FOMO, viết tắt của cụm từ Nỗi sợ bỏ lỡ – Fear of missing out, và những ảnh hưởng của nó đang lan rộng.
McGinnis là nhà văn, diễn giả và nhà đầu tư mạo hiểm. Ông sáng lập và dẫn chương trình kênh podcast nổi tiếng FOMO Sapiens. FOMO (Fear of missing out) là thuật ngữ ông nghĩ ra và được đưa vào từ điển năm 2013. Ông cũng sáng tạo và sử dụng thuật ngữ FOBO (fear of a better Option).
FOMO có thể xem như 1 sự đấu tranh nội tâm bạn tự đ.ấu tr.anh với chính mình và có thể ít thiệt hại cho bạn. Nhưng FOBO thì nó lại lan truyền ra bên ngoài khiến cho không chỉ bạn mà cả những người bên cạnh cũng phải trả giá cho nó.
FOMO thường dễ nhận thấy, đó là khi ta dồn quá nhiều thời gian công sức vào những thứ mà mình muốn có thay vì những gì mình đã có. Thế hệ hiện nay là 1 thế hệ FOMO Sapiens và bị thôi thúc bởi sự ám ảnh đó.
Khi mà ta có cả 2 thứ trong mình là FOMO và FOBO và không có cách để kiểm soát chúng thì ta sẽ tiến dần tới mức Nỗi sợ hãi làm gì cũng sợ FODA (fear of doing anything).
I. Nỗi lo sợ và sự thiếu quyết đoán trong 1 thế giới có quá nhiều lựa chọn
1. Lược sử về FOMO
Năm 2002, Tác giả tham gia học trường kinh doanh Harvard từ vùng quê yên bình và lo sợ bỏ lỡ bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng tới tương lai của mình nên đã tham gia mọi thứ từ clb, tiệc tùng, các buổi networking nào mà mình biết để có thể theo kịp đám đông và không bị cảm giác bỏ lỡ gì đó có thể rất quan trọng với mình.
Năm 2004, tác giả nghĩ ra thuật ngữ FOMO để miêu tả điều này và dần trở lên phổ biến trong cộng đồng MBA rồi lan ra khắp mọi góc gách trên thế giới. Vì thật sự, mọi người đều bị FOMO ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng cực kỳ to lớn tới mọi mặt của cuộc sống, công việc, đầu tư, kinh doanh,… và ngày nay, với sự bùng nổ của mạng xã hội thì hoạt động FOMO ngày càng bị khuếch đại nhiều hơn nữa tới mọi nơi nó có thể tới. Trong khi đó, hiện tượng FOMO thì về bản chất đã tồn tại từ rất xa xưa trong đời sống con người, có điều nó không quá mạnh mẽ như thời đại hiện nay mà thôi.
2. FOMO không phải lỗi của bạn
Năm 2017, lễ hội Fyre là lễ hội gây FOMO khủng khiếp nhất trong năm với giá vé lên tới 12k$/vé, được hứa hẹn dịch vụ 5* thượng hạng ở trên 1 đảo riêng nhưng đó lại là 1 thảm họa. Khi các nhà tổ chức thuê những người nổi tiếng có ảnh hưởng (KOL) đình đám quảng bá cho buổi lễ hội và đã kích thích mạnh mẽ tâm lý chạy theo đám đông để không tụt lại phía sau của tầng lớp trẻ.
FOMO: được định nghĩa là cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn và mong muốn đó thường bị khuếch đại bởi các trang mạng xã hội. Và áp lực xã hội vì nhận thấy rằng bạn sẽ bỏ lỡ hoặc bị loại khỏi 1 trải nghiệm chung tích cực hoặc đáng nhớ.
Vai trò của nhận thức: ấn tượng về giá trị nội tại của 1 thứ gì đó của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài, như gia đình, bạn bè, người có ảnh hưởng trên mạng, xã hội, kinh nghiệm quá khứ, sở thích hoặc đam mê,… nó sẽ thuyết phục bạn phải làm hoặc sở hữu thứ gì đó. Chúng chi phối, ít nhất là 1 phần cảm xúc, thành kiến, hy vọng và sự bất an của chúng ta.
FOMO sẽ thúc đẩy bạn phải làm điều gì đó để cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn như chạy theo các bữa tiệc, chuyến đi, mua thứ gì đó,… FOMO là sự khao khát, bắt nguồn từ việc tìm kiếm bất kỳ thứ gì lớn hơn, tốt hơn và có triển vọng hơn so với hoàn cảnh hiện tại.
Sự bất cân xứng trong thông tin đã làm nên bản chất của FOMO. Sẽ luôn có những ngoại lực thúc đẩy bạn làm điều gì đó mơ hồ, và có khả năng đã bị bóp méo, bởi sự bất cân xứng thông tin. Nếu biết trước bạn sẽ làm gì thì việc bạn lãng phí thời gian công sức cho FOMO sẽ giảm đi đáng kể.
Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội sẽ thường không mang lại mấy tốt đẹp khi họ tận dụng nó để giới thiệu những sản phẩm đi kèm của họ. Họ sẽ tìm cách để nó là thứ rất tuyệt vời dù thực tế nó cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Khi sự bất cân xứng thông tin kết thúc thì mọi thứ sẽ không còn như trước nữa.
Vai trò của hòa nhập: con người về mặt bản năng từ xưa đã mong muốn được hòa nhập trong 1 cộng đồng và tránh né việc bị loại trừ khỏi cộng đồng. Khi xưa đấy là bản năng để sinh tồn của loài người. Ngày nay, nó là khao khát trở thành thành viên của nhóm và được nhiều người biết đến.
Lễ hội black Friday, Cyber Monday là những thứ thể hiện cực kỳ điển hình của việc FOMO, khi người ta chấp nhận xếp hàng dài để mua đồ giảm gi.á, tra.nh cư.ớp mọi thứ giảm gi.á cho dù nó có thể họ chẳng dùng đến nó sau khi mua về. Họ cũng bị thiếu hụt thông tin do lo sợ hài giảm giá sẽ nhanh chóng bị mua hết, cảm giác hãnh diện vì tranh mua được hàng giảm giá so với người khác,…
FOMO không phải lỗi của bạn vì:
– Về mặt sinh học: từ xa xưa loài người đã sống thành bầy đàn, tập thể với nhau 1 cách tự nhiên để có thể chống chọi lại điều kiện kh.ắc ngh.iệt trong cuộc sống sinh tồn hàng ngày. Nhưng càng về sau, việc bắt chước lẫn nhau của con người ngày càng lớn hơn với những thứ kỳ quặc khi mà cuộc sống vật chất cơ bản đã đầy đủ.
