Kinh doanh bánh mì đang là một trong những mô hình kinh doanh thu hút nhiều người khởi nghiệp hiện nay. Với những ưu điểm như: đầu tư vốn ít, dễ bán, nhanh thu lời…, mở tiệm bán bánh mì đã giúp không ít người có được thu nhập ổn định, thậm chí nhanh chóng làm giàu.
Dear Mr CEO,
Anh có biết mô hinh kinh doanh của mình không? Xin chúc mừng, nếu anh có thể mô tả nó trong một câu ngắn gọn. Nếu không, xin chia buồn vì điều đó chứng tỏ rằng anh chẳng biết rõ mình kinh doanh gì cả.
Nghe thật sốc, nhưng đáng tiếc đó là sự thật.
Bỏ qua hàng ngàn định nghĩa hàn lâm mà trên Google anh có thể dễ dàng tìm thấy nhưng vô cùng khó hiểu, mô hình kinh doanh đơn giản mô tả cách thức kinh doanh hay nôm na là công thức kiếm tiền.
Nó cần phải đơn giản, dễ hiểu và đầy đủ. Công thức kiếm tiền mô tả cách doanh nghiệp dùng cái gì (cơ sở hạ tầng) để tạo ra sản phẩm/dịch vụ (giá trị) và bán cho ai (khách hàng) sao cho có lời (tài chính) lâu dài.
Dân Sài Gòn hẳn không ai không nghe tiếng rao quen thuộc khắp hang cùng ngõ hẻm “Bánh mì Sài Gòn, hai ngàn một ổ, đặc ruột thơm bơ đây”. Mô hình kinh doanh hay công thức kiếm tiền này là “mang bánh mì rẻ đến tận tay người tiêu dùng bình dân ăn đỡ đói”.
Một trong những công cụ mô tả mô hình kinh doanh dễ hiểu và có thế áp dụng hiệu quả là Business Model Canvas (BMC). Hãy thử phân tích mô hình kinh doanh “Bánh mì Sài Gòn 2 ngàn một ổ” này qua lăng kính BMC nhé.
Người bán bánh mì xác định rất rõ phân khúc khách hàng của mình là người tiêu dùng bình dân. Vì thế bạn sẽ thấy họ khắp hang cùng ngõ hẻm chứ chẳng bao giờ xuất hiện ở Phú Mỹ Hưng, trung tâm Quận 1, Quận 3 hoặc các cao ốc chung cư cao cấp. Giải pháp giá trị của họ là thuận tiện và rẻ.
Thông điệp ấy được truyền tải rất, rõ ràng cụ thể nhưng không kém phần hấp dẫn với “đặc ruột thơm bơ” qua kênh truyền thông là phát bằng loa trên chiếc xe máy và bán hàng trực tiếp.
Với họ mối quan hệ với khách hàng dựa trên động lực thu hút chứ không duy trì hoặc đẩy mạnh doanh số, vì thế chẳng bao giờ thấy họ cà kê dê ngỗng lâu với khách hàng. Họ chỉ có một dòng doanh thu duy nhất là bánh mì giá 2 ngàn phù hợp với chiến lược giá rẻ.
Nguồn lực chủ chốt của họ là chiếc xe máy, chiếc loa, bản thân họ và một số tiền ít ỏi. Nguồn lực ít ỏi ấy phù hợp với các hoạt động chính là mua bán, rao, lái xe và bán.
Người bán bánh mì có một đối tác chính vô cùng quan trọng là lò bánh mì nơi có thể bán cho họ giá rẻ hoặc trả chậm giúp họ tối ưu hóa cơ cấu chi phí vốn ít ỏi của mình để trang trải tiền mua bánh, tiền xăng và dự phòng hỏng hóc sửa chữa dọc đường.
Trong ánh nắng vàng rực buổi xế chiều, bụng cồn cào, tiếng loa “Bánh mì Sài Gòn…” bỗng dưng lanh lảnh vang lên, ta không kìm lòng được, bước ra, cầm trên tay 1 ổ bánh và ngẫm nghĩ với mô hình ấy họ dùng chiến lược cạnh tranh với năng lực và hệ thống “quản trị” nào để chiến thắng hàng loạt tiếng rao lanh lảnh khác: khoai lang, khoai mì, bánh chưng, bánh giò, hủ tiếu, mì gõ v.v và v.v ….?
Mr CEO, anh có mô hình và chiến lược kinh doanh chưa? Nếu anh không thể mô tả chúng trong một câu ngắn, xin chia buồn.
