Không phải tự nhiên mà người Do Thái có thể trở thành dân tộc thông minh nhất thế giới, đồng thời sở hữu rất nhiều tỷ phú hàng đầu. Nguyên do chủ yếu là họ có thể vượt qua được những suy nghĩ thông thường và đi theo con đường khác biệt.
Hãy cùng lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện Kinh doanh để đời của người Do Thái sau đây, chắc chắn sẽ giúp bạn biến những số tiền nhỏ thành những số tiền vô cùng lớn một cách đơn giản và thực tế nhất.
CÂU CHUYỆN 1: SUY NGHĨ VẤN ĐỀ BẰNG MỘT LỐI TƯ DUY KHÁC
Một người Do Thái bước vào ngân hàng New York, đi tới quầy vay vốn và chễm chệ ngồi xuống. Giám đốc quầy vay vốn: “xin hỏi ngài có việc gì không ạ”.
Giám đốc quầy vay vốn vừa hỏi vừa quan sát cách ăn mặc của vị khách mới đến: bộ vest sang trọng, giày da cao cấp, đồng hồ đắt tiền và cà vạt đính kim cương.
Tôi muốn vay một ít tiền
Vâng thưa ngài, ngài muốn vay bao nhiêu tiền?
1 đô la Mỹ
Chỉ 1 đô la Mỹ thôi sao?
Đúng vậy, tôi chỉ vay 1 đô la Mỹ, như vậy có được không?
Dĩ nhiên là được, chỉ cần có bảo lãnh, vay nhiều hơn cũng không sao.
Được, những thứ này mang ra để bảo lãnh được chứ?
Người Do Thái vừa nói vừa rút ra 1 đống cổ phiếu, trái phiếu… từ trong chiếc ví da xịn và đặt trước bàn làm việc của giám đốc vay vốn.
Tổng cộng là 500 ngàn đô, đủ chứ?
Đương nhiên là đủ, nhưng ngài thực sự chỉ muốn vay 1 đô la thôi sao?
Đúng vậy!
Vừa nói người Do Thái vừa nhận lấy tờ 1 đô la.
Lãi suất năm là 6%.
Chỉ cần ngài trả đủ 6% lãi suất, 1 năm sau trả lại số tiền vay thì chúng tôi sẽ trả lại số cổ phiếu này cho ngài.
Vâng, cảm ơn.
Người Do Thái nói xong liền chuẩn bị rời khỏi ngân hàng.
Giám đốc chi nhánh ngân hàng đứng bên cạnh ngạc nhiên quan sát một hồi, ông không hiểu vì sao một người có tới 500 ngàn đô la Mỹ trong tay lại tới ngân hàng chỉ để vay 1 đô la Mỹ?
Thấy vậy, ông vội tiến nhanh về phía trước rồi nói với người Do Thái:
Xin chào ngài!
Có chuyện gì sao?
Tôi thực sự không hiểu vì sao trong tay ngài có 500 ngàn đô la Mỹ mà ngài chỉ vay 1 đô la Mỹ?
Nếu như ngài muốn vay 300 ngàn, 400 ngàn chúng tôi cũng sẽ rất vui lòng đáp ứng…
Xin ông không cần phải lo lắng cho tôi, chỉ là trước khi tôi đến đây, tôi đã hỏi qua mấy ngân hàng chi phí thuê két bảo hiểm của họ đều rất đắt. Do vậy tôi đang chuẩn bị sẽ gửi số cổ phiếu này tại đây. Chi phí thật sự quá rẻ, một năm chỉ có 0.06 đô la Mỹ.
Đồ đạc quý giá lẻ thông thường phải được gửi trong két bảo hiểm của kho bạc nhà nước, đối với nhiều người mà nói đây là sự lựa chọn duy nhất. Thế nhưng người Do Thái họ thường không khép mình trong những lẽ thường tình mà thường sẽ mở một lối đi riêng, tìm cách để khiến chứng khoán và các tài sản quý giá khác được khóa vào trong két bảo hiểm của ngân hàng.
Về góc độ tin cậy và an toàn mà nói hai phương pháp này không có nhiều sự khác biệt, ngoại trừ việc thu phí.