– Về văn hóa: Các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa, film, kịch, tôn giáo đều mang theo những nét lôi kéo con người vào các hoạt động FOMO. FOMO kết hợp với internet sẽ càng khuếch đại hiệu ứng lên cao hơn trong thời đại ngày nay.
– Công nghệ: công nghệ là thứ xúc tác cực kỳ mạnh mẽ thúc đẩy cho FOMO bùng nổ ngày nay. Đặc biệt khi thời đại điện thoại thông minh trào tới và thông tin theo nhu cầu bùng nổ. internet đã dần kiểm soát chúng ta. Chúng ta sẽ bị ám ảnh so sánh bản thân với người khác liên tục tác động nên cuộc sống của mình khi tiếp nhận rất nhiều thông tin của người khác.
+ Con người liên tục tiếp nhận thông tin dưới dạng các dòng thác thông tin không ngừng nghỉ, đặc biệt khi thời gian sử dụng điện thoại thông minh, internet ngày càng cao hơn
+ Siêu đa liên kết: mạng xã hội đã tạo ra các siêu đa liên kết và ta thường theo dõi cuộc sống những người nổi tiếng và thần tượng cuộc sống ảo của họ dù thực tế họ không được như vậy. con người dành thời gian online nhiều hơn rất nhiều so với thời thời gian tiếp xúc thực tế ngoài đời.
+ Nỗi sợ so sánh: con người sẽ luôn nhìn thấy những thông tin tích cực trên mạng, họ mong ước cũng được như vậy và tạo ra nội sợ hãi so sánh, luôn so sánh với những người được hưởng lợi ích đặc quyền nào đó và mong muốn cuộc sống được như họ. mọi người cũng tích cực tô vẽ cuộc sống trên mạng ảo của mình màu hồng hơn, tốt đẹp hơn và xa rời thực tế hơn so với nó vốn có.
3. Không chỉ là 1 meme (meme: là 1 trào lưu, 1 phần của phương tiện truyền thông, thường hài hước và lan truyền nhanh chóng qua internet)
Trong nhiều năm qua, các ứng dụng mạng xã hội, các nhà bán lẻ, các chuỗi đều sử dụng hiệu ứng FOMO để làm tài liệu tiếp thị. Với giá trị meme cao độ, FOMO trở thành phép ẩn dụ yêu thích của những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, người dẫn chương trình giao lưu và quảng bá hashtag.
Những người mắc FOMO thường dễ chán nản, t.ổn thư.ơng lò.ng tự trọng, cô đơn và mặc cảm hơn, đặc biệt khi họ tin rằng mình không thành công bằng bạn bè đồng trang lứa, hoặc những người khác trong mạng lưới quan hệ xã hội của họ.
FOMO sẽ theo con người từ lúc sinh ra tới khi chết đi. Giai đoạn còn nhỏ, FOMO sẽ ít xảy ra vì khi đó ta chưa có quyền tự quyết mà chủ yếu do bị cha mẹ áp đặt. Từ khi bắt đầu vào giai đoạn vị thành niên chúng ta có nhiều quyền tự do hơn thì FOMO bắt đầu bùng nổ trong con người, đặc biệt các thế hệ về sau này khi sinh ra trong giai đoạn internet đã bùng nổ sẽ ngày càng ưu tiên xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội hơn các thế hệ cũ.
FOMO sẽ gia tăng mạnh mẽ tới giai đoạn trưởng thành, sau khi tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi xuống ở nửa sau tuổi trưởng thành (khoảng từ năm 40 tuổi trở đi).
Để đánh giá bạn có phải là FOMO Sapiens không hãy trả lời các câu hỏi bên dưới. Thang điểm từ 1 (hoàn toàn không) -5 (cực kỳ đúng với tôi):
– Tôi sợ người khác có nhiều trải nghiệm đáng giá hơn tôi
– Tôi sợ bạn bè có nhiều trải nghiệm đáng giá hơn tôi
– Tôi lo lắng khi phát hiện ra rằng bạn bè đang vui vẻ mà không có tôi
– Tôi cảm thấy lo lắng khi không biết bạn bè của mình đang làm gì
– Tôi nhất định phải hiểu những câu đùa của bạn tôi có ý nghĩa gì
– Đôi khi, tôi tự hỏi liệu mình có m.ất quá nhiều thời gian để theo kịp những gì đang xảy ra hay không
– Tôi cảm thấy khó chịu khi bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ bạn bè
– Mỗi khi có dịp nào vui vẻ đáng nhớ, tôi muốn chia sẻ chi tiết sự kiện đó trên mạng cho mọi người cùng biết
– Việc bỏ lỡ 1 kế hoạch đã được sắp xếp từ trước khiến tôi bực bội
– Trong kỳ nghỉ, tôi vẫn tiếp tục theo dõi xem bạn bè đang làm gì
4. 1 FO khác mà bạn cần biết
Nếu FOMO thúc đẩy bạn cố gắng làm tất cả mọi thứ, thì ngược lại FOBO khiến bạn bị tê liệt. FOBO là lối suy nghĩ khuyến khích bạn cố chọn lấy “điều tốt nhất” khi phải đối diện với việc ra quyết định. Trong lúc tìm kiếm phương án hoàn hảo đó, bạn đã bỏ lỡ hầu hết các phương án tốt nhất mà bạn có, nó làm bạn mất hết hứng thú, thậm chí là không thể kiên định với bất kỳ lựa chọn nào trước mắt, do đó bạn luôn sống trong sự phân vân thay vì dứt khoát.
Bạn tiêu tốn năng lượng, thời gian cho sự do dự, rồi trì hoãn thực hiện mọi việc chỉ vì chờ đợi thứ gì đó tốt nhất sẽ đến.
FOBO sẽ gây tiêu cực cho người khác và bạn sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh bạn vì FOBO. Vì người xung quanh bạn sẽ mất niềm tin và không thể kỳ vọng vào sự cam kết của bạn dành cho họ được nữa. Vì vậy, FOBO là thứ đ.ộc h.ại hơn nhiều so với FOMO.