Anh có muốn biết chiến lược kinh doanh để chiến thắng cho bánh mì Sài Gòn, 2 ngàn một ổ không?
Bán bánh mì đi, bạn chỉ cần vốn 1 triệu nhưng thu lời 5 triệu/tháng
Đối với nhiều người 1 triệu chỉ bằng một bữa ăn, một bữa đi chơi. Nhưng 1 triệu đó với người khác đôi khi lại là nguồn vốn giúp nuôi sống cả gia đình dựa vào bán bánh mì.
Nếu bạn đang có 1 triệu và chưa có ý tưởng kinh doanh thì bán bánh mì là một gợi ý hay cho bạn đấy. Nhưng mở tiệm bánh mì có khó khăn lắm không? cần chuẩn bị những gì? bạn đã biết hết chưa. Nếu chưa thì hãy đọc bài viết bên dưới để tích lũy cho mình kinh nghiệm bán bánh mì ăn sáng nhé!.
1. Kinh doanh bánh mì với 1 triệu, bạn có tin không?
Với số vốn hơn 1 triệu đồng trong tay làm gì để giàu nhanh chóng? Đây là thắc mắc của nhiều người khi muốn khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nếu như không có trong tay một số vốn lớn để mở chuỗi cửa hàng kinh doanh bánh mì như vua đầu bếp Minh Nhật, thì bạn cũng có thể tự mở cho mình một cửa hàng bánh mì với số vốn trong khoảng 1 triệu đồng mà cũng có lãi nhiều đấy.
Không chỉ có số vốn lớn thì mới có thể khởi nghiệp kinh doanh được, số vốn nhỏ thì mình thực hiện nhỏ. Trên thực tế đã chứng minh nhiều trường hợp khởi nghiệp kinh doanh chỉ với 1 triệu đồng như: bán quần áo online, bán đồ handmade, bán bánh mì….
Trong đó bán bánh mì với số vốn 1 triệu đã tạo ra lợi nhuận cho bạn ít nhất 5 triệu đồng/ tháng. Số vốn ít nhưng cho lãi gấp 5, thậm chí có thể gấp 10 lần thì tại sao bạn không làm?
2. Bán bánh mì cần chuẩn bị gì?
Lập kế hoạch mở tiệm bánh mì như thế nào cho hiệu quả? Kinh doanh với số vốn 1 triệu thì bạn cần phải lên kế hoạch bán rõ ràng và xác định rõ mình nên bán như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận.
Với số vốn ít ỏi chỉ 1 triệu trong tay thì bạn cần xác định rõ hình thức kinh doanh của mình như thế nào, sản phẩm của mình bao gồm những nguyên liệu gì…
- Hình thức kinh doanh: Đây là điều quan trọng và quyết định lợi nhuận của bạn. Bạn có thể chọn bán bánh mì online (đối tượng mua là dân văn phòng, những người bận rộn…), hoặc mở quán bánh mì bán tại các hẻm gần nhà hay cổng trường ( liên quan đến chi phí mặt bằng). Hoặc nếu bạn làm công sở có thể lên thực đơn cho đồng nghiệp chọn và mang đến công ty.
- Sản phẩm: với số vốn ít như vậy thì bạn cũng không cần quá cầu kỳ những thực phẩm kèm với bánh mì. Bạn chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố vệ sinh sạch sẽ và ngon thì mọi người sẽ tới mua và ủng hộ bạn. Một số bánh mì phổ biến hiện nay: bánh mì trứng, bánh mì thịt nướng, thịt xíu, bánh mì chả, bánh mì bột lọc…
- Xe bán bánh mì: đây là điều quan trọng để bạn thu hút khách hàng từ xa tới, ấn tượng đầu tiên sẽ thu hút khách hàng dừng lại tại của hàng của bạn. Một chiếc xe bán bánh mì đẹp sẽ khiến bạn nổi bật nhất trong các đối thủ xung quanh.
Theo Sapo tìm hiểu, hiện nay xe bánh mì inox có mẫu mã đẹp, chất lượng cùng giá bán tốt nhất trên thị trường. Inox Kim Nguyên là xưởng gia công các loại tủ xe bán hàng inox có tiếng như: xe bánh mì, xe cà phê, xe trà sữa, xe sinh tố, xe bán cơm, xe bánh mì thổ nhĩ kỳ, xe bánh mì chả cá…., giao hàng tận nơi toàn quốc và nhiều ưu đãi.
