“Hãy giao tiếp rõ ràng, đừng cố tỏ ra thông minh. Tránh dùng những thuật ngữ khó hiểu và vô nghĩa khiến cho việc trao đổi bị chậm lại”, quan điểm tỷ phú Elon Musk gửi cho toàn bộ các nhân viên Twitter trong Email cho thấy tầm quan trọng của đơn giản hóa.
Đối với nhà sáng lập huyền thoại Steve Jobs cũng vậy, đơn giản chính là sự tinh tế. Để tạo ra những sản phẩm mà những công cụ cần thiết nhất được thể hiện vai trò một cách rõ ràng và nổi bật, Steve Jobs thường lắc đầu, bỏ qua những tính năng màu mè, trang trí. iPad, iPhone là những minh chứng rõ ràng nhất cho quan điểm này.
Tuy nhiên, đơn giản hóa có thể còn khó khăn hơn cả sự phức tạp, nó đòi hỏi người ta phải suy nghĩ tích cực hơn bằng mọi cách để biến mọi thứ trở nên đơn giản. Nhưng cuối cùng, như Jobs nói, nó sẽ giúp người ta vượt mọi trở ngại.
Quy tắc 30% của Steve Jobs đã giúp Apple từ vực sâu đến huy hoàng
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rằng bản thân lúc nào cũng bận rộn, không khi nào có thể rời bỏ điện thoại hay laptop. Chúng ta luôn có dự định làm một việc nào đó, nhưng rồi đành ngậm ngùi gạt nó đi vì cảm thấy quá bận rộn.
Chắc hẳn chúng ta từng ít nhất một lần nói rằng: “Tôi không có thời gian bây giờ, tôi không biết mình đang làm gì với cuộc sống của mình…”.
Nếu lên kế hoạch cho một ngày của bạn không phải là thế mạnh, thì kinh nghiệm quý báu của Steve Jobs sẽ giúp bạn rất nhiều.
Steve Jobs từng rời khỏi Apple, rồi quay trở lại trong chính thời điểm đen tối nhất của tập đoàn và thay đổi hoàn toàn bộ mặt Apple với chủ nghĩa tối giản.
Quy tắc 30% của Steve Jobs
Vào năm 1997, Apple đang đứng trên bờ vực thẳm, khi loạt sản phẩm mới của họ đang đi ngược lại với triết lý cốt lõi đơn giản. Sự ra mắt của loạt mẫu Macintosh như Quadra, Centris và Performa được coi là “một trong những chiến dịch quản lý tồi tệ nhất”, doanh thu gần như thấp nhất kể từ năm 1990.
Trong nỗ lực đưa Apple quay trở lại thời đỉnh cao, Apple đã quyết định mua là start-up NEXT. Tất nhiên, đi kèm đó là một người không hề xa lạ – Steve Jobs. Cuối cùng, hội đồng quản trị đã chọn Jobs trở thành CEO của công ty.
Ngay sau khi làm CEO, Steve Jobs đã áp dụng quy tắc 30% để đưa công ty quay trở lại sự đơn giản. Ông nói: “Chúng tôi đã xem xét lộ trình sản phẩm trong tương lai. Những gì chúng nhận thấy là 30% các sản phẩm cực kỳ tốt và khoảng 70% còn lại khá tốt hoặc là những việc chúng tôi không thật sự cần thực hiện”.
Và rồi, iPod và iPhone ra đời, là những sản phẩm thành công bậc nhất giúp đưa Apple trở thành “ông lớn” công nghệ như hiện nay. iPod 5G là một “cuộc cách mạng” về MP3 khi có thể “1.000 bài hát trong túi của bạn”. Không cần phải nói nhiều về iPhone, đó chắc chắn là sản phẩm thành công nhất.Quảng cáo
Jobs không thể dự đoán sự thành công của sản phẩm này, nhưng việc đưa Apple về lại với những giá trị ban đầu đã tạo nên sự thành công. Vị tỷ phú nào đã tập trung tất cả nguồn lực của Apple để gắn kết những kỹ sư, nhà thiết kế tạo nên 30% sản phẩm xuất sắc.
Tập trung nhiều hơn vào 30% “cực kỳ tốt”
Có thể cách tiếp cận của Steve Jobs hơi vĩ mô, nhưng ta hoàn toàn có thể áp dụng nó vào cuộc sống. Hầu hết chúng ta đều có dự án, kế hoạch chiếm phần lớn thời gian nhưng đem lại kết quả ít; những mối quan hệ khiến ta bỏ ra nhiều hơn là có thể nhận lại.
Điều khiến những người như Steve Jobs có thể thành công là họ sẵn sàng loại bỏ những điều “chưa đủ tốt” ra khỏi cuộc sống.
Henry David Thoreau từng nói: “Khi bạn đơn giản hóa cuộc sống của mình, các quy luật của vũ trụ sẽ càng đơn giản hơn nữa, sự đơn độc sẽ không còn đơn độc, nghèo đói không phải nghèo đói, và sự yếu đuối cũng vậy”.