FOBO (fear of a better option): là cảm giác lo lắng thôi thúc bạn nắm bắt 1 điều gì đó tốt hơn vì bạn cho rằng có thể tồn tại 1 phương án thay thế hoặc chọn lựa có triển vọng hơn. Cảm giác thôi thúc bảo toàn giá trị của tất cả phương án dẫn đến việc trì hoãn ra quyết định hoặc ngưng thực hiện vô hạn định. Hành vi biến bạn thành 1 kẻ khó ưa.
Đặc trưng của FOBO bao gồm 2 động lực riêng biệt nhưng đều tác động mạnh mẽ:
– Nó hình thành dựa trên niềm tin rằng có ít nhất 1 lựa chọn tốt hơn vẫn chưa được khám phá. Bạn sẽ luôn cố gắng tìm kiếm thứ hoàn hảo hơn, tránh né đưa ra quyết định.
– Đây là lối tư duy cho rằng việc bảo toàn giá trị quyền lựa chọn cũng quan trọng không kém việc lựa chọn. Bằng cách bỏ ngỏ tất cả các phương án, bạn tin rằng mình có thể tự quyết định theo ý của bản thân.
Sự kết hợp cả 2 điều này làm cho bạn không thể cam kết với bất cứ điều gì, ít nhất là trong khoảng thời gian mà người khác chấp nhận được. Cảm giác cho rằng mình quan trọng, rằng thế giới phải tuân theo lịch trình và phục vụ nhu cầu của mình tạo ra 1 môi trường đ.ộc h.ại, với nguy cơ khiến cho tất cả những người phải phục tùng theo ý muốn nhất thời của bạn sẽ quyết định xa lánh bạn.
Chờ đợi lựa chọn tốt hơn: khi mắc phải cảm giác FOBO, ta sẽ luôn tin rằng ngoài kia còn 1 lựa chọn tốt hơn dù nó chưa xuất hiện. nhưng bạn cũng không phải quá dễ dãi chấp nhận ngay những lời đề nghị kém hấp dẫn với bản thân mình. Sự thiếu thông tin cân xứng đã làm thúc đẩy quá trình này trong mỗi con người.
Bảo toàn giá trị của sự lựa chọn: bạ bị FOBO chi phối khi đề cao giá trị của sự lựa chọn đến mức tê liệt lý trí. Ta luôn không bao giờ đóng bất kỳ cánh cửa hay loại bỏ phương án tiềm năng nào cả. Ta càng trì hoãn việc ra quyết định, cơ hội tốt nhất càng dễ mất khỏi lòng bàn tay chúng ta.
5. Chuyện buồn về 1 người muốn gì được nấy
Ảo tưởng có thể “muốn gì được nấy” dựa trên 1 giả định quan trọng: Bạn thật sự biết mình muốn gì và có khả năng lựa chọn nó, nhưng thật ra đây lại là 1 chuyện rất khó khăn. Nếu bạn thật sự có được thứ mà bạn nghĩ mình ao ước thì liệu bạn có sống hạnh phúc mãi mãi về sau không?
Vì vậy, khi ta lựa chọn có được 1 cái gì đó thì phải chấp nhận từ bỏ 1 số thứ khác chứ không thể có mọi thứ theo ý muốn của mình được. Ta cần đưa ra các tiêu chí giúp mình lựa chọn trong muôn vàn phương án khác nhau.
Nguồn gốc sinh học của khao khát cầu toàn ở con người: mong muốn có nhiều lựa chọn hoặc tìm kiếm phương án tốt nhất vốn dĩ không hề sai, cầu toàn cũng là cách nhiều người đã làm nên những sản phẩm, những công ty vĩ đại. Những vấn đề lớn ta gặp phải khi 1 chuỗi các lựa chọn không ngừng gia tăng khiến cho việc xác định đâu là phương án tốt nhất trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Với người cầu toàn, họ sẽ phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để chọn lọc được phương án tối ưu. Nhưng họ sẽ rất khó có cảm giác hài lò.ng vì luôn bị ám ảnh bởi các phương án thay thế khác tốt hơn.
Sự lựa chọn là 1 loại hàng hóa: ngày nay, những người cầu toàn bị FOBO đánh bại ngày càng dễ dàng hơn bởi có quá nhiều sự lựa chọn cho họ để giải quyết cùng 1 vấn đề. Vì vậy, nếu ta muốn thế giới phục vụ đúng cái ta mong muốn, đầu tiên ta cần biết ta mong muốn điều gì trước để có thể đồng ý với đề nghị đó.
Ai dám nói mình không bị FOBO?
Ai càng bỏ ngỏ tất cả các lựa chọn càng lâu thì càng mắc phải FOBO nhiều hơn những người khác. Việc đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn thứ tốt nhất không hề sai, chỉ là khi bạn quá cầu toàn trong từng sự cân nhắc, đến mức đánh mất lập trường, phức tạp hóa các quyết định thông thường và khiến cuộc sống trở nên rắc rối hơn mức cần thiết.
Hầu hết mọi người đều sẽ mắc phải FOBO ở các mức độ khác nhau. Vòng đời của FOBO rất thấp khi bé do lúc đó trẻ em bị bố mẹ áp đặt và không có nhiều lựa chọn. FOBO bắt đầu tăng khi ta dần trưởng thành và có quyền tự chủ hơn và lựa chọn các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
FOBO sẽ rất mạnh mẽ khi bạn ở tuổi trưởng thành và có rất nhiều lựa chọn khác nhau cho bản thân. Bước ngoặt chỉ đến khi ở vào cuối giai đoạn trưởng thành, khi cách nhìn về thế giới của bạn thay đổi.
Từ đó FOBO mới bắt đầu suy giảm đi. Bạn nhận ra thời gian là thực sự quý giá và cần tiết kiệm nó thay vì phí phạm vào việc cố gắng lựa chọn mọi thứ mà mất quá nhiều thời gian vào việc lựa chọn.
