Câu nói nổi tiếng của Henry Ford, nhà sáng lập Công ty Ford Motor: “Ông chủ không phải là người trả lương cho nhân viên. Ông ta chỉ là người xử lý tiền. Khách hàng mới là người trả lương cho họ”.
Henry Ford cũng được biết đến với nhiều triết lý kinh doanh để đời đến ngày nay. Ông Ford là người đầu tiên quyết định trả lương cho công nhân cao hơn mức thông thường ở năm 1914. Khi đó, công ty Ford bắt đầu trả lương cho công nhân 5 USD/ngày trong khi mức lương phổ biến ở thời điểm đó chỉ khoảng 2-3 USD/ngày.
Tuy nhiên, câu chuyện về mức thu nhập 5 USD/ngày không hề đơn giản như vậy. Một bài viết trên Forbes chỉ ra rằng đây là mức thù lao đã bao gồm cả lương và thưởng.

Người lao động chỉ được phép nhận thêm phần thưởng nếu đạt đủ một số yêu cầu đặt ra, như phụ nữ phải độc thân và nuôi gia đình. Trong khi đó, đàn ông có vợ đi làm bên ngoài (không tính nội trợ) cũng sẽ không được nhận thưởng.
Bài viết cũng tính toán và phủ nhận câu chuyện Henry Ford trả lương cao hơn cho nhân viên của mình để những nhân viên đó có khả năng mua sản phẩm của công ty, qua đó giúp hãng xe tăng doanh số.
Cụ thể, sản lượng xe sản xuất trước khi Ford tăng lương là 170.000 chiếc/năm và sau khi tăng lương là 202.000 chiếc/năm. Tổng số lao động của công ty là 14.000 người. Như vậy một năm hãng xe sẽ phải trả thêm 9,24 triệu USD tiền công.
Trong khi đó với giá mỗi chiếc Model T có giá từ 450 USD đến 550 USD, thì công ty sẽ thu về tối đa 7,7 triệu USD, với điều kiện mỗi nhân viên đều mua một chiếc xe mới mỗi năm.

Hiện tại, hãng xe Ford đã có hơn 100 năm tồn tại trên thị trường với nhiều mẫu xe phổ biến như Ford Ranger, Everest, EcoSport… Hiện Ford hoạt động ở thị trường Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng như Châu Phi.
Các số liệu thống kê gần đây của Statista cho thấy phân khúc thị trường Bắc Mỹ vẫn mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty với doanh số khoảng 2 triệu chiếc được bán ra trong khu vực vào năm 2020.
Từ đầu những năm 2000, thị phần toàn cầu của Ford đang giảm dần khi vấp phải sự phát triển của các nhà sản xuất khác như General Motors, Toyota và Honda.
Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp
Sau khi hiểu rõ khái niệm khách hàng là gì thì rất dễ để nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ là người nắm giữ chìa khóa thành công của doanh nghiệp và cũng là “con dao sắc bén” khiến doanh nghiệp đối diện “cái chết” trên thị trường kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định “Tài sản quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chúng tôi là khách hàng”. Bởi hàng hóa được sản xuất ra đem kinh doanh trên thị trường phải có người tiêu thụ. Và khách hàng chính là những người tiêu thụ và khiến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thể hiện được giá trị thực tiễn của chúng. Nếu không có khách hàng, hàng hóa sẽ tồn đọng và không tiêu thụ được, hậu quả sẽ khiến cho doanh nghiệp phá sản.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty cùng cung cấp một mặt hàng, dịch vụ. Điều này tạo nên đa dạng các sản phẩm thay thế, đem lại quyền lựa chọn phong phú cho khách hàng. Do đó, doanh nghiệp nào cung cấp những sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng tốt, có các chính sách chăm sóc làm hài lòng khách hàng nhất thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại dài lâu.
Ngược lại, nếu khách hàng không hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó thì họ sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp khác và doanh nghiệp kia sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản nếu không thay đổi và đưa ra những chiến lược mới.
Theo đó, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì khách hàng ngày càng khẳng định vai trò là “nguồn sống” của doanh nghiệp. Họ không chỉ tạo ra doanh thu mà khách hàng còn hỗ trợ phát triển thương hiệu. Theo đó, vai trò cụ thể của khách hàng hàng như sau:
Khách hàng là “ông chủ” của doanh nghiệp
Theo Sam Walton – “Ông vua bán lẻ ở Mỹ” đã từng khẳng định: “Chỉ có một ông chủ duy nhất. Đó là khách hàng. Khách hàng có thể sa thải bất kỳ ai trong công ty, từ chủ tịch cho tới nhân viên, chỉ đơn giản bằng việc tiêu tiền vào chỗ khác.” Quả đúng là như vậy, khách hàng là người trả lương cho toàn bộ doanh nghiệp bằng cách mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Bởi lương của tất cả nhân viên công ty đều được trích ra từ doanh số bán hàng, từ lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được qua hoạt động “bán” các sản phẩm, dịch vụ. Hay nói theo cách khác, doanh thu, lợi nhuận, lương thưởng của toàn bộ bộ máy nhân viên từ cấp thấp đến cấp cao đều hoàn toàn phụ thuộc vào lượng khách hàng.
Nhấn mạnh vai trò của khách hàng, các doanh nghiệp đều chỉ ra rằng, khách hàng chính là “nguồn sống” của họ. Do đó, nếu khách hàng từ chối sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản bởi bộ máy vận hành không có vốn để tiếp tục hoạt động.
Tóm lại, khách hàng là người mang đến việc làm cho nhân viên, tạo ra lợi nhuận cho công ty, là “ông chủ” duy nhất có thể sa thải toàn bộ nhân viên, kể cả ban giám đốc. Khách hàng giữ trong tay quyền lực có thể giải thế toàn bộ công ty bằng cách tiêu tiền vào công ty khác.