3. Cần lưu ý khi thuê mặt bằng bán bánh mì
Bánh mì là thức ăn nhanh và phù hợp bán vào buổi sáng và chiều tối. Hơn nữa đối tượng hướng tới đó chính là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… không nên bán tại khu vực đông công nhân, vì đối tượng này sẽ chọn thức ăn no lâu như cơm, hủ tiếu hoặc xôi.
Ngoài ra khi thuê mặt bằng mở cửa hàng bánh mì thì nên chọn những khu vực hàng quán, hoặc điểm bán thức ăn. Tránh một số tuyến đường mà cảnh sát cơ động thường xuyên viếng thăm (điều này bạn cần tìm hiểu trước để tránh rủi ro không đáng có).
Còn nếu bạn chọn hình thức bán online thì nên lập fanpage, bán trên trang facebook cá nhân rồi nhờ bạn bè chia sẻ và giới thiệu tới văn phòng, bạn bè của họ.
4. Bán bánh mì cần bao nhiêu vốn?
Bán bán mì có lời không có lẽ là câu hỏi của những người mới khởi nghiệp. Khởi nghiệp với số vốn nhỏ nên bạn chưa thể đầu tư mua một xe đẩy bán bánh mì được, mà lúc này bạn chỉ cần mua một bàn xếp nhỏ và một tủ kính để làm điểm bán. Ngoài ra bạn cần xác định những vật dụng quan trọng mà bạn cần phải mua và chi phí bỏ ra:
- Bàn xếp và ghế: nên mua bàn hình chữ nhật 0.5 x 0.8m, cao tầm 0.5m có giá 250 ngàn, khoảng 6 ghế nhựa tầm 60 ngàn.
- Bếp ga mini và chảo thì nên tận dụng lấy ở nhà của bạn.
- Tủ kính: mua tủ kính tầm 300 ngàn
- Bảng hiệu: lúc mới mở thì không cần quá phô trương, sang trọng chỉ cần một tấm băng rôn treo phía trước giá 40 ngàn.
Tính tổng chi phí mà bạn cần mua hết khoảng 650 ngàn, lúc này bạn chỉ còn lại 550 ngàn để xoay xở mua những vật dụng cần thiết khác.
Đó mới chỉ là các vật dụng, còn hàng ngày bạn sẽ phải thực hiện các công việc:
- Mua bánh mì: liên hệ với lò bánh mì mà bạn đã tìm hiểu, đầu tiên bạn lấy 40- 50 ổ mỳ/ 1 ngày. Giá mua bánh mì tại lò khoảng 1800 – 2500 đồng/ ổ tùy loại mà bạn chọn.
- Mua chả: liên hệ chỗ cung cấp chả (bạn có thể bán chả cá, chả giò… tùy theo vị trí bạn sống người ta thường bán chả gì). Giá chả thì dao động khoảng 80 – 120 ngàn/kg.
- Trứng và thịt: bạn có thể mua tầm 20 quả trứng gà, thịt thì có thể mua khoảng 1kg rồi chế biến. Nên mua khoảng 100 quả 1 lần để được tính giá buôn, hoặc sau này quen rồi thì chỉ cần alo là họ sẽ mang đến cho bạn.
- Nguyên liệu khác: ngoài ra cần mua dầu ăn dùng để chiên trứng, tương ớt chai lớn, dưa chua, rau thơm, bao bì….
Chi phí mua những vật dụng trên khoảng 450 ngàn, bạn còn khoảng 100 ngàn thì có thể đổi tiền lể đối làm tiền lại trả khách và dự phòng phát sinh những thứ cần mua thêm. Trường hợp bán đắt hàng thì bạn có thể gọi thêm bánh mì bằng số tiền đó…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tính thêm chi phí trang bị các phần mềm quản lý quán ăn, giúp order tại bàn, tiết kiệm chi phí nhân công. Dưới đây là gợi ý 5 phần mềm order đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đã chứng minh tính hiệu quả khi ứng dụng vào mô hình bán bánh mì. Bạn hãy tham khảo và cân nhắc đầu tư nhé.
5. Chuẩn bị sẵn tâm lý – kinh nghiệm bán bánh mì
Bán ế: Không phải ai cũng buôn may bán đắt ngay buổi đầu tiên, vì thế bạn có thể chuẩn bị tâm lý nếu ngày đầu tiên mở bán bị ế ẩm. Nguyên nhân có thể là do trời mưa, ngày cuối tuần… nhưng thường sẽ không bị tổn thất nhiều, vì các nguyên liệu của bạn vẫn bảo quản được để bán sang ngày hôm sau.