Thông thường, người ta thế chấp để vay tiền, họ thường hy vọng có thể thế chấp ít nhất có thể nhưng vẫn vay được nhiều tiền nhất có thể.
Về phần ngân hàng, vì muốn bảo đảm an toàn và có lợi trong vay vốn sẽ không bao giờ thế chấp số tiền cho vay quá gần với giá trị thực tế của vật thế chấp.
Do vậy, thường sẽ quy định giới hạn trên đối với mức vay vốn, còn giới hạn dưới thường không có quy định. Bởi đây là vấn đề mà người vay phải tự mình quản lý được.
Có thể chui lọt qua khe hở này, thay đổi lối tư duy để suy nghĩ vấn đề đó chính là trí tuệ anh minh của người Do Thái trong cách tư duy.
Biết cách thay đổi tư duy để suy nghĩ vấn đề thường sẽ có được nhiều cơ hội thành công hơn.
CÂU CHUYỆN 2: KẺ ĂN MÀY DUY NHẤT
Vào một ngày đẹp trời, có một nhóm người ăn mày đang nằm chơi, vừa phơi nắng, vừa cầu cho bản thân.
Có người muốn trở thành đại gia, có người muốn lấy một người vợ đại gia, có người lại cầu mình giỏi giang hơn.
Trong đó có một người ăn mày là người Do Thái, anh ta cũng ngước lên trời và cầu nguyện.
“Ê!” một người hỏi anh ta: “Anh đang cầu cái gì thế?”
Tôi ước tôi là ăn mày duy nhất trong thành phố này!
Bài học rút ra:
Muốn có kết quả khác, trước tiên phải có cách nghĩ khác. Muốn có những thứ bạn chưa từng có, thì bạn phải làm những việc bạn chưa từng làm. Tư duy đi trước rồi mới tới hành động. Mỗi hành động thể hiện tư duy trong bạn, kết quả tốt chứng tỏ tư duy bạn rất tốt.
Trong thị trường kinh tế ngày nay, bạn có thể nghĩ ra những ý tưởng mà những người khác không nghĩ đến, tìm ra những khoảng trống thị trường mà những người khác không tìm thấy, và tạo ra các khái niệm về “độc đáo” và “duy nhất”, thì bạn sẽ thành công.
Lý do tại sao Do Thái có thể trở thành quốc gia giàu nhất trên thế giới là bởi vì họ có thể vượt qua được những suy nghĩ thông thường không theo lối mòn và đi theo con đường khác biệt.
CÂU CHUYỆN THỨ 3: CHÚ CHÓ TRÔNG NHÀ
Trong một cửa tiệm mở ra bởi người Do Thái, họ quảng cáo khả năng trông nhà của những chú chó tại đây là cực tốt.
Khách hàng sau khi mua về một thời gian thì giận dữ quay lại và phàn nàn: “Tôi mua chó của anh để giúp trông nhà. Thế mà tối qua, tôi bị trộm cạy cửa vào nhà, cuỗm mất 200 đô la, vậy mà nó có sủa tiếng nào đâu!”
Ông chủ Do Thái giải thích: “Chủ nhân cũ của nó là một triệu phú. Cho nên nó mới thấy 200 đô của anh không đáng để sủa.”
Bài học rút ra: Quản lý có những nguyên tắc vĩnh viễn tồn tại, nhưng không có tính cố định.
Dựa trên những hệ quy chiếu khác nhau, người ta có thể nhìn nhận nguyên tắc theo những cách khác nhau. Không phải điều gì cũng có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Nguyên tắc về quản lý trong doanh nghiệp cũng vậy.
CÂU CHUYỆN THỨ 4: ĐÀN GÀ CỦA PAUL
Có một người nông dân tên Paul nuôi một đàn gà.
Bỗng một hôm, anh ta hốt hoảng than khóc và cầu cứu hàng xóm: “Đàn gà nhà tôi tự dưng chết mất một nửa vì bị cúm rồi, phải làm sao đây?”
Hàng xóm hỏi: “Anh đã cho chúng ăn gì thế?”
Paul trả lời: “Ăn thóc.”
“Vậy thì đổi sang ăn lúa mì đi!”
