Có một anh chàng người Trung Quốc thuộc thế hệ 9X đã chi tới trên 100 tỷ chỉ để đổi lấy cơ hội được một buổi ăn trưa cùng với tỷ phú thiên tài Warren Buffett. Nhiều người thắc mắc: Người thanh niên 9X này rốt cuộc có suy nghĩ gì?
Trước đây, có một tin tức đã gây náo động trên cộng đồng mạng Trung Quốc: Một anh chàng người Trung Quốc thuộc thế hệ 9X tên là Tôn Vũ Thần đã dùng 456 vạn đô la Mỹ (trên 100 tỷ) để đổi lấy cơ hội được ăn trưa cùng với Warren Buffett.
Người ta nói rằng đây là mức giá cao nhất trong lịch sử từ khi ông Warren Buffett bắt đầu phiên đấu giá “Bữa ăn từ thiện” vào năm 2000.
Có vài người thắc mắc: Người thanh niên 9X này rốt cuộc có suy nghĩ gì?
Nhưng lại càng có nhiều người hơn nghĩ về một vấn đề: Ăn bữa cơm thế này, bỏ ra số tiền lớn như thế liệu có đáng hay không?
Hôm nay chúng ta hãy cùng thảo luận về vấn đề này.
Bởi vì người bình thường ăn cơm, gọi là xã giao, người thông minh ăn cơm, gọi là kết giao.
Người bình thường xem trọng giá cả, người thông minh quan tâm giá trị.
Khi xem xong tin tức này, tôi đã cố tình làm một bài kiểm tra bằng cách hỏi một đồng nghiệp của mình: “Nếu bây giờ bạn có một cơ hội, bỏ ra 1 tỷ là có thể ăn tối cùng với Warren Buffett. Và hiện tại bạn lại vừa đúng có 1 tỷ trong tay, bạn có đồng ý bỏ ra số tiền này không?”
Nghe xong, cô ấy vẫn nhìn chằm chằm vào máy tính mà không hề ngẩng đầu lên. Cô ấy đáp mà không cần suy nghĩ: “Không, tớ sẽ dùng 1 tỷ đó để mua nhà còn hơn.”
Lý do của cô ấy là: Tiếng Anh không tốt, nếu nói chuyện với Warren Buffett cũng chỉ như ông nói gà bà nói vịt. Hơn nữa cô ấy cũng không hiểu gì về tài chính, dù Warren Buffett có đề nghị cô ấy mua cổ phiếu đi nữa, cô ấy cũng không biết thao tác nó thế nào.
Quan trọng nhất là cả hai người đều không cùng một lĩnh vực, cũng tức là sẽ rất khó để tìm được chủ đề và tiếng nói chung.
Tóm lại, mặc dù Warren Buffett rất giàu có, rất nổi tiếng, nhưng thay vì tiêu 1 tỷ dùng bữa trưa với ông ấy, cô ấy thà mua nhà còn hơn.
Đối với những người bình thường, chẳng hạn như chính tôi mà nói, được gặp Warren Buffett – người giàu nhất thế giới thực sự không hấp dẫn bằng việc có tiền mua được một căn nhà.
Vậy Tôn Vũ Thần là ai mà lại dám chi một số tiền lớn như thế cho “Bữa trưa từ thiện” của Warren Buffett?
Anh ta là một doanh nhân trẻ, là CEO của BitTorrent, người được gọi là “đệ tử của Jack Ma”, anh ta cũng thường đăng những bức ảnh chụp chung với Jack Ma lên mạng.
Bức ảnh ăn trưa này, được đăng tải ở nhiều trang mạng, thu hút nhiều người mua cổ phiếu. Nó không chỉ đại diện cho sự thành công, mà còn là vinh quang.
Dù mọi việc đã kết thúc, nhưng giá cổ phiếu bên anh ta vẫn không ngừng tăng lên.
Thực tế, cùng Warren Buffett ăn gì không quan trọng, quan trọng là anh ta có thể dựa vào cách này để quảng cáo cho công ty mình, tăng cao lượng khách hàng bằng cách nhanh nhất.
Mạng xã hội ngày nay rất phát triển, chỉ cần một động thái nhỏ cùng với người nổi tiếng, sau vài giờ, bạn đã được lên hot search, đó là cách quảng cáo nhanh nhất cho thương hiệu và sản phẩm của công ty.
Người bình thường tiêu tiền là để tiêu dùng, người thông minh tiêu tiền là để đầu tư.
Thực ra, dù là ai đi nữa, 100 tỷ đối với họ đều không phải là con số nhỏ.
Có vài người, không phải vì ngốc mà tiêu nhiều tiền, cũng không phải vì tiền quá nhiền nên xem tiền như cỏ rác mà vung tay chơi đùa, mà bởi vì họ cảm thấy có thể dùng chúng đầu tư, kiếm thêm được nhiều hơn.
Năm 2007, nhà đầu tư nổi tiếng Đoạn Vĩnh Bình sau khi tham gia “Bữa trưa từ thiện” được tổ chức lần thứ hai của Warren Buffett thì thương hiệu điện tử của ông ấy đã chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.
