Bằng cách tối giản hóa mọi việc chỉ còn 30% những gì tốt nhất, thiên tài Steve Jobs đã vực dậy Apple ở thời điểm đen tối, đưa nó lên đỉnh vinh quang một lần nữa.
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rằng bản thân lúc nào cũng bận rộn, không khi nào có thể rời bỏ điện thoại hay laptop. Chúng ta luôn có dự định làm một việc nào đó, nhưng rồi đành ngậm ngùi gạt nó đi vì cảm thấy quá bận rộn. Chắc hẳn chúng ta từng ít nhất một lần nói rằng: “Tôi không có thời gian bây giờ, tôi không biết mình đang làm gì với cuộc sống của mình…”.
Nếu lên kế hoạch cho một ngày của bạn không phải là thế mạnh, thì kinh nghiệm quý báu của Steve Jobs sẽ giúp bạn rất nhiều. Steve Jobs từng rời khỏi Apple, rồi quay trở lại trong chính thời điểm đen tối nhất của tập đoàn và thay đổi hoàn toàn bộ mặt Apple với chủ nghĩa tối giản.
Quy tắc 30% của Steve Jobs
Vào năm 1997, Apple đang đứng trên bờ vực thẳm, khi loạt sản phẩm mới của họ đang đi ngược lại với triết lý cốt lõi đơn giản. Sự ra mắt của loạt mẫu Macintosh như Quadra, Centris và Performa được coi là “một trong những chiến dịch quản lý tồi tệ nhất”, doanh thu gần như thấp nhất kể từ năm 1990.
Trong nỗ lực đưa Apple quay trở lại thời đỉnh cao, Apple đã quyết định mua là start-up NEXT. Tất nhiên, đi kèm đó là một người không hề xa lạ – Steve Jobs. Cuối cùng, hội đồng quản trị đã chọn Jobs trở thành CEO của công ty.
Ngay sau khi làm CEO, Steve Jobs đã áp dụng quy tắc 30% để đưa công ty quay trở lại sự đơn giản. Ông nói: “Chúng tôi đã xem xét lộ trình sản phẩm trong tương lai. Những gì chúng nhận thấy là 30% các sản phẩm cực kỳ tốt và khoảng 70% còn lại khá tốt hoặc là những việc chúng tôi không thật sự cần thực hiện”.
Và rồi, iPod và iPhone ra đời, là những sản phẩm thành công bậc nhất giúp đưa Apple trở thành “ông lớn” công nghệ như hiện nay. iPod 5G là một “cuộc cách mạng” về MP3 khi có thể “1.000 bài hát trong túi của bạn”. Không cần phải nói nhiều về iPhone, đó chắc chắn là sản phẩm thành công nhất.Quảng cáo
Jobs không thể dự đoán sự thành công của sản phẩm này, nhưng việc đưa Apple về lại với những giá trị ban đầu đã tạo nên sự thành công. Vị tỷ phú nào đã tập trung tất cả nguồn lực của Apple để gắn kết những kỹ sư, nhà thiết kế tạo nên 30% sản phẩm xuất sắc.
Tập trung nhiều hơn vào 30% “cực kỳ tốt”
Có thể cách tiếp cận của Steve Jobs hơi vĩ mô, nhưng ta hoàn toàn có thể áp dụng nó vào cuộc sống. Hầu hết chúng ta đều có dự án, kế hoạch chiếm phần lớn thời gian nhưng đem lại kết quả ít; những mối quan hệ khiến ta bỏ ra nhiều hơn là có thể nhận lại. Điều khiến những người như Steve Jobs có thể thành công là họ sẵn sàng loại bỏ những điều “chưa đủ tốt” ra khỏi cuộc sống.
Henry David Thoreau từng nói: “Khi bạn đơn giản hóa cuộc sống của mình, các quy luật của vũ trụ sẽ càng đơn giản hơn nữa, sự đơn độc sẽ không còn đơn độc, nghèo đói không phải nghèo đói, và sự yếu đuối cũng vậy”. Hãy tự hỏi bản thân và xác định xem đâu là 30% những điều “cực kỳ tốt” trong cuộc sống: “Nếu bạn phải kết thúc 70% mối quan hệ của mình, thì chúng là gì? Nếu bạn phải cắt giảm 70% dự định trong tương lai gần, thì bạn sẽ chọn cái nào? Nếu bạn phải cắt giảm 70% thời gian, bạn sẽ làm gì?
Chủ nghĩa tối giản bắt đầu bằng sự loại bỏ. Một khi bạn bỏ đi những gì khiến bạn chậm lại, bạn có thể thay thế nó bằng những thứ thực sự khiến bạn phát triển. Thế nhưng, liệu bạn có dám bỏ đi những thứ “chưa đủ tốt” không, bao gồm cả những thứ đã gắn bó với bạn từ thời thơ ấu?
Xem thêm bài liên quan
- Huyền thoại thiết kế của Apple – Jonathan Ive: “Thật ra 10 năm nay tôi toàn ngồi chơi vì tất cả các mẫu iphone đều do cộng đồng mạng tự thiết kế”
- Không bằng cấp, “Phù thủy công nghệ” Steve Jobs vẫn dạy ta 10 bài học Marketing kinh điển trường tồn với thời gian
- “Steve Jobs Trung Quốc” Lôi Quân thừa nhận: Apple là “chuẩn mực” cho Xiaomi noi theo và sẽ “đánh bại”