Có nên có người yêu khi đang khởi nghiệp không? Đây là nỗi trăn trở của nhiều người làm sao để cân bằng tình yêu và sự nghiệp khi startup vốn là hành trình đầy cam go.
Nhiều người thường ví lựa chọn giữa tình yêu và sự nghiệp với Hoa hồng và bánh mỳ. Thế nhưng quyết định yêu hay không là tùy vào thái độ của bạn, không phải lúc nào đây cũng là 2 điều xung đột lẫn nhau trừ khi chính bạn tin là thế.
Có nên có người yêu khi đang khởi nghiệp không?
Đó là câu hỏi được một bạn trẻ đặt ra với shark Phạm Thanh Hưng trong một buổi livestream. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều người làm sao để cân bằng tình yêu và sự nghiệp khi startup vốn là hành trình đầy cam go.
Thậm chí, ông vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn từng ví von khởi nghiệp thành công giống như trong mớ xổ số 1000 số cũng có 1 số trúng.
Trả lời câu hỏi này Shark Hưng khá lạc quan:
“Mình nên yêu chứ. Yêu là điều mang tính đặc quyền, khi các bạn còn trẻ các bạn có khát khao yêu và được yêu. Tôi nghĩ là có người yêu khi khởi nghiệp, ủng hộ khiến mình có động lực là rất tốt. Tuổi trẻ ở độ tuổi 20 thì tình yêu đối với đàn ông là động lực để làm được rất nhiều việc vĩ đại. Nếu các bạn có người yêu mà còn biết khích lệ như Lưu Bình, Dương Lễ ngày xưa thì còn tốt nữa. Tình yêu tốt mà, cứ yêu đi!”
Quan điểm của shark Hưng có thể xem là khá màu hồng khi trong chương trình Quốc gia khởi nghiệp, cựu chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến thẳng thắn chia sẻ cái giá của startup. Không chỉ khó thành công, cái giá của một startup thành công không hề nhỏ: Phải làm 20 tiếng một ngày, sẽ không có ngày thứ 7 chủ nhật, thậm chí bị vợ giận, người yêu bỏ.
Tất nhiên chưa có thống kê về tỷ lệ rạn vỡ trong cuộc sống gia đình hay tình yêu của những người startup nhưng cách ví von của ông Tiến cũng không hẳn vô căn cứ.
Vậy để trả lời câu hỏi nên yêu hay không, người trẻ nên tự hỏi mình có sẵn sàng tham gia vào một mối quan hệ tình cảm khác những cặp đôi thông thường không?
1. Làm quen với sự không chắc chắn
Sự không chắc chắn đó có thể là cuộc gọi làm gián đoạn bữa ăn lãng mạn của bạn hoặc một điều gì đó lớn hơn bất ngờ làm đảo lộn tầm nhìn 2 năm tới của bạn. Bạn sẽ phải học cách nhìn thấy vẻ đẹp của nó.
Sự không chắc chắn là điều đáng sợ với phần lớn nhiều người. Để bớt đi nỗi sợ, điều bạn cần làm là buông bỏ nhu cầu kiểm soát mọi thứ để giúp bạn sống trong hiện tại và biết ơn hiện tại. Học cách đối mặt với sự không chắc chắn, chào đón nó và nắm lấy nó không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà còn mở ra những cơ hội tuyệt vời.
2. Hãy sẵn sàng dành (rất nhiều) thời gian cho chính mình
Nếu bạn muốn một mối quan hệ hẹn hò với startup ổn thỏa, hãy dành thời gian cho chính mình. Đó là những gì các chuyên gia tâm lý thường đưa ra lời khuyên.
Đừng lo lắng, hẹn hò với một doanh nhân sẽ cho bạn nhiều không gian và thời gian một mình. Và đây là tin tốt miễn và nhiều người sử dụng thời gian này để phát triển cá nhân, làm công việc mình yêu thích như tập yoga hay tập trung vào các dự án riêng. Những điều này sẽ khiến bạn năng động hơn từ đó khiến mối quan hệ trở nên sôi động hơn.
3. Hãy sẵn sàng để nói một ngôn ngữ hoàn toàn mới
Tự lực, gọi vốn, gọi vốn cộng đồng, nhà đầu tư thiên thần, vườn ươm, vòng hạt giống, nhà đầu tư tài chính, thuyết trình, thoái vốn, M&A, IPO,… và các thuật ngữ startup khác sẽ là một phần của cuộc sống của bạn kể từ bây giờ.
Nếu nhìn ở góc độ khác thì đây cũng là một cách tốt để bạn không bao giờ ngừng học hỏi, tìm ra đam mê và điểm chung nói chuyện của hai người.