Đoạn Vĩnh Bình đã tạo được tên tuổi cho mình và đã đầu tư thành công vào nhiều công ty niêm yết nổi tiếng như NetEase, Tencent, OPPO, VIVO,…
So với mức đấu giá cho “Bữa trưa từ thiện” là 62,01 vạn đô la Mĩ lúc đó, số tiền mà Đoạn Vĩnh Bình kiếm được đã sớm tăng lên rất nhiều lần.
Người bình thường thường nhìn cái trước mắt mà sợ thiệt thòi, còn người thông minh thường chịu thiệt trước mắt mà nhìn về tương lai.
Ngoài ra còn có Ted Weschler, người đã thắng đấu giá “Bữa trưa từ thiện” của Warren Buffett 2 năm liên tiếp. Cả hai bữa trưa, ông ấy tiêu hết tổng cộng 525 vạn đô la Mỹ.
Nhưng hiện tại, ông ấy đang làm việc tại công ty của Warren Buffett, và cũng sớm kiếm lại được nhiều hơn số tiền đã bỏ ra từ lâu.
Người thông minh khi tiêu tiền, xem chừng như đang chơi một canh bạc, nhưng thực tế họ đã suy nghĩ và nhìn rất xa mới dám quyết định.
Trên thế giới có 3 cách tiêu tiền:
Cách tiêu tiền hạng nhất chính là đầu tư.
Cách tiêu tiền thứ hai là xem giá cả rồi tính.
Cách tiêu tiền thứ ba là tiêu xài theo ý muốn, không có kế hoạch.
Đi kèm với đầu tư, chắc chắn phải có rủi ro, nhưng hầu hết các doanh nhân, đều không tránh khỏi phải trải qua canh bạc đánh cược này, bởi vì họ biết, có thử mới có thể gặp được những cơ hội lớn ẩn trong đó.
Đầu tư có thắng có thua. Thực hành vẫn phải dựa vào chính mình.
Đã là một canh bạc, chắc chắn phải có người thắng kẻ thua.
Có một số người, dù ăn trưa cùng với Warren Buffett, cũng không tránh được thất bại. Ví dụ như chủ tịch của Tenjin Entertainment.
Ông ấy cũng đã từng tiêu 235 vạn đô la Mỹ cho bữa ăn trưa với Warren Buffett trong năm 2015. Mặc dù sau đó, giá cổ phiếu của Tenjin Entertainment tăng gần 90%.
Nhưng sau vài việc, ông đã bị cơ quan thẩm quyền điều tra và buộc tội làm trái quy định chứng khoán, nên phải từ chức chủ tịch.
Thế nên, dù người khác có cho bạn cơ hội, nhưng rủi ro bạn phải là người giải quyết. Trong thế giới đầu tư, không ai thay bạn gánh trách nhiệm giải quyết cho mọi rủi ro của bạn.
Nên đừng nghĩ chỉ cần tiêu một số tiền lớn, ăn bữa ăn với Warren Buffett là có thể giải quyết mọi vấn đề.
Không phải.
Ăn với Warren Buffett là mượn một lần cơ hội để quảng cáo.
Dù người ta có đưa bạn cơ hội rồi, nhưng thực hành vẫn nên dựa vào chính mình.
3 bài học quý giá từ bữa trưa đắt giá với Warren Buffett của hai Nhà đầu tư Monhnish Pabrai và Guy Spier
Năm 2007, 2 nhà đầu tư này đã mua một bữa trưa với cái giá đắt đỏ và số tiền thu được trao tặng cho quỹ Glide, một quỹ từ thiện cung cấp dịch vụ xã hội cho người nghèo và vô gia cư. Năm ngoái, giá đấu thầu đứng đầu lên tới con số triệu đô la – mức tăng cao nhất khởi điểm từ $25.000 trong cuộc đấu giá thường niên bắt đầu từ năm 2000.
Một số người có thể chế giễu về việc chi trả khoản tiền khổng lồ cho một bữa ăn trưa kéo dài 2 tiếng rưỡi, ngay cả khi người đối diện là Buffett, nhưng Spier và Pabrai chia sẻ với Squawk Box của CNBC vào năm 2010 rằng “Nó đáng giá từng xu”.
“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn thế” Pabrai nói. “Cái gì cũng có giá của nó”.
Theo hai nhà đầu tư, họ không chỉ có những trải nghiệm “tuyệt vời” mà còn rút ra được 3 bài học kinh doanh chính:
1. Chính trực là yếu tố đi đầu trong kinh doanh
Trong suốt buổi ăn trưa, Buffet giải thích cách ông và đối tác lâu năm của mình, Charlie Munger, tiếp cận sự thật, trung thực và chính trực. “Buffett và Munger cho chúng tôi thấy tầm quan trọng của việc đưa ra quyết định dựa vào thang điểm bên trong chính chúng ta”, Pabrai nói với CNBC.
