cần được quản lý sớm
Mira Murati là giám đốc công nghệ tại OpenAI, đơn vị tạo ra ChatGPT – chatbot có thể trả lời các câu hỏi phức tạp với kỹ năng giống con người một cách kỳ lạ đang gây sốt thời gian qua.
ChatGPT đã thu hút được sự chú ý của công chúng khi được phát hành vào cuối tháng 11. Trong khi một số trường học cấm sử dụng phần mềm này, Microsoft đã công bố khoản đầu tư 10 tỉ USD vào công ty.
Ngược lại, Google đã ban hành “mã đỏ” với lo ngại rằng công nghệ này có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh thanh công cụ tìm kiếm của họ. “Giống như các cuộc cách mạng khác mà chúng ta đã trải qua, sẽ có những công việc mới và một số công việc sẽ bị mất đi… Nhưng tôi rất lạc quan” – Murati nói.
Trong hầu hết tháng 1, dữ liệu từ Google Trends cho thấy, ChatGPT đã vượt qua Bitcoin trong số các cụm từ tìm kiếm phổ biến. Công ty công nghệ mới nổi có trụ sở tư nhân ở San Francisco này có khoảng 375 nhân viên và doanh thu rất thấp, song hiện có mức định giá khoảng 30 tỉ USD.
Tạp chí Time đã có cuộc phỏng vấn với Mira Murati về câu chuyện xung quanh ChatGPT, từ điểm yếu lớn nhất của phần mềm này cho đến tiềm năng chưa được khai thác của nó.
– Cô có cảm thấy mình có một “đứa con” thông minh không?
Chúng tôi đã rất phấn khích, nhiều hơn ngoài mong đợi khi đưa Chat GPT mình vào thế giới. Trên thực tế, chúng tôi thậm chí đã từng cân nhắc để nó rút lui. Tôi tò mò muốn xem những lĩnh vực mà nó sẽ bắt đầu tạo ra tiện ích cho con người chứ không chỉ là sự mới lạ và tò mò thuần túy.
– Tôi đã nhờ ChatGPT tư vấn một câu hỏi. Và nó nói: “Một số hạn chế hoặc thách thức bạn gặp phải khi làm việc với ChatGPT là gì và bạn đã vượt qua chúng như thế nào?”
Đó là một câu hỏi hay. ChatGPT về cơ bản là một mô hình đàm thoại lớn – một mạng nơ-ron lớn được đào tạo để dự đoán từ tiếp theo – và những thách thức với nó cũng giống như những thách thức mà chúng ta thấy với các mô hình ngôn ngữ lớn cơ sở: nó có thể hoạt động như thật.
Đây thực sự là thách thức cốt lõi. Chúng tôi chọn đối thoại cụ thể, vì đây là một trong những cách để tương tác với một mô hình và đưa ra phản hồi cho nó. Nếu chúng tôi nghĩ rằng câu trả lời của nó là không chính xác, chúng tôi có thể nói “Bạn có chắc không? Tôi nghĩ thực ra…”. Và sau đó phần mềm có cơ hội nói chuyện qua lại với bạn, tương tự như cách chúng ta trò chuyện một người khác.
– ChatGPT đang giúp giải quyết vấn đề gì?
Hiện tại, nó đang trong giai đoạn xem xét nghiên cứu, vì vậy tôi không dám tự tin để chia sẻ về những vấn đề xung quanh. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta có thể thấy nó có khả năng thực sự mang lại một cuộc cách mạng trong việc học.
Trong lớp học khoảng 30 người, mọi người đều có nền tảng, cách học khác nhau và về cơ bản mọi người đều nhận được cùng một chương trình giảng dạy. Với các công cụ như ChatGPT, bạn có thể trò chuyện không ngừng với một phần mềm để hiểu một khái niệm nào đó theo cách phù hợp nhất với bạn. Nó có tiềm năng to lớn để nâng cao việc tự học.
– Một số trường học đang cấm ChatGPT. Điều này có làm cô ngạc nhiên không?
Chúng tôi đang thực sự thúc đẩy phát triển phần mềm với độ tin cậy cao, và thực hiện một cách an toàn. Nhưng khi bạn mở nó cho càng nhiều người với nền tảng kiến thức và chuyên môn lĩnh vực khác nhau, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên bởi cách họ sử dụng công nghệ, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.
– Ngày càng có nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo (AI). Quan điểm của cô thế nào?
Đây là một thời điểm duy nhất mà chúng ta có quyền quyết định cách nó định hình xã hội. Điều này đi theo cả hai hướng: công nghệ định hình chúng ta và chúng ta định hình công nghệ. Có rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Làm cách nào để bạn khiến AI thực hiện điều bạn muốn và cách bạn đảm bảo rằng mô hình đó phù hợp với ý định của con người và cuối cùng là phục vụ nhân loại?
Ngoài ra còn có rất nhiều câu hỏi xung quanh tác động xã hội, về đạo đức và quan điểm riêng mà chúng ta cần xem xét. Và điều quan trọng là chúng tôi mang đến những tiếng nói khác nhau, chẳng hạn như các nhà triết học, nhà khoa học xã hội, nghệ sĩ và những người thuộc ngành nhân văn.
– Đâu là yếu tố chính về mặt đạo đức hoặc quan điểm cá nhân?
AI có thể bị lạm dụng hoặc bị kẻ xấu lợi dụng. Vì vậy, có những câu hỏi về cách bạn quản lý việc sử dụng công nghệ này trên toàn cầu. Vấn đề là làm thế nào để bạn quản lý việc sử dụng AI theo cách phù hợp với các giá trị của con người.
– Cô có nghĩ rằng những câu hỏi này nên dành cho công ty của mình hay cho các cơ quan quản lý?
Điều quan trọng đối với OpenAI và các công ty như chúng tôi là đưa công nghệ vào cộng đồng theo cách có kiểm soát và có trách nhiệm. Nhưng chúng tôi là một nhóm nhỏ, và cần thêm rất nhiều điều vào hệ thống này. Chắc chắn là các cơ quan quản lý, chính phủ và mọi người cũng cần tham gia.
– Luôn có một nỗi lo rằng sự tham gia của chính phủ có thể làm chậm quá trình đổi mới. Cô không nghĩ rằng còn quá sớm để các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý tham gia?
Không còn sớm nữa. Đây là điều quan trọng do tác động của công nghệ này.
Xem thêm bài liên quan
- Hình ảnh giản dị như “dân du lịch bụi” của ông chủ OpenAI ChatGPT vừa bước chân vào hàng tỷ phú thế giới
- Người đứng sau “siêu AI” ChatGPT đang lăm le lật đổ Google: 8 tuổi biết lập trình, bỏ học Stanford sau 2 năm, nâng đỡ cho trên 2000 startup
- Ít ai biết, Elon Musk là người đứng sau AI “thông minh nhất” thế giới hiện nay: Nói chuyện như người, làm giỏi như chuyên gia