Hôm sau Paul lại chạy đến nói: “Không ổn, có thêm 15 con nữa chết rồi!”
Hàng xóm hỏi: “Anh đã cho chúng uống gì thế?”
Paul trả lời: “Uống nước lạnh.”
“Vậy thì đổi sang uống nước nóng đi!”
Hôm sau nữa, Paul chán nản kể: “Cả đàn gà chết gần hết rồi anh ạ, chỉ còn 10 con sống sót thôi!”
“Nước uống của chúng lấy từ đâu?”
“Nước giếng chứ đâu.”
“Anh đổi sang nước tinh khiết đi, tốt cho sức khỏe hơn nhiều.”
Cuối cùng, Paul tuyệt vọng: “Thế là con cuối cùng cũng chết rồi.”
Hàng xóm mới thở dài: “Chán nhỉ, tôi còn nhiều ý kiến để chia sẻ cho anh lắm mà chưa kịp nói.”
Bài học rút ra: Thay đổi cần dựa trên nền tảng cốt lõi và nhắm vào vấn đề thực sự.
Sự thay đổi trong doanh nghiệp nên được thực hiện từng bước, dựa trên những giá trị sẵn có và đang làm tốt chứ đừng vội từ bỏ ngay. Thay đổi diện mạo không thể thay đổi trái tim, thay đổi trái tim cũng không thể thay đổi toàn bộ dòng máu đang chảy. Điều quan trọng là tìm ra chính xác bộ phận nào đang có vấn đề để xử lý. Nếu không, dù bạn đổi tới đổi lui cũng chẳng có tác dụng gì.
CÂU CHUYỆN THỨ 5: NGƯỜI KINH DOANH TRONG TÙ
Có ba người đàn ông phải chịu án tù 3 năm. Quản giáo hứa rằng, mỗi người có thể đưa ra một yêu cầu.
Người Mỹ nghiện thuốc nên nhanh chóng xin 3 hộp thuốc. Người Pháp yêu thích sự lãng mạn nên yêu cầu một người phụ nữ đẹp ở cạnh bên. Người Do Thái thì muốn có một chiếc điện thoại có thể liên lạc với thế giới bên ngoài bất cứ lúc nào.
Sau 3 năm, người Mỹ ra khỏi tù với 3 hộp thuốc còn nguyên trên tay và miệng thì không ngừng hét lên: “Hãy cho tôi lửa, cho tôi lửa!”. Thì ra anh ta đã quên yêu cầu bật lửa.
Người Pháp bước ra khỏi tù cùng người phụ nữ, trên tay mỗi người đều đang bế một đứa trẻ và trong bụng cô ta còn có một đứa trẻ khác đang thành hình.
Người Do Thái bước ra cuối cùng, anh ta bắt tay quản tù cảm ơn rồi bước lên chiếc ô tô sang trọng đang chờ sẵn bên ngoài. Hóa ra, nhờ có chiếc điện thoại, anh ta vẫn không ngừng đầu tư và kinh doanh với thế giới bên ngoài, kết quả rất thành công và nhanh chóng có một khối gia tài không nhỏ.
Bài học rút ra: Lựa chọn quyết định số phận
Sự lựa chọn trong quá khứ của doanh nghiệp sẽ quyết định thành tựu hiện tại. Còn sự lựa chọn trong hiện tại của doanh nghiệp sẽ quyết định sự phát triển trong tương lai. Với mỗi lựa chọn khác nhau, người ta sẽ đối mặt với những số phận khác nhau.
CÂU CHUYỆN THỨ 6: CHUYỆN 3 NGƯỜI CHÔN TIỀN VÀ TƯ DUY TIỀN BẠC CỦA NGƯỜI DO THÁI
Trong suốt 2000 năm sống rải rác ở khắp nơi, người Do Thái từng nhiều lần bị bức hại, xua đuổi, nhưng họ không bao giờ bị đồng hoá. Điều này liên quan mật thiết với tư duy tiền bạc mà họ học được ngay từ khi mới sinh ra.