Để xác định mình có phải là FOBO Sapiens hay không hãy trả lời các câu hỏi:
– Tôi tốn quá nhiều thời gian hoặc năng lượng để đưa ra những quyết định không mấy quan trọng
– Tôi cảm thấy mình không thể ra quyết định đúng đắn trừ khi có nhiều lựa chọn để cân nhắc. Ngay cả khi có 1 lựa chọn tạm chấp nhận được, tôi vẫn tìm cách tạo ra những phương án khác trước khi đi đến cam kết
– Tôi thường bảo lưu nhiều phương án, cuộc hẹn hoặc kế hoạch và đợi đến phút chót mới chọn 1, hoặc có khi không chọn cái nào
– Tôi thường từ chối lời đề nghị đầu tiên mà mình nhận được và cố gắng thương lượng hoặc đổi thứ khác tốt hơn
– Tôi thường mua rồi trả lại hàng
– Tôi thấy thói quen hủy bỏ lời hứa hẹn, thậm chí hủy ngay ở phút cuối cùng là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống bận rộn của mình
– Tôi đã phá hỏng các mối quan hệ cá nhân lẫn công việc vì không thể cam kết với các kế hoạch hoặc những quyết định khác.
II. Cái giá đằng sau nỗi sợ
6. FOMO – doanh nghiệp tỷ đô
Việc bùng nổ Bitcoin năm 2017 đã đưa đến cho TQ ngành công nghiệp tri thức khi các khóa học nở rộ ra khắp nơi, người người nhà nhà đi học đầu cơ tiền ảo để nhanh chóng làm giàu. Họ ảo tưởng việc học 1 vài khóa ngắn hạn là có thể nhanh chóng trở nên giàu có từ đầu cơ tiền ảo (mà họ gọi là đầu tư).
FOMO trong thương mại được sử dụng nhằm đạt được 1 mục tiêu duy nhất: lôi kéo bạn làm 1 việc mà bạn sẽ không làm hoặc sẽ trì hoãn nếu không có yếu tố xúc tác bên ngoài.
FOMO khát khao: đây là việc mong muốn thay đổi hoàn cảnh mà bạn đang có. Nếu bạn tin tưởng vào nhận thức của mình, bạn sẽ hành động dựa trên niềm tin rằng các quyết định mình sắp đưa ra sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại.
Những người nổi tiếng trên mạng, luôn khoe cuộc sống xa hoa đầy đủ đã tạo ra những người theo dõi họ 1 sự khát vọng được sống cuộc đời khác lớn lao hơn, tốt đẹp hơn và tương sáng hơn so với hiện tại, dựa trên hiệu ứng lan truyền thông tin được tạo ra nhờ danh tiếng của họ.
Đó là mọi người thường bắt chước những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội khi đưa ra các quyết định trong cuộc sống cá nhân. Đó là động cơ đem lại sức mạnh cho FOMO khao khát và là nguyên nhân cơ bản tạo nên chiến dịch tiếp thị dựa trên hình ảnh người nổi tiếng.
Những người nổi tiếng này phô bầy cuộc sống riêng tư, khoe mẽ mọi thứ để thu hút bạn và quảng cáo cho các sản phẩm đó. Họ chẳng quan tâm bạn là ai mà chỉ có 1 chiều là bạn theo dõi họ, ngưỡng mộ họ và muốn làm theo những gì họ làm. Trong khi những người nổi tiếng chẳng bao giờ kết bạn lại với bạn hay để ý tới sự hâm mộ của bạn. Các sản phẩm họ quảng cáo đại đa số họ cũng chẳng dùng và chẳng tin vào nó, nhưng họ lại bán niềm tin đó cho bạn để đổi lấy tiền bạc.
FOMO bầy đàn: việc tìm cách hòa nhập tập trung vào 1 khao khát bản năng để đảm bảo bạn không bị bỏ rơi. Bộ nạo nhắc nhở bạn rằng cảm giác bị từ chối cũng gây đau đớn hết như nỗi đau thể xác vậy.
Các nhà bán lẻ là những người ứng dụng mạnh mẽ hiệu ứng FOMO bầy đàn này. Họ sẽ kích thích cảm giác sợ hãi bỏ lỡ trong bạn, nhằm thôi thúc bạ mua hàng hóa, dịch vụ và trải nghiệm mà họ đang bán.
Bạn bị kích thích bởi cảm giác được tham gia vào 1 việc gì đó lớn lao hơn bản thân bạn, việc hưởng trước, lên kế hoạch, trải nghiệm chung và những câu chuyện sẽ được truyền tụng suốt nhiều tuần hoặc nhiều năm sau đó, trở thành lợi ích cốt lõi khác của sản phẩm. Nó chú trọng vào cái tôi, nó cho cả thế giới biết bạn là ai và bạn hòa nhập với trải nghiệm đó như thế nào.
Họ sẽ tạo ra nó bằng cách tạo nên giá trị khan hiếm, giới hạn mọi thứ trong 1 số lượng ít hơn nhu cầu thực tế. việc xếp hàng dài càng chứng tỏ rằng đó là thứ có giá trị cao đáng để người ta xếp hàng chờ đợi và càng lôi kéo thêm được những người khờ khạo khác tham gia vào.
Nỗi sợ bỏ lỡ và tham vọng ở thung lũng Silicon: các bong bóng tài sản cũng hình thành 1 cách tương tự. Nó cũng hình thành và kết thúc đều tương tự nhau hết lần này đến lần khác. Trước khi giá cả tăng vọt, những tín đồ chân chính lẫn các nhà đầu tư thông minh ùa vào thị trường, bắt đầu đẩy giá cả và hồ sơ công khai của 1 khoản đ.ầu tư lên cao.
Đột nhiên, việc kiếm tiền trở nên cực kỳ dễ dàng. Bạn bắt đầu nghĩ rằng nếu không nhanh tay thì sẽ bỏ lỡ cơ hội làm giàu nhanh chóng. Khí giá cả tăng đến mức bất hợp lý, cách duy nhất để duy trì động lực của bong bóng là thu hút các nhà đầu tư thiếu thực tế nhảy vào cuộc cạ.nh tr.anh. Họ đều bị cảm giác FOMO khao khát và lò.ng tham dẫn dắt, nên tính khắt khe và lý trí cũng phải đầu hàng.
Khi đám đông bị FOMO ảnh hưởng nhảy vào, các nhà đầu tư thông minh (“dòng tiền thông minh”) trước đó đã mua sẽ bắt đầu bán ra, để lại thị trường cho bầy đàn bị dụ dỗ. Cuối cùng, bong bóng tài sản vỡ, người nào tỉnh táo hơn thì giành được ưu thế lớn, còn thị trường lại quay về thực tế.