Buffett gửi gửi đến 2 nhà đầu tư một phương pháp độc đáo để quyết định có làm hay không bằng câu hỏi: “Liệu anh muốn được thiên hạ ca ngợi là người tình tuyệt nhất trên thế giới, nhưng tự thân biết mình là kẻ tệ nhất? Hay anh muốn bị coi là người tình tồi tệ nhất thế giới, nhưng tự thân anh biết mình là người tuyệt nhất?”
“Và ông nói: ‘Nếu anh biết làm thế nào có câu trả lời đúng, thì anh đã có quyết định cho riêng mình rồi,’” Pabrai nhớ lại.
Spier tiếp tục, “Một người có thể vừa tản bộ vừa tưởng tượng ra thế giới, và những phản hồi họ nhận được là những thứ họ đang làm rất khủng khiếp, nhưng trong sâu thẳm họ biết rằng những gì họ đang làm là đúng đắn, thì đó quả là một con người thú vị.”
Tuy nhiên, Buffett từ lâu đã nổi tiếng là một nhà kinh doanh chính trực và ông luôn tìm kiếm đức tính này ở tất cả nhân viên của mình.
“Một sinh viên đại học có thể quyết định con người mình sẽ trở thành ở tuổi 60”, vị tỷ phú chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn cho tạp chí Business Nebraska. “Nếu họ không có tính chính trực từ bây giờ, thì họ sẽ không bao giờ có.”
2. Học cách nói “Không”
Warren Buffett đã từng nói: “Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thành công thực sự nói không với hầu hết mọi thứ.” Và Spier đã thực sự sống theo lẽ đó trong một bài báo ông viết vào năm 2014 cho MarketWatch.
Trong “bữa trưa quyền lực” của họ, Spier cho biết Buffett cho mọi người xem lịch trình hàng ngày của ông, nhưng phần lớn là để trống. Spier kể lại là “Ông ấy thích để thời gian của mình không bị gò bó, và để rất nhiều khoảng trống cho hành động ngẫu hứng.”
Theo như chia sẻ từ người bạn tỷ phú thân thiết của Warren Buffett là Bill Gate thì đây không phải thói quen mới của Warren. Trong một cuộc phỏng vấn với Charlie Rose, Gates nói rằng khi ông gặp Buffett lần đầu tiên vào năm 1991, Buffett đã cho ông thấy lịch trình của ông, và phần lớn nó trống rỗng. Điều này đã dạy người đồng sáng lập Microsoft một bài học có giá trị – người mà có khuynh hướng “đóng gói” lịch của mình, đó là “Bạn kiểm soát thời gian của mình. Khi bạn lấp đầy từng phút trong lịch trình làm việc của mình thì đó chẳng phải sự ủy thác nghiêm túc.”
Nhiều năm sau, không có gì thay đổi đối với Buffett và tỷ phú vẫn cho thấy “Sự tăng trưởng liên tục tuyệt vời” với khả năng nói ‘không’ của mình.
Guy Spier cam kết sẽ làm như vậy sau bữa trưa với Buffett. Ông viết trên MarketWatch: “Quan sát Buffett, tôi có thể nói rằng mặc dù ông là một người đàn ông tử tế, nhưng ông hoàn toàn không chịu chút rắc rối nào từ việc nói ‘Không’. Khi tôi nhận ra điều này, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn với khả năng nói ‘Không’ của mình.”
3. Làm những gì bạn yêu thích
Buffett cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc làm những gì bạn yêu thích, Guy Spier chia sẻ với CNBC vào thời điểm đó. Thoạt tiên vị tỷ phú chỉ ra rằng Cecil Williams (người sáng lập Quỹ Glide) làm những gì ông yêu thích bằng cách chăm sóc những người kém may mắn. Buffett sau đó nói thêm rằng ông yêu thích những gì mình đang làm với tư cách là CEO của Berkshire Hathaway.
Trên thực tế, Buffett, người sở hữu 80,6 tỷ đô la, rất thích công việc của mình đến nỗi ông sẽ rất hạnh phúc nếu được gắn bó cùng nó suốt đời. “Dĩ nhiên với $100,000/năm, tôi đã vui lắm rồi”, tỷ phú này chia sẻ với PBS Newshour vào năm ngoái.
Ông thúc giục những người trẻ tìm kiếm công việc họ yêu thích theo cùng một cách. Buffett nói trước 40.000 người tham dự hội nghị thường niên Berkshire Hathaway năm 2017: “Khi bạn bước ra ngoài xã hội, hãy tìm công việc mình thích kể cả lúc không cần tiền. Bạn sẽ thực sự muốn nghĩ đến điều khiến bạn cảm thấy tốt đẹp, khi ngày một trưởng thành hơn thì chí ít bạn cũng muốn tiếp tục đi theo hướng đó.”
Spier còn nhấn mạnh một điểm ở tình yêu chân thành của tỷ phú đối với công việc của ông được thể hiện rõ ràng trong bữa ăn trưa của họ, và nói thêm rằng “Warren liên tục thể hiện tình yêu đối với công việc ông làm.”
Theo Trí thức trẻ, happylive