Đối với người Do Thái, tiền bạc luôn là con dao hai lưỡi. Họ nhận thức được rằng tiền có thể giúp con người sinh tồn, nhưng nó cũng có thể gặm nhấm và ăn mòn linh hồn của nhân loại. Vì thế, người Do Thái cho rằng, tiền là mặt gương thăm dò nhân cách con người, vừa có thể thấy được sự ti tiện của một nhân cách đồng thời cũng thấy được mặt cao thượng của người đó.
Dưới đây là một câu chuyện thú vị về tư duy tiền bạc của người Do Thái và lý do tại sao dù lưu lạc khắp nơi nhưng người Do Thái vẫn xuất chúng và giàu có nhất thế giới.
Vào một ngày Sabbath (ngày thứ bảy, ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa theo đạo Do Thái) ở thời Solomon, có ba người Do Thái cùng đến Jerusalem. Dọc đường, do thấy bất tiện vì mang theo quá nhiều tiền, nên họ ngồi lại bàn bạc và nhất trí chôn tiền của cả ba chung một chỗ, rồi tiếp tục lên đường. Thế nhưng, một trong số họ đã lén ở lại và đào toàn bộ số tiền mang đi mất.
Hôm sau, họ phát hiện tiền bị mất trộm, đoán chắc là một trong ba người đã làm, song lại không có bằng chứng chứng minh là ai làm. Họ bèn dắt nhau tìm đến Solomon nổi tiếng anh minh để nhờ phân xử.
Sau khi nghe chuyện, Solomon không vội xét hỏi, ngược lại còn nói: “Ta đang có một vấn đề nan giản, phiền ba vị thông minh đây góp ý giúp đỡ, sau đó ta sẽ xem xét phân xử chuyện của các vị”.
Trước tiên, Solomon kể một câu chuyện:
Ở làng nọ có một cô gái hứa gả cho một chàng trai, nên đã đính hôn ước. Nhưng không lâu sau, cô lại yêu một người khác. Thế là, cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời bằng lòng bồi thường cho anh một khoản tiền. Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường.
Chẳng bao lâu sau, cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân, cô gái nói với ông lão: “Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn với tôi, vì vậy, xin ông cũng nên làm thế”. Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy đồng nào.
Kể chuyện xong, Solomon hỏi: “Theo các vị, cô gái, chàng trai và ông lão, hành vi của ai là đáng khen nhất?”
Người đầu tiên cho rằng, chàng trai không làm khó người khác, không lấy tiền bồi thường, hành vi rất đáng khen.
Người thứ hai cho rằng, cô gái có dũng khí hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời muốn kết hôn với người mình thật lòng yêu thương, hành vi này rất đáng khen.
Người thứ ba nói: “Câu chuyện thật chẳng ra sao, ông lão đó đã vì tiền mà dụ bắt cô gái, nhưng sao lại thả cô ta đi trong khi chưa lấy được tiền chứ?”.
Không chờ người thứ ba nói hết, Solomon chỉ vào hắn rồi quát lớn: “Ngươi chính là kẻ trộm tiền!”.
Sau đó, Solomon giải thích: “Điều mà hai người kia quan tâm là tình yêu và cá tính của nhân vật trong câu chuyện, nhưng ngươi chỉ nghĩ đến tiền, không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi chính là tên trộm đó”.
Câu chuyện này của người Do Thái đã nói rõ thái độ của một người trước đồng tiền chính là sự thể hiện nhân cách của người đó. Người ti tiện thì trong lòng sẽ chỉ nghĩ đến tiền mà không có đạo nghĩa; người cao thượng do coi trọng đạo nghĩa mà thường xem nhẹ đồng tiền. Trong cuộc sống, người Do Thái cũng thường dựa vào thái độ đối với tiền tài của đối phương để phán đoán phẩm chất của người đó.
Do vậy, ngạn ngữ Do Thái cũng có câu: “Tiền không tên không họ, không có lý lịch”. Họ cho rằng, bất kể dùng phương pháp hay cách thức gì, chỉ cần tiền kiếm được bằng chính khả năng kinh doanh của mình thì có thể đường hoàng nhận lấy, chẳng có gì là xấu hổ cả.
