Khi một công ty phát triển về quy mô và tầm cỡ, điều thử thách lớn nhất là có thể truyền khát khao đến toàn thể nhân viên. Một tinh thần khát khao để giữ vững công ty tồn tại và không cho phép đối thủ cạnh tranh dành lấy thị trường.
Howard Schultz – CEO Starbucks chia sẻ: “Một khi bạn phải tranh đấu để sinh tồn, tranh đấu để được tôn trọng, bạn sẽ làm tất cả mọi thứ, vì bạn đang tuyệt vọng. Vợ của tôi, khi cô ấy mang thai đứa con đầu lòng, tôi không hề có lương. Đó là năm đầu tôi làm ở công ty.
Ý tôi là tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng Starbucks tồn tại. Liệu tôi có thể mong đợi rằng giờ đây khi chúng tôi có được công ty quy mô và tầm cỡ mà nếu bất kỳ ai được tuyển vào làm việc thì cũng sẽ trở nên khao khát như tôi rất nhiều năm trước đây hay không?”
Câu trả lời ngắn gọn: gần như không! Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta đang nói về tinh thần lãnh đạo và chúng ta đang nói về việc lan truyền một tinh thần vào văn hóa của một tổ chức – nơi mà mọi người cần phải hiểu rằng “Chúng ta không thể nghỉ ngơi!”.
Chúng tôi có những đối thủ cạnh tranh – những người muốn giành lấy miếng bánh thị trường. Chúng tôi đang ở trong một nền kinh tế mà tỉ lệ thất nghiệp là 8% và riêng ở Mỹ là 9%. Công ty cà phê Starbucks không phải là một thứ gì đó cần phải có. Đó là một cuộc mua bán tự nguyện, và vì thế hôm nay tinh thần mà bạn cần trong kinh doanh, ở Starbucks hay bất kì công ty nào khác, là xây dựng được thành công vững bền. Để thành công lâu dài, bạn phải loại trừ tận gốc những hành vi “ngủ quên trên chiến thắng”.
Những gì tôi luôn nói trong vài năm qua tại Starbucks là: không ăn mừng, không có cái vỗ tay chiến thắng nào. Chúng ta chưa thể dừng lại. Tôi nghĩ mọi người cần phải hiểu rằng thành công không phải là một danh hiệu mà đó là thứ chúng ta phải nỗ lực giành lấy mỗi ngày. Thành công phụ thuộc vào người lãnh đạo của công ty – người truyền tinh thần và khắc sâu hành động đó.
Thành công phụ thuộc vào tính quyết đoán của người lãnh đạo khi cấp dưới không đam mê, không gắn bó với cam kết. Tôi nghĩ rằng điều tệ nhất có thể xảy ra, đó là có sự quan liêu và không đồng thuận. Đó là việc mất quá lâu để quyết định mà những người đang cầm quyền lại được hưởng lợi từ việc ra quyết định đó và cuối cùng quy trình trở nên rối rắm. Việc này giống như một công ty ngày trước có quy mô nhỏ giờ đây mở rộng hơn và khi nó trở nên lớn hơn, bạn cố gắng bảo vệ nó.
Bạn cố gắng duy trì và bạn mất đi động lực để ra những loại quyết định giúp công ty phát triển. Tôi đã viết trong một quyển sách rằng, đặc biệt trong thời gian khủng hoảng, người lãnh đạo cần phải quyết đoán và sẵn sàng để ra những quyết định mà không có đầy đủ thông tin. Và dù có khủng hoảng hay không nhân viên của bạn đang chờ bạn ra quyết định.Họ xứng đáng được thấy một quyết định đúng thời điểm và họ xứng đáng được biết bằng cách nào và tại sao quyết định được đưa ra.
Source: londonbusinessforum
Vietsub by AFT
Xem thêm bài liên quan
- Phân tích mô hình kinh doanh tất thắng của “Bánh mì Sài Gòn 2 ngàn 1 ổ”: Đơn giản mà thành công không ngờ
- Bí quyết Marketing chạm đỉnh ngành khách sạn học được từ “ông hoàng” InterContinental: 5 chiến lược khiến khách kéo đến nườm nượp
- Cánh tay phải đắc lực của Warren Buffett, Tỷ phú Charlie Munger qua đời ở tuổi 99 và 5 bài học “đổi đời” thành công