Nhìn chung, có thể tóm gọn tầm quan trọng của “ông chủ” khách hàng đối với một doanh nghiệp như sau:
– Là người trực tiếp dùng tiền của mình để mua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nên khách hàng có quyền quyết định mua hay không mua. Do đó, toàn bộ lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp đều đến từ số tiền mà khách hàng chịu bỏ ra cho sản phẩm của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, khách hàng là người trả lương, là người tham gia vào mọi quyết định của doanh nghiệp một cách gián tiếp, từ khâu tổ chức nhân lực đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
– Khách hàng cũng là người trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ, vì vậy, họ là người có đánh giá khách quan nhất về chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ của doanh nghiệp. Do vậy, khách hàng cho doanh nghiệp biết cần làm gì và kinh doanh như thế nào mới mang lại lợi nhuận cao.
– Khi tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp cũng là lúc khách hàng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
– Không chỉ vậy, khách hàng còn đóng vai trò trong việc truyền thông, quảng bá chất lượng sản phẩm và góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp xây dựng được lòng tin đối với khách hàng. Khách hàng chính là nguồn quảng bá có hiệu quả nhất cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp
Khách hàng là người mang lại tất cả mọi thứ cho doanh nghiệp, từ lợi nhuận, đến hình thức kinh doanh, sản phẩm kinh doanh,…
Khách hàng là người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận giúp duy trì sự vận hành của bộ máy doanh nghiệp. Lượng người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp lớn thì doanh thu và lợi nhuận cao, doanh nghiệp phát triển bền vững.
Ngược lại, nếu không có khách hàng thì thì đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp không có nguồn vốn để tiếp tục duy trì bộ máy dẫn đến phá sản.
Do đó, doanh nghiệp “sống” hay “chết” hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định mua của người khách hàng.

Khách hàng quyết định sự cải tiến của doanh nghiệp
Việc cải tiến doanh nghiệp phụ thuộc vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp rất cần những ý kiến đóng góp của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Bởi khách hàng chính là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó. Vậy nên, từng ý kiến mà khách hàng phản ánh đến doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất.
Có 2 giai đoạn cần nắm bắt để cải tiến doanh nghiệp, đó là:
– Giai đoạn thứ nhất là khi sản phẩm bắt đầu được tung ra thị trường: đây là giai đoạn mà doanh nghiệp cần quan tâm đến những phản hồi của khách hàng để nhìn nhận rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm và biết được sản phẩm cần cải tiến những gì.
– Giai đoạn thứ hai là khi sản phẩm đã bán được trong một khoảng thời gian nhất định trên thị trường: Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp có thể nâng cấp sản phẩm của mình theo góp ý và xu hướng tiêu dùng của khách hàng ở thời điểm hiện tại để tránh sản phẩm bị lỗi thời, nhàm chán hay bị vượt mặt bởi đối thủ khi họ có những sản phẩm ưu việt và hợp thời hơn.
Theo đó, doanh nghiệp có thể cải thiện các sản phẩm bằng cách khảo sát khách hàng thông qua mẫu khảo sát, chatbot, pop-up hay email, sau đó thống kê kết quả khảo sát thành số liệu cụ thể.

Bên cạnh tác dụng thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng, thông qua khảo sát, doanh nghiệp cũng có thể biết được khách hàng đang mong đợi gì ở sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai. Để dựa vào đó, doanh nghiệp xây dựng các hướng cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình.
Thương hiệu Ford – thương hiệu xe hơi vô cùng nổi tiếng đã thực hiện khảo sát khách hàng của họ khi khách đến bảo dưỡng xe. Thông qua các phản hồi của khách hàng, thương hiệu sẽ biết được những điều mà mình cần cải thiện để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn. Đó chính là cách Ford có thể giữ chân khách cũ và thu hút khách mới.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- 100 năm trước, cứ 10 giây Henry Ford xuất xưởng 1 chiếc xe hơi: Nguyên tắc kinh doanh kinh điển giúp ai cũng có thể giàu lên nhanh chóng
- Công thức bất hủ để vua nội thất IKEA có thể bán “hàng xịn giá bèo”: Tiết kiệm, tiết kiệm nữa, tiết kiệm mãi
- Bí quyết khởi nghiệp quán ăn nhỏ, vốn ít mà vẫn thu cả trăm triệu 1 tháng mặc kệ suy thoái kinh tế