CÂU CHUYỆN THỨ 7: CẬU BÉ DO THÁI VÀ 1 ĐÔ LA
Người Do Thái cho rằng chỉ có quan niệm đúng đắn về đồng tiền, mới có thể biến từng đồng “tiền nhỏ” thành “món tiền lớn”.
Trên đường đi học về, Wade thấy bên đường dựng một tấm biển: Thuê người cắt cỏ – 1 đô. Lúc đó, cậu thầm nghĩ, cuối tuần nào mình cũng có thời gian rảnh rỗi, sao không dùng thời gian ấy để cắt cỏ nhỉ?
Nghĩ xong, cậu nhẹ nhàng gõ cửa, người chủ ngôi nhà ra mở cửa cho cậu là một bà lão tóc bạc trắng. Đầu tiên, cậu lễ phép nói với bà lão: “Bà ơi, có phải nhà mình thuê người cắt cỏ không ạ?”.
Bà lão hiền hậu trả lời: “Đúng vậy, cháu ạ, ta cần một người cắt bãi cỏ này”.
“Vậy bà hãy để cháu giúp bà nhé! Cuối tuần nào cháu cũng có thời gian rảnh”.
“Cảm ơn cháu, nhưng cháu có chắc chắn không? Ta chỉ có thể trả 1 đô thôi đấy”. Bà lão nói tiếp.
“Có ạ, bà yên tâm đi. Cho dù bà trả bao nhiêu, cháu cũng sẽ cắt bãi cỏ này thật đẹp ạ!”.
Như vậy, Wade và bà lão đã bàn bạc xong, cậu vui vẻ trở về nhà. Buổi tối, Wade nói chuyện này cho bố, nghe xong bố khen ngợi: “Con đúng là một cậu bé chăm chỉ, bố mẹ rất tự hào về con!”.
Người Do Thái không phân biệt tiền nhiều hay ít, vì mỗi đồng tiền đều có giá trị riêng. Họ cho rằng chỉ có quan niệm đúng đắn về đồng tiền, mới có thể biến từng đồng “tiền nhỏ” thành “món tiền lớn”. Giống như cậu bé Wade trong câu chuyện trên, dù chỉ là một đô la, cậu cũng cố gắng làm.
Thực ra, người Do Thái có thái độ rất bình thản với tiền bạc. Họ cho rằng tiền bạc chỉ đơn thuần là một thứ bình thường, không thể dùng sự chính đáng hay không chính đáng để phân biệt. Sự chính đáng hay không chính đáng đều bắt nguồn từ thủ đoạn và cách kiếm tiền của mỗi người, chỉ cần đường đường chính chính kiếm tiền thì cho dù bạn kiếm được bao nhiêu cũng đáng khen ngợi. Vì thế, cho dù là 1 đô la, người Do Thái cũng sẽ cố gắng làm. Khi dạy dỗ con cái, họ cũng không ngừng giáo dục con quan niệm này. Dưới đây, chúng ta sẽ hiểu thêm về thái độ đối với đồng tiền của họ:
Không có thành kiến trong kinh doanh
Người Do Thái sống ở khắp nơi trên thế giới, dù quốc tịch của họ không giống nhau, nhưng họ luôn tự coi mình là đồng bào của nhau, luôn luôn giữ mối liên hệ gắn bó thân thiết. Hơn nữa, cho dù họ ở đâu, họ cũng muốn được biết đến trong tư thế của “người giàu có”. Họ luôn tự tin vào mình bởi họ có một kinh nghiệm quý giá trong kinh doanh đó là: Không có thành kiến trong kinh doanh.
Người Do Thái cho rằng, đối tượng kinh doanh không có sự khác biệt về bản chất, chỉ cần đó là sự làm ăn đúng đắn và kiếm được tiền từ đối phương thì cuộc giao dịch có thể hoàn thành. Mục đích làm kinh doanh là để kiếm tiền, chỉ cần kiếm được tiền một cách hợp pháp, thì cho dù đối phương có màu da nào, dân tộc nào cũng có thể trở thành đối tượng làm ăn của họ. Người Do Thái làm vậy để con cái họ hiểu rằng: Trong kinh doanh không có quan niệm kì thị, thành kiến.