Tuy nhiên, thi thoảng các nhà đầu tư thông minh bậc nhất vẫn dính bẫy. Như vụ công ty Theranos nổi tiếng đã lừa hết các nhà đầu tư trong nhiều năm trời. Các nhà đầu tư bị FOMO bầy đàn đặt niềm tin khi những người giàu có và nổi tiếng đều lên tiếng ủng hộ công ty và tin tưởng vào công nghệ đột phá của công ty này mà thiếu sự đánh giá kỹ càng.
Cho dù bạn không bị FOMO thì bạn cũng sẽ chịu nhiều sự chỉ trích phản đối. Như cách ngài Buffett gặp phải trong những năm 1997-2000 khi ngài từ chối đầu tư vào dot/com trong khi tất cả các nhà đầu tư khác lao vào, dù sau đó chứng minh ngài đúng nhưng trước đó nhiều năm ngài cũng bị chỉ trích rất nặng nề. Để vượt qua cảm giác FOMO, ta phải chấp nhận thực tế rằng ta sẽ bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời mà lẽ ra ta đã có.
7. Chiến lược chống lại FOBO
FOBO đã được dung dưỡng bởi tính ái kỷ, quá nhiều lựa chọn và việc không chịu bằng lòng với những gì mình có. FOBO đặc biệt ảnh hưởng trong lĩnh vực lao động việc làm nhờ sức mạnh từ internet thúc đẩy mạnh mẽ. Internet đã làm cho công việc thay đổi khi:
– Thúc đẩy con người lựa chọn các công việc tự do, bán thời gian, theo thời vụ 1 cách linh hoạt qua mạng internet
– Nó kết thúc xu hướng duy trì 1 công việc cả đời trước kia và chuyển sang vài trò tư vấn
– Nhiều công ty lớn cũng thay đổi từ tuyển dụng lao động tập trung sang mô hình tập trung vào lao động tự do nhằm lấp đầy khoảng trống trong đội ngũ nhân viên, thúc đẩy năng suất và tiếp cận nhân tài mà không cần phải cung cấp các gói phúc lợi tiêu chuẩn.
FOBO thường xuyên được sử dụng trong các lĩnh vực như luật và tài chính, nơi mà sự trì hoãn để đàm phán có thêm lợi ích luôn được áp dụng. Tuy nhiên, nếu FOBO trở thành 1 chiến lược trong hành xử của bạn trong cuộc sống thì nó sẽ hủy hoại các mối quan hệ của bạn.
Tập đoàn do dự
FOBO không chỉ ảnh hưởng tới bản thân con người, nó còn tác động trực tiếp, tiêu cực đến cách bạn điều hành hoạt động thường ngày của các tổ chức từ lớn đến nhỏ, bất kể là doanh nghiệp, tập đoàn hay tổ chức chính phủ. Nó là sát thủ hủy diệt năng suất và là kẻ thù của chiến lược thành công.
FOBO thật sự phá hoại các chiến lược vì nó đi ngược lại tất cả những thứ mà 1 chiến lược tốt cần đạt được. Nỗi sợ này phá hủy động lực và hạn chế hiệu quả của bạn bằng cách:
– Gây tê liệt phân tích
– Kìm hãm sự đổi mới bằng cách giữ nguyên hiện trạng
– Từ bỏ khả năng lãnh đạo vì sự trì trệ, tạo ra sự thiếu quyết đoán.
Sa vào bãi lầy của sự tê liệt phân tích: Bạn phải chấp nhận rằng mình không biết trước tương lai và tin tưởng vào quyết định của bản thân mình. Nếu không sẵn lò.ng đối m.ặt với nỗi thất vọng, hối tiếc, những cái giá đánh đổi tất yếu, hay thậm chí cả thất bại, bạn sẽ càng muốn lảng tránh việc đưa ra quyết định.
Bạn sẽ loại bỏ các rủi ro, tìm kiếm thêm các phương án thay thế khác, và dần dần càng làm ta trì hoãn việc ra quyết định hơn. Bạn sẽ tạo ra văn hóa chờ đợi, chờ bản báo cáo đánh giá tiếp theo, chờ đợi mọi thứ đều thuận lợi mới tiền hành,…
Sự tê liệt phân tích ngày càng cao hơn khi dữ liệu lớn ra đời và ta có quá nhiều tràn ngập thông tin phải xử lý, quá nhiều sự kiện ngẫu nhiên có thể cùng lúc xảy ra.
Tối ưu hóa thay vì đổi mới: Việc tối ưu hóa chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, nhưng nó không giúp ta trở nên vĩ đại. Như ta tối ưu hóa cắt giảm chi phí, tái cấu trúc, thay đổi quy trình hoạt động của doanh nghiệp…. nhưng nó không giúp ta thay đổi quyết định, quyết đoán hơn, hay phá bỏ lối mòn trước đó.
Nó khiến ta giậm ch.ân tại chỗ, và nhích từng bước nhỏ 1 trên con đường đi trong khi nhiều doanh nghiệp sáng tạo đổi mới đã đi được các bước dài cùng thời gian đó.
Bạn không thể đổi mới nếu bạn coi thế giới như 1 chiếc bánh có sẵn và mục tiêu duy nhất cũng có lẽ là bắt buộc đối với bạn là tối ưu hóa từng quyết định để đảm bảo bạn sẽ giành được miếng bánh to và ngon nhất. Các công ty phải tạo ra động lực, chấp nhận rủi ro nếu muốn sáng tạo, thử nghiệm những thứ mới và thậm chí có thể đón nhận thất bại.
Các công ty không có được điều này sẽ chìm đắm trong sự tê liệt về phân tích, phòng thủ và tập trung tối ưu hóa lợi ích. Tất cả đều tạo nên sự trì trệ và khiến việc kinh doanh quay lại lối mòn. FOBO là kẻ thù của lối tư duy kinh doanh.
Trong khi các tổ chức kỳ cựu tiến hành vô số các nghiên cứu, tổ chức hàng loạt cuộc họp tài chính lỗi thời và đưa ra không biết bao nhiêu kế hoạch tái cấu trúc hoặc tăng trưởng tiềm năng, thì các công ty khởi nghiệp từ từ tiến lên và chiếm lấy thị phần của họ. Họ hàng động nhanh chóng, quyết đoán. Họ tận dụng dữ liệu để tính toán rủi ro, thay vì đem ra xem xét trong các cuộc họp, tư vấn và cân nhắc.
Các công ty khởi nghiệp làm việc theo những khoảng thời gian ngắn và hoạt động với nguồn lực hạn chế, nên họ không có cả thời gian lẫn tiền của để vận hành theo bất kỳ cách nào khác. Họ phải hành động dứt khoát, bằng không cuộc chơi sẽ kết thúc.