4. Công nghệ sẽ là đồng minh tình cảm của bạn
Đôi khi những người người làm startup không thể luôn ở gần bên bạn thậm chí phải đến nơi có điều kiện hỗ trợ tốt cho khởi nghiệp. Lúc này bạn sẽ cảm thấy biết ơn các phát minh công nghệ để bạn có cảm giác gần bên họ.
5. Lây nhiễm tinh thần kinh doanh
Yêu một người startup cũng đồng nghĩa với việc đánh thức tinh thần kinh doanh, dấn thân trong bạn. Có thể bạn sẽ bắt đầu phát triển các dự án của riêng mình, có tham vọng lớn hơn và tham gia các hội nghị kinh doanh để đưa dự án bé của bạn lên một tầm cao mới. Điều tốt là người yêu của bạn biết rõ đường đi cũng như gian khó. Họ sẽ hỗ trợ bạn startup và hiểu khi bạn phải bỏ qua bữa ăn cuối tuần vì phải làm việc.
Nhiều người thường ví lựa chọn giữa tình yêu và sự nghiệp với Hoa hồng và bánh mỳ. Thế nhưng quyết định yêu hay không là tùy vào thái độ của bạn, không phải lúc này đây cũng là 2 điều xung đột lẫn nhau trừ khi chính bạn tin là thế.
Cái giá phải trả khi startup không hề nhỏ
Không chỉ khó thành công, cái giá của một startup thành công cũng được cựu chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến hé lộ không hề nhỏ: Phải làm 20 tiếng một ngày, sẽ không có ngày thứ 7 chủ nhật, thậm chí bị vợ giận, người yêu bỏ.
Tất nhiên chưa có thống kê về tỷ lệ rạn vỡ trong cuộc sống gia đình hay tình yêu của những người startup nhưng cách ví von của chủ tịch Hoàng Nam Tiến cũng không hẳn vô căn cứ.
Tình yêu hay sự nghiệp? – đó là những lựa chọn đau đớn mà nhiều người trẻ nói chung và những ai khởi nghiệp nói riêng đều có thể thấy mình ở 2 nhân vật chính trong bộ phim La La Land. Thậm chí họ còn phải học cách hy sinh để đạt được mục đích, buộc phải tìm ra thứ ưu tiên của mình.
Ở La La Land, sự đánh đổi là cách Seb chọn tham gia ban nhạc The Messenger, chơi thứ nhạc anh vốn khinh bỉ để kiếm tiền nuôi giấc mơ có một ban nhạc riêng. Đó là cách Mia sau trăm lần thất bại, khi cơ hội đến cũng đã chọn Paris đuổi theo đam mê diễn xuất từ bé. Mia cũng chọn đánh đổi tình yêu với Seb để bắt đầu xây những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp.
Hoa hồng hay bánh mỳ? Tình yêu hay sự nghiệp? Những quyết định đánh đổi mà bất kỳ ai cũng phải đối mặt.Các nhà kinh tế học tổng kết rằng sự đánh đổi – từ bỏ một thứ để có được thứ khác – là nguồn gốc của mọi chi phí cơ hội.
Nó là trọng tâm của hoạt động điều hành và là thứ rất mâu thuẫn. Càng thành công, bạn càng phải đối mặt với nhiều chi phí cơ hội.
Thực ra, thước đo thành công chính là khả năng dám đánh đổi của nhà điều hành hay bất kỳ ai, thứ có thể khiến họ sợ hãi và đau khổ. Mọi chi phí đều là những cơ hội bị mất đi dù theo cách này hay cách khác, nhưng không phải cơ hội bị mất nào cũng rõ ràng.
Các nhà kinh tế học có rất nhiều cách kỳ lạ để định nghĩa và tính toán các loại chi phí. Thay vì đưa ra những câu hỏi như: Tôi mất bao nhiêu chi phí cho nó? Hay tôi phải trả bao nhiêu tiền cho nó?
Thì họ lại luôn đặt ra câu hỏi: Tôi phải mất gì để có nó? Với những người startup, điều này còn đúng hơn khi con đường họ đi vốn đầy rủi ro và cần nhiều dũng cảm đưa ra nhiều quyết định lựa chọn khốc liệt.
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Có nên yêu khi khởi nghiệp không? Shark Hưng bảo “có”, Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến bảo “khó”
- Sếp FPT Hoàng Nam Tiến: “Cái giá của Startup không hề nhỏ, phải làm 20 tiếng một ngày, sẽ không có ngày thứ 7 chủ nhật, thậm chí bị vợ giận, người yêu bỏ”
- Shark Hưng: Khát vọng và ý chí là điều cần thiết trong khởi nghiệp, nhưng đừng quá “liều”, hãy thật chắc chắn đã!