Món tiền nhỏ chính là món tiền lớn
Hầu như, bậc cha mẹ Do Thái nào cũng nói với con mình rằng, không nên phân biệt tiền nhiều hay ít, món tiền có nhiều đến đâu cũng được tạo nên bởi những món tiền nhỏ. Vì thế, món tiền nhỏ cũng chính là món tiền lớn. Ngoài ra, khi nhiều người cho rằng, người Do Thái coi tiền là mạng sống, và luôn tham lam, họ vẫn bình thản, không giận dữ, luôn giữ đầu óc tỉnh táo, sáng suốt. Họ cho rằng, chỉ cần kiếm tiền một cách hợp pháp thì dù là 1 đô la cũng cần kiếm. Vì kiếm tiền là một việc chính đáng, khi chúng ta bỏ sức lao động ra, chúng ta sẽ thu được kết quả.
Bởi có quan niệm này nên người Do Thái cho rằng một người thông minh thực sự không chỉ uyên bác mà còn phải là người giàu có. Vì đa số các phương pháp kiếm tiền đều xuất phát từ trí thông minh siêu việt của bản thân, chỉ có trí thông minh mà không biết ứng dụng thực tế thì đó là “thông minh chết”. Vì thế, dân tộc Do Thái rất ít khi khen ngợi một học giả uyên bác mà nghèo khổ, họ luôn coi trọng những người thông minh, học rộng biết nhiều mà giàu có.
Ngoài ra, cha mẹ còn thường xuyên nói với con cái rằng: “Thương trường là chiến trường. Trên chiến trường đó, luôn dùng thành bại để luận anh hùng”. Còn thành bại lại luôn quyết định bởi bạn có thông minh hơn người và biết dùng trí thông mình đó hay không. Vì thế các bậc cha mẹ khi giáo dục con cái có quan niệm đúng đắn về tiền bạc, không quên tăng cường giáo dục nhận thức kết hợp với việc vận dụng nó trong thực tế cho trẻ.
CÂU CHUYỆN THỨ 8: TƯ TƯỞNG TRÁI NGƯỢC
Gary Shacker là một ông lão mang dòng máu của người Do Thái, sau khi nghỉ hưu, ông đã mua một ngôi nhà đơn sơ ở gần một trường học.
Sống tại ngôi nhà đó mấy tuần vẫn rất yên tĩnh, nhưng không lâu sau có ba chàng trai bắt đầu đến chơi ở gần đó và đá vào thùng rác làm ồn ào, ầm ĩ.
Ông lão không chịu nổi những tiếng ồn ào, ra ngoài nói chuyện với ba chàng trai đó. Ông nói: “Các cháu chơi thật vui vẻ, ta rất thích nhìn các cháu chơi vui vẻ như vậy, nếu mỗi ngày các cháu đều đến đây đá cái thùng rác đó, ta sẽ cho các cháu mỗi người mười đồng”.
Ba chàng trai vô cùng thích thú, càng dốc sức biểu diễn “công phu” của bản thân.
Không ngờ ba ngày sau, ông lão buồn rầu nói: “Lạm phát tiền tệ đã làm giảm thu nhập của ta, từ ngày mai trở đi, ta chỉ có thể cho các cháu mỗi người năm đồng thôi”.
Ba chàng trai không vui lắm, nhưng họ vẫn chấp nhận điều kiện của ông lão.
Mỗi ngày họ vẫn tiếp tục đá cái thùng rác đó. Một tuần sau, ông lão lại nói với họ:“Gần đây ta vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp dưỡng lão, xin lỗi, ta chỉ có thể cho các cháu mỗi người hai đồng thôi”.
“Hai đồng?” – Một chàng trai trong số đó xanh mặt nói: “Chúng cháu sẽ vì hai đồng ít ỏi đó mà ở đây lãng phí thời gian quý báu của mình để biểu diễn ư, chúng cháu không làm nữa”.
Từ đó trở đi, ông lão lại sống trong những ngày tháng yên tĩnh.
Cảm ngộ: Với những người trẻ tuổi, những mệnh lệnh có tính chất ép buộc chỉ càng khiến cho họ thay đổi theo hướng hoàn toàn đối lập. Lợi dụng tư tưởng ngược lại, đối mặt với họ, mới có thể khiến cho những mong muốn của bản thân đạt được kết quả.
