Bằng cấp có quan trọng trong sự nghiệp không là vấn đề gây tranh cãi muôn thuở. Sếp FPT Hoàng Nam Tiến nói một câu ‘chí mạng’ khiến Gen Z giật mình, còn người làm lâu năm gật gù tán thành.
Bằng đại học chính là một loại văn bằng chứng minh về trình độ chuyên môn của bạn trong lĩnh vực nào đó. Nó cho biết người sở hữu đã được trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp và trở thành một trong những nguồn lao động chất lượng cao của xã hội.
Rất nhiều người coi trọng bằng đại học và cho rằng nó là một trong những văn bằng có giá trị nhất, song cũng có người quan niệm các kỹ năng mềm và khả năng thực chiến mới quan trọng hơn cả.
Trước câu hỏi bằng cấp có quan trọng hay không? Ông Hoàng Nam Tiến – cựu Chủ tịch FPT Telecom, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT, đã đưa ra quan điểm cá nhân gây nhiều chú ý.
Cụ thể, ông Tiến kể về việc mới đây, ông có gặp gỡ và tiếp xúc với một nhóm sinh viên học chuyên ngành Marketing từ một trường đại học top đầu về đào tạo kinh tế. Nhóm sinh viên này khoe mình đã sở hữu rất nhiều tấm bằng khác nhau như: Digital Marketing; Analyst (phân tích) và Big Data (dữ liệu lớn); Trải nghiệm khách hàng, Xây dựng omnichannel (mô hình bán hàng đa kênh). Tuy nhiên, theo ông Tiến, thế là chưa đủ.
“Bằng cấp không quan trọng – cái này phải nói thẳng như thế, song mỗi một bằng cấp đã chứng minh bạn đã đạt được một kỳ thi. Bằng cấp không phải là tất cả nhưng những bằng cấp đấy chính là dấu sao trên ngực áo của bạn. Càng nhiều sao càng tốt, còn đến khi đi làm, chúng ta cần thêm những năng lực khác nữa.
Rất đáng tiếc, nhiều bạn học trong trường đại học ra hỏi là đi thực tập ở đâu chưa, làm thêm chưa đều bảo chưa. Hỏi nữa là em có học thêm ở đâu không – bảo không, thì tôi biết chắc chắn bạn ấy sẽ đi làm vớ vẩn thôi, rồi học lên thạc sĩ và tiến sĩ vì bạn ấy học quá giỏi rồi. Bạn chỉ có năng lực đi học thôi”, ông Tiến nhận xét.
Sinh viên cần cải thiện thêm kỹ năng gì?
Bằng cấp hiện nay chính là công cụ để đánh giá về khả năng của mỗi người nào đó vì họ đã có khoảng thời gian được học tập, trau dồi và rèn luyện kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, như nhận định của ông Hoàng Nam Tiến, bằng cấp “không phải là tất cả”. Vậy nên bên cạnh đó, sinh viên phải trau dồi thêm các kỹ năng khác.
1. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học
Yếu tố ngoại ngữ và tin học gần như đã trở thành bắt buộc đối với bất kỳ vị trí tuyển dụng nào. Đó cũng là lý do vì sao khi làm việc hay tuyển dụng, các công ty đánh giá rất cao những nhân viên sở hữu thành thạo 2 kỹ năng này.
Hiện nay, tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ phổ biến và các câu hỏi bằng tiếng Anh xuất hiện khá nhiều trong các buổi phỏng vấn xin việc. Còn đối với kỹ năng tin học, sẽ là vô cùng lạc hậu nếu như bạn nói rằng mình không thạo máy tính trong thời đại số hóa như hiện nay.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc hiện nay, bởi chẳng có ai thành công nếu độc hành một mình cả. Điều bạn cần ghi nhớ trong kỹ năng này là không bao giờ được phép để “cái tôi” lấn át tập thể và phải hiểu rõ mục đích chung của làm việc nhóm, đảm bảo hiệu quả công việc phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố này thì bạn hoàn toàn có thể thành công.
Song song với đó là kỹ năng làm việc độc lập. Hiện nay, tinh thần chủ động và khả năng tự giải quyết công việc là yêu cầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay đối với nhân viên. Để hoàn thiện kỹ năng tư duy, làm việc độc lập, bạn có thể bắt đầu học cách sắp xếp công việc, quản lý thời gian, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề…
3. Kỹ năng quản lý thời gian
Điều đầu tiên bạn cần rèn luyện để trở thành người giỏi quản lý thời gian là luôn đúng giờ. Đi làm đúng giờ, sắp xếp thời gian hợp lý cho từng công việc, hoàn thành công việc đúng hạn là những biểu hiện của người biết làm chủ thời gian. Kỹ năng này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thách thức với nhiều sinh viên vì yêu cầu tính tự giác cao, tính kỷ luật nghiêm.
4. Kỹ năng giao tiếp
Nếu có khả năng giao tiếp tốt, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn đều dễ dàng tương tác với mọi người và học hỏi thêm nhiều kiến thức hữu dụng cho chính bản thân. Giao tiếp tốt cũng giúp bạn dễ dàng tạo dựng mối quan hệ, ghi điểm cộng với cấp trên.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên giao tiếp và đàm phán tốt. Những người khéo léo và tự tin khi nói chuyện sẽ nhanh chóng được đón nhận hơn là những người tự ti, nói năng ấp úng, không rõ ràng.