Đổi quyền lãnh đạo lấy sự trì trệ
Các nhà lãnh đạo đều là đánh giá những thách thức trước mắt, xác định những điều mình biết và chưa biết, sau đó vạch ra kế hoạch hoạt động tương lai. Họ phải luôn quyết đoán, ngay cả khi đối mặt với sự bất ổn, rủi ro và khả năng bỏ lỡ 1 lựa chọn hay từ bỏ 1 cơ hội.
FOBO luôn là kẻ thù tiềm ẩn mạnh mẽ gây trở lại cho việc quyết đoán ra quyết định của các nhà lãnh đạo. Họ có thể bị mong muốn làm mọi thứ mâu thuẫn với nhu cầu bỏ ngỏ tất cả các lựa chọn.
Bạn bị giằng xé khi muốn theo hướng này, khi lại muốn theo hướng kia để có điều tốt hơn, nhưng lại không thể chọn được làm như thế nào. Kết quả là bạn bị mắc kẹt trong 1 cái vòng luẩn quẩn, bế tắc và dần kiệt sức. Đây là sự thất bại về khả năng lãnh đạo, tập trung và cam kết. Nó khiến bạn cảm thấy bất lực vì không thể ra quyết định.
III. Quyết đoán: lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại
8. Thoát khỏi nỗi sợ
Ta cần học cách để trở nên quyết đoán. Việc trở thành người ra quyết định 1 cách quyết đoán sẽ giúp ta giải quyết cả FOMO và FOBO. FOMO làm ta lo sợ bỏ lỡ 1 cái gì đó, trong khi FOBO là cuộc đấu tranh để vượt qua nỗi sợ ra quyết định.
Tính chần chừ, thiếu quyết đoán luôn là vấn đề lâu nay của cá nhân, doanh nghiệp, hay cả các quốc gia. Khi trở lên quyết đoán, bạn sẽ thoát khỏi sợ hãi mà bạn vẫn có lâu nay. Để làm được điều này:
– Lựa chọn những thứ bạn thật sự muốn: biết điều gì quan trọng đối với bạn, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các mục tiêu và sau đó thực hiện bằng những giải pháp khả thi giúp bạn đạt được chúng. Biết cái ta nên làm, thay vì nghĩ ngợi lung tung về những việc mình có thể làm, từ đó ra sẽ sống rất kiên định.
– Và loại bỏ những thứ còn lại: ta phải duy trì tinh thần cảnh giác với vô số yếu tố kích thích, những nguyên nhân gây xao nhãng, cùng các hành vi sẽ khiến bạn chán nản và mất đi sự kiên định. Sự xao nhãng thường xuyên đến với con người, và ta cần nỗ lực để tập trung vào những điều thật sự quan trọng nhất và bỏ qua mọi thứ khác.
Ta cần luyện tập, rèn luyện sự quyết đoán, vì đó là k.ẻ th.ù của nỗi sợ hãi và nó sẽ giúp ta dần thay đổi tránh được sự ảnh hưởng của FOMO và FOBO lên cuộc sống của mình.
9. Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt
Hàng ngày, cuộc sống của chúng ta bị bủa vây bởi có quá nhiều lựa chọn cho 1 vấn đề, ta cần phải có sự quyết đoán để loại bỏ những vấn để nhỏ lãng phí thời gian. Như cách 1 số người làm là mua những chiếc áo, quần, giày giống nhau để không m.ất thời gian lựa chọn hôm nay mặc gì.
Bạn có thể phân loại các công việc vào 3 nhóm quyết định: quyết định mang lại giá trị cao – các quyết định chiến lược ảnh hưởng lớn đến trung và dài hạn; quyết định mang lại giá trị thấp: các quyết định hàng ngày; và quyết định không mang lại giá trị gì như hôm nay mặc gì.
Với các quyết định không đem lại giá trị: hãy tiết kiệm thời gian tối đa và đừng lãng phí vào chúng. Sử dụng đồng hồ đo thời gian để giúp bạn loại bỏ các lãng phí không cần thiết này.
Với các quyết định mang lại giá trị thấp: hãy giao lại cho đồng đội của bạn, như giao quyền cho họ các công việc thường ngày dễ dàng hơn để họ thực hiện. Mạnh dạn trao quyền cho họ để họ làm việc thay cho bạn.
10. Những hành tinh FOMO
Khi rơi vào nỗi sợ bị bỏ lỡ, bạn đang làm chủ bản thân mình thì bị FOMO kích thích mạnh mẽ. Bạn nghe, đọc, nhìn hoặc nghĩ về thứ khiến bạn bị ám ảnh rằng mình đang bỏ lỡ nó. Sau đó nỗi lo lắng đột ngột tấn công bạn.
Khi ta chăm chăm vào những yếu tố kích thích FOMO thì ta đang vô thức làm giảm giá trị của tất cả những thứ mà ta đang có. Thay vì trân trọng những điều tốt đẹp mà mình đã làm, bạn lại quá để tâm vào những thứ còn thiếu sót.
Dựa trên hàng loạt quan niệm rất thiếu thực tế, FOMO khiến bạn cảm thấy bất mãn với cuộc sống của mình. Khoảng cách giữa những điều bạn có và những điều bạn muốn là nguyên nhân sinh ra sự tiêu cực, căng thẳng và bất hạnh.
Và bạn sẽ luôn phải chạy theo ham muốn ngày 1 lớn hơn được nuôi dưỡng bởi FOMO trong lòng bạn. Việc rơi vào cái bẫy này làm ta mất đi sự quyết đoán, ngay cả khi giải quyết các vấn đề nhỏ thông thường.
Để giải quyết FOMO, đầu tiên ta cần giải quyết sự thiếu liên kết giữa nhận thức và thực tế:
– FOMO khao khát được thúc đẩy bởi nhận thức, bị kích thích bởi sự bất cân xứng thông tin, là nỗi lo sợ rằng đang có 1 sự việc hoặc trải nghiệm nào đó là tốt hơn những gì bạn đang có;
– FOMO bầy đàn được nuôi dưỡng nhờ mong muốn hòa nhập và phải tham gia vào những sự kiện mà bạn cảm thấy mình đang bỏ lỡ.