Để tránh ế ẩm ngày khai trương, trước khi mở bán bánh mì buổi đầu tiên thì nên tạo nhiều mối quan hệ để bạn bè, đồng nghiệp đến mua hàng và ủng hộ.
Mâu thuẫn và cạnh tranh với những người bán xung quanh: Ngay cả khi sản phẩm bạn bán không cạnh tranh trực tiếp thì họ vẫn có muôn vàn lý do khác để nói xấu, bắt nạt, hoặc gây khó dễ… Vì thế, hãy tranh thủ những lúc rảnh rỗi làm công tác ngoại giao thật tốt để xủng cố các mối quan hệ xung quanh.
Cảnh sát trật tự tịch thu đồ: Đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người bán hàng vỉa hè. Nếu không biết “làm luật” từ trước với phường, thì bạn cũng phải hỏi thăm những người bán xung quanh để lấy kinh nghiệm bán bánh mì cho mình và nhờ họ chỉ cho ít “mánh khóe” để tồn tại.
Về hình thức kinh doanh bạn có thể chọn bán bánh mì onine hoặc thuê mặt bằng bán bánh mì ở vỉa hè. Tuy nhiên, nếu bán vỉa hè bạn có thể gặp nhiều rủi ro hơn, như: bán ế, cạnh tranh với những người bán xung quanh, bị CSCĐ hốt, bị quản lý phường làm khó…
Nên nếu muốn đầu tư kinh doanh lâu dài và mở rộng phát triển thì nên tiếp cận sang thị trường online sẽ hiệu quả hơn.
Còn nếu muốn bán vỉa hè ổn định, tất nhiên bạn cần thuê mặt bằng, có quán xá hẳn hoi. Biết đâu một ngày không xa chỉ với số vốn ban đầu 1 triệu đồng mà bạn dựng nên một thương hiệu bánh mì nổi tiếng khắp khu phố.
6. Kế hoạch tài chính khi kinh doanh bánh mì
Sau một tháng mở quán bán bánh mì, thì việc kinh doanh đã đi vào hoạt động thì chắc chắn doanh thu sẽ ổn định hơn. Lúc này quán của bạn đã có một lượng khách mua trung thành nhất định, bạn sẽ dựa vào báo cáo bán mỗi ngày để biết số lượng bán ra là bao nhiêu và phản hồi khách hàng như thế nào.
Theo như tính toán dựa trên nguồn vốn 1 triệu đồng thì số tiền lãi của bạn sẽ là 3 triệu đồng. Trừ đi những khoản phí phát sinh thì bạn cũng còn gần 1 nữa số lãi.
Và những tháng về sau việc kinh doanh bánh mì thì chi phí ổn định hơn, khách đến nhiều hơn thì lợi nhuận của bạn cũng tăng cao hơn lúc này bạn sẽ tính toán tới việc đầu tư thêm cho quán bán bánh mì của mình.
Đầu tiên bạn sẽ sử dụng tiền lãi đó để đầu tư cho nơi bán của mình, đầu tư thêm vào nguyên vật liệu, nếu mở thêm chỗ mới thì cần thuê thêm nhân viên… chẳng bao lâu bạn cũng sẽ sở hữu cho mình một chuỗi cửa hàng bán bánh mì.
Người ta nói cơ hội chỉ đến với ta một lần, và người thành công là người biết nắm bắt cơ hội đó. Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã biết được bán bánh mì cần những gì rồi phải không, nhớ là hãy lập kế hoạch khi doanh bánh mì một cách hoàn hảo trước khi mở tiệm bánh mì nhé.
Hãy tích lũy thật nhiều kinh nghiệm bán bánh mì thì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công đó. 1 triệu đồng đôi khi chỉ là một bữa ăn của những người giàu có, nhưng bạn hoàn toàn có thể biến 1 triệu thành 100 triệu nếu biết cố gắng và tận dụng xu hướng, công nghệ mới.
Nguồn: Lâm Bình Bảo/ sapo
Xem thêm bài liên quan
- 99% doanh nghiệp thành công đều nắm chắc mô hình này: 9 trụ cột trong mô hình kinh doanh Canvas đại diện cho 4 mặt chính của một đơn vị
- “Vua siêu thị” Walmart – Tỷ phú Sam Walton: Chỉ có một ông chủ duy nhất là khách hàng, họ có thể sa thải từ chủ tịch đến nhân viên trong công ty
- Tỷ phú Jack Ma: Đừng bao giờ bán hàng cho người thân, họ hàng, bởi họ sẽ chẳng trân trọng đâu!