CÂU CHUYỆN SỐ 9: CON SÓC ĐI ĐÂU MẤT RỒI
Một người Do Thái có tiếng tăm, thay vì nói những lý thuyết ‘suông’ trong sách vở, từng kể cho mấy người thanh niên mong muốn đạt được thành tựu trong kinh doanh một câu chuyện như sau.
Có ba con chó săn đuổi bắt một con sóc, con sóc liền chui vào một cái lỗ cây. Cái lỗ cây chỉ có duy nhất một cửa, nhưng ngay sau đó, có một con thỏ chui ra từ trong lỗ cây ấy.
Con thỏ chạy như bay về phía trước rồi leo lên một cái cây khác. Nhưng con thỏ ở trên cây, trong sự hoảng loạn, không đứng vững mà rơi xuống, rơi vào đầu ba con chó săn đang ngẩng lên nhìn khiến chúng hoa mắt chóng mặt. Cuối cùng, con thỏ cũng chạy thoát được.
Kể xong câu chuyện, gã Do Thái hỏi: “Câu chuyện này có vấn đề gì không?”
“Thỏ không biết trèo cây!” – Người thanh niên kháng nghị.
“Một con thỏ sao có thể đồng thời đập vào đầu ba con chó săn khiến chúng chóng mặt được?” – Một người thanh niên khác đưa ra câu hỏi như vậy.
Mãi đến khi không thể tìm ra vấn đề gì nữa, người Do Thái mới nói: “Có một điểm mà các người chưa đề cập tới, đó là con sóc đi đâu mất rồi?”
Cảm ngộ: Mục tiêu là quan trọng nhất. Bất cứ chuyện gì đều phải lấy mục tiêu làm trung tâm. Chỉ có tập trung tất cả sự chú ý lên mục tiêu đó mới có thể đạt được thành tựu trong sự nghiệp.
Nhưng rất nhiều người trong lúc phát triển sự nghiệp, thường đem tất cả sự chú ý đặt vào những mục tiêu nửa chừng như những “con thỏ”, rồi bỏ mục tiêu ban đầu xa chín tầng mây.
CÂU CHUYỆN THỨ 10: BẢN NĂNG
Hậu duệ của người Do Thái, ông bà Brown cùng con cái của họ sống trong một căn nhà nhỏ gần London.
Có lúc ông Brown tan làm về nhà rất trễ, vợ và con cái của ông đã ngủ hết, ông nhẹ nhàng dùng chìa khóa của mình mở cửa và vào nhà.
Mấu chốt trong việc quản lý là quản lý con người. Đây là một nghệ thuật khiến người khác vì bạn mà làm việc.
Có một hôm vào tối muộn, lúc ông về nhà muộn, lại bị mất chiếc chìa khóa, ông chỉ còn cách đứng trước cửa nhà và bấm chuông, nhưng trong nhà không có chút động tĩnh nào.
Ông lại bấm chuông thêm một lần, trong nhà vẫn tiếp tục không có động tĩnh. Ông Brown bất đắc dĩ gõ cửa sổ phòng ngủ, hét lớn gọi vợ ông dậy nhưng bà ấy vẫn không tỉnh.
Cuối cùng, ông Brown dừng lại suy nghĩ một chút, sau đó ông lấy tay bịt mũi của mình lại, giả giọng trẻ nhỏ nói: “Mẹ, con muốn đi tiểu!”. Mặc dù ông nói rất nhỏ nhưng bà Brown lại nhanh chóng tỉnh giấc.
Cảm ngộ: Mấu chốt trong việc quản lý là quản lý con người. Đây là một nghệ thuật khiến người khác vì bạn mà làm việc.
Trong việc quản lý công ty, đối với những tình huống khác nhau, những người khác nhau, quan trọng là phải khiến cho họ giúp bạn xử lí tốt công việc, và để làm được điều đó, chỉ cần tìm được căn thức có thể chạm vào dây thần kinh của họ là đủ.
