Khi khách hàng phàn nàn giá đắt bạn sẽ xử lý thế nào? Chấp nhận thỏa hiệp để giảm giá sản phẩm chăng? Hãy tìm ra những giải pháp xử lý phù hợp, vừa khéo léo mà lại không làm mất lòng khách hàng?

Dù khách hàng là thượng đế, tuy nhiên vẫn xảy ra nhiều trường hợp người nọ người kia. Nhưng với 5 bước đơn giản này, bạn có thể áp dụng linh hoạt và uyển chuyển trong từng trường hợp để hạ gục được cả thượng đề khó tính nhất!
Bước 1: Im lặng, lắng nghe phản hồi với thái độ tôn trọng

Im lặng, lắng nghe phản hồi khách hàng với thái độ tôn trọng là cách xử lý khi nếu vị thượng đế này chê giá đắt.
Nói đơn giản, khi bạn đang tự hỏi “nên làm gì khi khách hàng chê về chất lượng sản phẩm, giá cả” bước đầu tiên đó chính là không làm gì cả ngoài lắng nghe.
Bước 2: Xoa dịu tâm lý nổi nóng, nghi ngờ của khách hàng

Chúng ta có thể đồng cảm với cảm giác tiêu cực của khách hàng và giữ bình tĩnh, biết lắng nghe, vận dụng ngôn ngữ cơ thể, tích cực cảm thông… là những mẹo để giúp bạn đối phó khi khách hàng giận dữ.
Để có thể chốt sale thành công khi bị chê đắt thì bạn cũng cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu họ từ đó mới có thể lý giải và đưa ra hành động tiếp theo.
Bước 3: Tìm hiểu và xác định nguyên nhân

Bước tiếp theo để xử lý khi khách hàng chê giá đó chính là phải xác định nguyên nhân. Để làm được điều đó cần phải nhìn nhận chính xác vấn đề, phân tích được đầy đủ các nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp.
Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận vấn đề theo cảm tính, đánh giá dựa trên các yếu tố bề mặt thì rất dễ bỏ sót các nguyên nhân gốc rễ và quan trọng, dẫn đến các quyết định hời hợt, thiếu triệt để.
Cần phải đặt ra những câu hỏi mang tính bao quát và quan tâm tới khách như: “Bạn đang băn khoăn về giá sản phẩm quá cao hay là vì lý do nào khác?”. Hoặc “Tại sao bạn lại nghĩ sản phẩm này có giá cao nhỉ, cho mình biết lý do cụ thể được không?”
Bước 4: Giải quyết vấn đề

Bước 4 chính là lúc bạn đưa ra các câu trả lời khi khách hàng chê đắt. Đến bước này, sẽ có các tình huống như sau:
- Khách hàng nghi ngờ sản phẩm bán đắt: Nếu như không thuyết phục được họ ở phương diện tính toán giá sản phẩm thì bạn hãy thuyết phục khách từ những lợi ích nhỏ nhất như: về thiết kế của sản phẩm, về thương hiệu sản phẩm, về đẳng cấp của sản phẩm… và nên đề cao khách, để họ cảm nhận được rằng chỉ sản phẩm này mới tương xứng với đẳng cấp của họ.
- Khách hàng so sánh giá với các đối thủ của bạn: Nếu giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rẻ hơn của bạn, nên giải thích cho khách hàng theo hướng “tiền nào của nấy” và phân tích cho họ hiểu vì sao sản phẩm của bạn có giá trị cao hơn so với đối thủ.
- So sánh chất lượng với giá: Khi không còn lý do gì để khách hàng chê sản phẩm bên bạn là đắt, khách sẽ quay sang so sánh chất lượng với giá, khi đó bạn cần vận dụng những kiến thức của mình về sản phẩm để đưa ra được ưu điểm cũng như những gì mà sản phẩm bạn có để làm nổi bật vấn đề tương xứng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, từ đó giúp khách hiểu rõ hơn vấn đề mà họ đang thắc mắc.
Bước 5: Tiếp tục chốt sale: bánh hàng lần 2

Đã đến bước chốt sale dù có bị chê đắt!!!
Sau khi hoàn thành việc chốt đơn hàng, hãy lập kế hoạch giữ chân khách cũ và biến họ thành khách thân thiết của cửa hàng. Đừng quên 80% doanh thu có được là nhờ vào khách hàng trung thành.
Như vậy, nếu họ chê giá đắt thì đừng vội lo lắng và thiếu tự tin, hãy bình tĩnh để tìm hiểu xem tại sao họ lại chê giá đắt rồi từ từ tháo gỡ những khúc mắc đó cho họ.
Khi đó, chẳng khác gì bạn đang biến những thử thách trở thành cơ hội để khách hàng được hiểu rõ hơn về sản phẩm, về công ty, về dịch vụ…của bạn. Nếu bạn làm được như vậy thì trong mắt mọi người bạn thực sự là một người bán hàng giỏi.
Theo: Kiot Việt
Xem thêm bài liên quan
- Từ A-Z quy trình tạo thiện cảm với khách hàng: Bí quyết chốt Sales “trăm trận trăm thắng” – dù là gà mờ cũng có thể thuyết phục người khác say Yes
- Học người Do Thái tuyệt chiêu bán sản phẩm với bất kỳ giá nào mà khách hàng vẫn vui vẻ hài lòng
- Rọi đèn, kê gối, 3F, chốt hạ: 4 bước chốt sales “Thần thánh” khiến khách hàng không thể chối từ từ vị nữ CEO