Loại bỏ bất cân xứng thông tin trong FOMO khao khát
Các yếu tố kích thích FOMO có thể khác nhau, nhưng cảm xúc mà chúng khơi dậy luôn giống nhau. Đầu tiên, bạn nhìn thấy 1 việc cần phải thực hiện hoặc 1 thứ bạn muốn sở hữu.
Tiếp theo, bạn trải qua đủ mọi cảm giác, từ khao khát, hối tiếc, ghen tức, căng thẳng, thậm chí là thất bại khi bị FOMO khao khát tấn công.
Tuy nhiên, bạn nhiều khi không cảm nhận được thực sự mình bỏ lỡ cái gì, đó là sự khác biệt giữa mong muốn của bạn và thực tế đang xảy ra. Ta sẽ luôn phải chiến đấu với các FO.
FOMO thúc ép bạn đầu tư vào tất cả mọi thứ bạn bắt gặp và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình đang chạy theo 1 đàn linh dương đầu bò. FOBO thì ngăn cản bạn không cho bạn cam kết với bất cứ thứ gì, khiến bạn trở nên thụ động và mãi đứng bên lề.
Để vượt qua những lực cản này, các nhà đầu tư xuất sắc đã tuân thủ 1 quy trình rõ ràng, có thể nhân rộng, giúp họ tích lũy những kiến thức cần thiết để hành động 1 cách quyết đoán.
Vượt qua FOMO khi đưa ra những quyết định mang lại giá trị cao:
– Giữ lối tư duy mở: không mù quáng chạy theo bất cứ thứ gì khiến bạn cảm thấy FOMO
– Hiểu rõ trọng tâm: đặt ra những tiêu chí để xác định xem liệu cơ hội này có đáp ứng những mục tiêu của bạn hay không
– Căn cứ vào sự thật chứ không phải cảm xúc: thu thập đủ dữ liệu trước khi đưa ra 1 quyết định
– Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn: đừng đưa ra quyết định 1 cách mơ hồ. Hãy hỏi ý kiến những người xung quanh và có thể hỏi cả những người không nằm trong phạm vi quan hệ của bạn để có thêm thông tin và lời khuyên
Quy trình loại bỏ FOMO:
– Xây dựng câu hỏi: làm rõ những phương án hoặc cơ hội đang gây ra cho bạn cảm giác sợ bỏ lỡ
– Xác định tiêu chí để đưa ra quyết định: ta cần có các tham số để xác định xem liệu 1 cơ hội nào đó có đáp ứng tiêu chuẩn của bạn hay không:
Liệu mình có thể chứng minh lựa chọn này là đúng hay không?
Liệu mình có đủ khả năng thực hiện việc này hay không?
Liệu mình có thể lựa chọn điều này mà không phải hy sinh các mục tiêu quan trọng hơn không?
Liệu mình có thể thấy được lợi ích đầu tư rõ ràng nếu lựa chọn phương án này hay không?
Liệu cơ hội này có khả thi với mình không?
– Thu thập dữ liệu: ta loại bỏ cảm xúc khỏi quá trình cân nhắc, dựa trên dữ liệu và phân tích cơ hội
– Viết ra giấy
– Đánh giá sơ bộ
11. Hành động thay vì bảo toàn giá trị lựa chọn
FOBO được xác định bởi 2 động lực riêng biệt nhưng vô cùng mạnh mẽ là:
– Chờ đợi 1 điều khác tốt hơn
– Bảo toàn giá trị lựa chọn
Để chống lại 2 áp lực kép này khi đưa ra những quyết định mang đến giá trị cao, bạn cần xem lại cách mình đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống. Sau đó xây dựng 1 phương pháp mới để quyết định khôn Ngoan hơn. Quá trình chống lại FOBO thiên về việc kiểm soát ra quyết định hơn là việc đạt được mục tiêu cuối cùng.
Vượt qua FOBO khi đưa ra những quyết định mang lại giá trị cao:
– Giữ lối tư duy mở
– Hiểu rõ trọng tâm
– Căn cứ vào sự thật chứ không phải cảm xúc
– Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn
– Tôn trọng phương án tốt nhất, không phải bỏ đi lựa chọn tồi tệ nhất.
Quá trình loại bỏ FOBO:
– Xây dựng câu hỏi
– Xác lập tiêu chí để đưa ra quyết định
– Thu thập dữ liệu
– Lựa chọn ứng viên sáng giá đầu tiên
– Loại bỏ những lựa chọn kém hơn 1 cách có hệ thống
– Viết ra giấy
12. Bỏ qua những thứ còn lại
Ngay cả khi ta đã quyết định lựa chọn 1 thứ, ta vẫn phải liên tục đối mặt với vô vàn sự xao nhãng đến từ bên ngoài nhằm thuyết phục ta thay đổi quyết định của bản thân trước đó.Có 2 cách giúp bạn đạt được thành công bằng cách tránh các tác động bên ngoài:
– Thực hiện các thay đổi dễ quản lý về mặt hành vi: bạn sẽ loại bỏ các trở ngại thường ngày đang ngăn cản bạn thật sự quyết tâm thực hiện quyết định đã đề ra. Bạn sẽ phải kiểm soát thói quen truy cập thông tin liên tục, quá nhiều lựa chọn ái kỷ,… có thể khiến bạn lạc lối.
– Tận dụng công nghệ: Ta có thể phải loại bỏ hay giảm tần suất tiếp xúc với tất cả tác nhân công nghệ gây ra sự mất tập trung cho chúng ta.
Công nghệ đã làm con người bị thúc đẩy mạnh mẽ FOMO và FOBO, nó cũng thường được xây dựng dựa trên nền tảng gây nghiện để giữ ch.ân người dùng ở trong nền tảng càng lâu càng tốt. Kỹ thuật để chế ngự các FO đơn giản nhất là Thiền.
IV. Điều khiển FOMO và FOBO theo hướng có lợi cho bạn
13. Đa nhiệm nhưng không ôm đồm
Là người ra quyết định kiên định, nhưng bạn vẫn cần nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm lại để tránh những sai lầm đã gặp trong quá khứ. Các con đường mà bạn đã bỏ qua trước đó. Để tận dụng FOMO và biến nó thành động cơ tích cực tùy thuộc và cách bạn quyết định hành động.
Dù có đang khám phá những cuộc phiêu lưu mới, ta cũng không thể ôm đồm tất cả. Thay vào đó, ta có thể đa nhiệm trong từng khoảng thời gian nhất định. Mặc dù internet giúp người ta khởi nghiệp 1 cách dễ dàng và cổ vũ các loại hình khởi nghiệp trên mạng, nhưng thành công thật sự không nhiều.