Bằng cấp có quan trọng không? Sếp Hoàng Nam Tiến nói một câu ‘chí mạng’ khiến Gen Z giật mình, còn người làm lâu năm gật gù tán thành
Nhiều người coi trọng bằng đại học và cho rằng nó là một trong những văn bằng có giá trị nhất. Bằng đại học giúp chứng minh về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nào đó.
Để được làm việc ở vị trí mà bạn yêu thích, ngoài bằng đại học đúng chuyên ngành thì còn phải có kỹ năng và năng lực nghề nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên ra trường làm trái ngành. Điều này cho thấy nhà tuyển dụng không quá quan trọng bằng đại học.
Bên cạnh yêu cầu bằng đại học các chuyên ngành phù hợp với vị trí tuyển dụng, doanh nghiệp/công ty còn đưa ra các tiêu chí khác như: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kinh nghiệm, công nghệ thông tin,… Chính vì thế, các bạn trẻ cần trang bị thật tốt để tiến vào thị trường việc làm thành công. Nhờ đó, bạn sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh và dễ dàng nắm được cơ hội việc làm hấp dẫn.
Trước câu hỏi bằng cấp có quan trọng hay không? Sếp Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom đã đưa ra quan điểm cá nhân.
Cụ thể, ông Tiến cho biết: “Nơi tôi đang làm việc có 29% cán bộ, chuyên gia, quản lý, giám đốc có trình độ Cao đẳng. Như vậy, bằng cấp không quan trọng, quan trọng là năng lực của bạn và khả năng tự học đến đâu”.
Ngay sau đó, những chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn FPT Telecom nhanh chóng gây tranh cãi.
Giá trị thực sự của một người không nằm ở bằng cấp
Có nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ: Họ tuyển 10 người có bằng đại học nhưng chỉ có 5-6 người thực sự làm được việc. Điều này cho thấy giá trị thực sự của việc học đại học không nằm ở bằng cấp
Đại học là môi trường lý tưởng để tiếp thu kiến thức, trau dồi kỹ năng. Bằng cấp chỉ là một kết quả đánh giá quá trình học tập của bạn, không thể chứng minh quá nhiều năng lực làm việc.
Có rất nhiều người giỏi lý thuyết nhưng đến khi thực hành lại yếu kém. Nhà tuyển dụng cần những ứng viên thực sự có năng lực, hơn là những người chỉ giỏi lý thuyết suông. Có rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học với tấm bằng hạng trung bình nhưng lại rất thành công trong công việc.
Và thậm chí có người không đi học đại học, chẳng có bằng cấp vẫn đứng trên đỉnh vinh quang. Họ nhanh chóng nắm giữ các vị trí quan trọng trong công ty nhờ thực lực của chính bản thân.
“Nếu bạn là sinh viên năm 2 chẳng hạn, ngay lập tức bạn phải xin vào thực tập ở những công ty. Vì thế khi ra trường bạn sẽ có 2 năm kinh nghiệm, giống như các bạn đồng nghiệp, nhân viên của tôi. Từ năm học thứ nhất, thứ 2 họ đã đi làm tại FPT nên khi ra trường đã có 3-4 năm kinh nghiệm”, sếp Hoàng Nam Tiến chia sẻ.
Bằng cấp quan trọng bởi nó nói lên khả năng và nhận thức của mỗi người
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tranh cãi sở hữu bằng đại học vẫn là con đường ngắn nhất để tới thành công.
Bằng cấp không quan trọng nhưng bằng cấp nói lên được khả năng và nhận thức của mỗi người. Trừ những trường hợp vì điều kiện cuộc sống mà người đó không được học. Không có bằng cấp nhưng họ có trí thông minh, nhanh nhạy và có trí ham học hỏi và hiểu biết nhiều thì những người đó sẽ là người giỏi.
Còn với các trường hợp khác, những người có bằng đại học sẽ có kiến thức và trình độ tốt hơn người không có bằng đại học. Có thể người tuyển dụng không sử dụng chuyên môn của bằng đại học, không cần người có trình độ đại học để làm việc nhưng mà vẫn muốn người tốt nghiệp đại học.
Lý do bởi thời nay hàng năm các trường đại học tuyển sinh rất nhiều, một người có thể có nhiều cơ hội để vào học đại học, không học trường này thì học trường khác. Thế nên, số học sinh tốt nghiệp cấp 3 không trúng tuyển đại học chứng tỏ trình độ kém, nhận thức không tốt, tuyển dụng vào khó tiếp cận công việc và thiếu độ nhạy để làm việc.
Ngược lại, những người trúng tuyển đại học, có bằng cấp chứng tỏ họ có đầu óc thông minh, độ nhạy tốt hơn nên khi nhận vào, họ tiếp cận công việc sẽ nhanh hơn, có nhiều ý tưởng tốt. Kỳ thi đại học nghiêm túc giúp xã hội phần chọn được người tài, giúp các doanh nghiệp/công ty thuận tiện trong việc tuyển dụng.
Theo Phụ nữ Việt Nam/ Thể thao & văn hóa
Xem thêm bài liên quan
- Sếp FPT Hoàng Nam Tiến trả lời giới trẻ: Lương 8 triệu thì làm văn phòng hay chạy xe ôm? Hãy ra đường và chạy xe ôm công nghệ, 5 năm sau kết quả sẽ rõ
- Sếp FPT Hoàng Nam Tiến: “Thất bại là mẹ thành công thật ra là câu an ủi những người thất bại thôi!”
- 7 bài học kết tinh một đời của “Ông tiên khởi nghiệp” giáo sư Phan Văn Trường: Hãy để cho linh tính, lương tri và trái tim hướng dẫn mình