CÂU CHUYỆN THỨ 11: DÙNG TRÍ TUỆ SÁNG TẠO CỦA CẢI VÀ TÀI SẢN
Rất nhiều năm về trước, trong trại tập trung Auschwitz, một người Do Thái đã nói với con trai của ông ta rằng: “Tài sản duy nhất của chúng ta lúc này là trí tuệ. Khi người khác nói 1+1=2 thì chúng ta phải nghĩ cách để 1+1=3”.
Phát xít Đức đầu độc khiến mấy tram nghìn người trong trại tập trung Auschwitz bị chết, duy chỉ có hai cha con người Do Thái sống sót. Năm 1946, hai cha con họ đến Mỹ và bắt đầu kinh doanh đồ đồng tại Houston. Một hôm người cha hỏi con trai rằng: “1 bảng đồng có giá bán bao nhiều tiền?” Người con trai trả lời “Ba mươi lăm xu ạ”.
Người cha đáp: “Đúng, tất cả Mọi người trong Bang Texas này đều biết giá của một bảng đồng là 35 xu, nhưng với tư cách là con trai của người Do Thái nên nói là 3.5 đô, con thử lấy 1 bảng đồng làm tay nắm cửa xem.
20 năm sau, người cha qua đời, người con trai một mình kinh doanh cửa hàng đồ đồng. Anh ta đã từng chế tạo rất nhiều trống đồng, làm huy chương cho thế vận hội Olympic va anh ta đã từng bán 1 bảng đồng với giá 3,500 đô la Mỹ. Khi đó anh ta đã là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Của Công Ty Mc Call. Tuy nhiên, thứ thực sự khiến anh ta trở nên nổi tiếng là là một đống rác của thành phố New York.
Năm 1974, chính phủ Mỹ vì muốn làm mới lại tượng Nữ Thần Tự Do, vứt bỏ đống phế liệu cũ và kêu gọi mời thầu trên khắp cả nước, nhưng đã mấy tháng trôi qua mà không có ai tới nhận thầu. Khi ấy, anh ta đang đi du lịch ở Pháp, sau khi nghe được thông tin liền lập tức bay tới New York.
Nhìn những miếng đồng, ốc, và gỗ chất đầy như núi dưới bức tượng Nữ Thần Tự Do, chưa kịp đưa ra điều kiện gì anh ta liền lập tức ký tên đồng ý. Rất nhiều công ty vận chuyển ở New York thầm cười trước hành động ngu xuẩn của anh ta. Bởi tại thành phố New York có quy định xử lý rác thải hết sức nghiem ngặt, làm không cẩn thận sẽ bị tổ chức vệ sinh môi trường khởi kiện.
Chính lúc nhiều người đang cười nhạo anh chàng người Do Thái ấy, thì anh ta bắt đầu sắp xếp nhân công phân loại đống phế liệu. Mang đồng đi nung chảy rồi đúc thành một bức tượng Nữ Thần Tự Do nhỏ, gia công những miếng bê tông và gỗ thành bệ đỡ; phế liệu chì và nhôm làm thành chìa khóa của quảng trường Mỹ.
Cuối cùng anh ta thậm chí còn gói gém lại lớp bụi được quét xuống từ bức tượng Nữ Thần Tự Do bán cho cửa hàng hoa. Không đến 3 tháng, anh ta liền biến đống phế liệu đó trở thành 3,5 triệu đô la Mỹ, giá bán của mỗi bảng đồng tăng lên gấp đúng 10,000 lần.
Không phải người Do Thái bẩm sinh vốn đã thông minh hơn bất cứ chủng tộc người nào khác, mà là họ biết cách làm thế nào để rèn đúc ra những đồng tiền vàng vô giá.
Xem thêm bài liên quan
- Tinh hoa kinh doanh kiếm tiền của người Do Thái nằm cả ở “Luật vũ trụ 78:22”: Tuyệt kỹ giúp chiến thắng mọi thương vụ làm ăn
- Nghệ thuật “bán hàng giá cao” mà vẫn khiến khách hàng tranh nhau mua của người Do Thái: Ít người biết, ai biết rồi thì làm ăn dễ thắng
- Bài học kinh doanh “biến đống rác thành núi vàng” của người Do Thái: dùng sự khôn ngoan để kiếm tiền, đó mới là sự giàu có chân chính