Hãy tự hỏi bản thân và xác định xem đâu là 30% những điều “cực kỳ tốt” trong cuộc sống: “Nếu bạn phải kết thúc 70% mối quan hệ của mình, thì chúng là gì? Nếu bạn phải cắt giảm 70% dự định trong tương lai gần, thì bạn sẽ chọn cái nào? Nếu bạn phải cắt giảm 70% thời gian, bạn sẽ làm gì?
Chủ nghĩa tối giản bắt đầu bằng sự loại bỏ. Một khi bạn bỏ đi những gì khiến bạn chậm lại, bạn có thể thay thế nó bằng những thứ thực sự khiến bạn phát triển.
Thế nhưng, liệu bạn có dám bỏ đi những thứ “chưa đủ tốt” không, bao gồm cả những thứ đã gắn bó với bạn từ thời thơ ấu?
Chiến lược con nhím – Sử dụng sức mạnh của sự giản đơn để thành công
Thuyết Con nhím ra đời dựa trên một câu chuyện ngụ ngôn của Hy Lạp cổ đại với ý nhấn mạnh là: “Con cáo ma mãnh biết rất nhiều thứ, nhưng nhím lù đù thì chỉ thuộc nằm lòng một thứ thôi”.
Trong câu chuyện ngụ ngôn, cáo dùng rất nhiều chiến lược mưu mẹo để bắt lấy nhím. Nó biết rình rập, tấn công, lại chạy nhanh và thậm chí còn biết giả chết. Ấy thế mà, hết lần này đến lần khác, cáo thường bị đánh bại, thân mình cắm chi chít gai. Sau tất cả, cáo vẫn không bao giờ hiểu được chuyện nhím chỉ biết làm thành thục một hành động, đó chính là tự vệ.
Triết gia Isaiah Berlin lấy câu chuyện ngụ ngôn này và đưa vào đời thực qua một bài luận của ông, ra mắt năm 1953, với tựa đề “The Hedgehog and the Fox” (Tạm dịch: Cáo và Nhím), theo đó Berlin phân loại con người thành hai nhóm: cáo và nhím.
Trong bài luận, ông lập luận rằng cáo là loài động vật khéo léo và ma mãnh, luôn theo đuổi nhiều mục tiêu và lợi ích. Bởi chúng có quá nhiều mối quan tâm và chiến lược khác nhau, nên suy nghĩ của chúng thường bị xao nhãng và không tập trung. Do đó, trong dài hạn chúng khó mà đạt được một thành tích thật sự xuất sắc.
Trái lại, nhím tuy rất lù đù và chậm chạp và thường ít được chú ý đến lại có thể nhìn mọi việc theo cách đơn giản và tập trung vào một tầm nhìn bao quát nhất. Đó là cách tư duy giúp nhím ra quyết định và làm mọi thứ, và điều đó giúp chúng thành công bất chấp mọi điều kiện bất lợi.
Jim Collins phát triển ý tưởng này trong cuốn sách kinh điển năm 2001 của mình, “Good to Great” (Tạm dịch: Từ tốt đến vĩ đại). Theo Collins, các tổ chức sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu họ tập trung vào một việc, và làm tốt việc đó. Bằng cách này, họ có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh của họ và trở thành những doanh nghiệp thực sự vĩ đại.
Một công ty có thể vạch ra “Chiến lược con nhím” của mình thông qua việc suy xét 3 điều sau. Thứ nhất, tổ chức đó phải có khả năng hiểu được niềm đam mê thực sự của những con người trong công ty.
Thứ hai, công ty đó cần xác định được những gì mình có thể làm tốt hơn so với bất cứ ai khác. Và cuối cùng, tổ chức đó cần xác định điểm mạnh có thể khai thác để tạo ra doanh thu.
Lối đi đúng đắn là nơi giao thoa của ba câu trả lời trên, và vị trí trung tâm này được coi là “tâm chấn” cho chiến lược của tổ chức. Chúng tôi mô tả điều này trong hình 1 dưới đây.
Khi một tổ chức đã xác định được chiến lược con nhím của mình, lãnh đạo của tổ chức nên dành tất cả năng lượng và nguồn lực để theo đuổi một thứ mà họ làm tốt nhất.
Collins cho rằng khi mọi thứ trở nên khó khăn, thì doanh nghiệp nào tập trung vào điểm mạnh của mình thay vì quờ quạng tìm ra các chiến lược thay thế, mới là những doanh nghiệp có thể sống sót và phát triển.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Elon Musk: “Đừng cố tỏ ra thông minh bằng cách dùng những thuật ngữ khó hiểu và vô nghĩa khiến cho việc trao đổi bị chậm lại”
- Tỷ phú Elon Musk: “Đừng cố tỏ ra thông minh bằng cách dùng những thuật ngữ khó hiểu và vô nghĩa khiến cho việc trao đổi bị chậm lại”
- Tỷ phú thiên tài Elon Musk chỉ quy trình 4 bước để trở thành chuyên gia trong mọi lĩnh vực: Kiến thức tổng quát quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sáng tạo