Có 1 cách khác để khởi nghiệp khá hiệu quả là chế độ 10%. Bạn dành 10% thời gian, tiền bạc để tham gia vào 1 hay 1 vài dự án khởi nghiệp nào đó trong lúc vẫn duy trì 90% thời gian ở nơi làm hiện tại.
Các doanh nhân bán thời gian này là bước đệm khi bạn chưa dám thực sự ra làm chủ độc lập hoàn toàn. Các công ty lớn cũng thường xuyên khuyến khích nhân viên thực hiện các dự án ưa thích như là các dự án khởi nghiệp phụ nằm trong công ty.
Tuy nhiên, thường các dự án này kém thành công do bộ máy cồng kềnh của các công ty lớn và sự quan liêu của nó can thiệp vào môi trường khởi nghiệp của các dự án nhỏ.
Kinh doanh và hoạt động bán thời gian là phương pháp tuyệt vời giúp bạn khám phá mục tiêu nghề nghiệp hoặc mục tiêu cá nhân nhằm đánh bại FOMO, nhưng bạn cũng có thể áp dụng tư duy này trong nhiều mục đích khác nữa trong cuộc sống của mình.
14. Trò chơi của những nỗi sợ:
Đương đầu với FOMO và FOBO ở những người khác
1 số người đã áp dụng chiến thuật hạn chế các lựa chọn để loại bỏ FOBO và giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát hơn. Hoặc họ sử dụng FOMO để chống lại FOBO, những thế hệ trẻ (millennials) chính là những người bị FOBO kiểm soát mạnh mẽ nhất.
FOMO và FOBO đang hiện diện mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ. Trong 1 cuộc thương lượng, khi quyền lực, danh tiếng và cái tôi bị đe dọa, bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để nhìn thấy mọi người thể hiện tính vị kỷ 1 cách rõ ràng nhất.
Khi các doanh nhân tìm kiếm vốn, họ sẽ trình bày ý tưởng, vẽ ra 1 tương lai tương sáng. Trong khi các nhà đầu tư thì nếu cảm thấy hấp dẫn thật sự thì sẽ bị FOMO ảnh hưởng để được tham gia vào vòng gọi vốn đó.
Các doanh nhân thường sử dụng những công cụ giống nhau như: bằng chứng xã hội, giá trị khan hiếm và l.òng tham để lôi kéo đám đông, giống như Elizabeth Holmes đã làm ở Theranos.
Trái lại, khi thấy vô vàn cơ hội rót vốn, nhiệm vụ của các nhà đầu tư là nỗ lực tiết kiệm tiền để dành cho công ty nào có triển vọng nhất. nếu lĩnh vực nào họ cũng tham gia đầu tư, thì chắc mấy chốc họ sẽ tiêu hết vốn và bị loại khỏi cuộc chơi khi các công ty này thất bại.
Vì vậy, các nhà đầu tư thường thu thập rất nhiều thông tin, thường kiềm chế FOBO bằng cách sẽ xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu hỏi được. Họ sẽ luôn kéo dài đàm phán để có được điều kiện tốt nhất, họ sẽ duy trì nó để có thể bảo toàn giá trị lựa chọn của mình.
FOMO trong thị trường tài chính lại là thứ mà bạn có thể tận dụng được nó tốt nhất nếu thật sự hiểu nó. Khi bạn nhận ra số đông đang chạy theo 1 khoản đầu tư vô nghĩa nào đó, bạn không cần phải ngồi ngoài cuộc và lắc đầu với nó, bạn có thể hành động theo hướng khác.
Các nhà đầu tư lớn thường thành công nhờ đi ngược lại đám đông chạy theo bầy đàn. Như họ phát hiện ra tài sản bị thổi phồng giá quá cao và đi bán khống nó, nhưng bạn cần biết rõ mình đang làm gì nếu không sẽ bị đám đông đè bẹp.
Việc can thiệp vào FOMO của người khác hay không do bạn quyết định, nhưng giải quyết FOBO lại là vấn đề của bạn. Sự do dự chần chừ và tính cầu toàn của 1 người có thể khiến tất cả những người xung quanh họ, trong đó có cả bạn, phải chịu thiệt hại.
Dù cái giá phải trả là thời gian, tiền bạc hay niềm tin đi chăng nữa, bạn cũng đừng bao giờ dính vào 1 người thiếu quyết đoán. Cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn phải mất thời gian quan tâm tới thái độ sống của người khác.
– Thứ nhất, ta có thể cắt đứt hoàn toàn mọi thương lượng với họ, những người bị FOBO cih phối không đáng tin cậy, họ làm cho cuộc sống của bạn khó khăn hơn.
– Thứ 2, nếu không thể cắt đứt vì 1 số lý do nào đó. Bạn sẽ phải cảm hóa họ để làm cho họ thay đổi chống lại được FOBO mà họ mang trong mình. Bạn cần có hành động rõ ràng, không để cho họ có quá nhiều lựa chọn rồi phân vân không chọn nổi 1 điều gì.
Việc bị FOMO hay FOBO chi phối nghĩa là ta đang có nhiều sự lựa chọn. Mặc dù chúng có thể khiến ta căng thẳng hoặc mơ hồ, nhưng chúng vẫn là lựa chọn, bất kể bạn loại bỏ chúng như thế nào. Khi bạn có nhiều lựa chọn, bạn đã hơn hẳn những người khác vì họ không có lựa chọn nào khác.
Bạn là người quyết định số phận của mình, biến những ước mơ và khao khát của bản thân trở thành hiện thực. Bạn có thể không có mọi thứ bạn muốn, nhưng bạn có thể thử làm điều đó, hãy tận dụng nó.
Theo nguyenminhhanh
Xem thêm bài liên quan
- Hiệu ứng “Bẫy tâm lý FOMO”: Tuyệt chiêu giúp bứt phá doanh số, áp dụng cho mọi ngành nghề kinh doanh
- Hiệu ứng FOMO trong kinh doanh, làm giàu: “Lòng tham” khiến bạn mải chạy theo đám đông và rồi mất hết!
- 5 chiến lược định giá sản phẩm, dịch vụ kinh điển trong kinh doanh, ai làm ăn lĩnh vực gì cũng đều phải biết