CEO Lôi Quân (Lei Jun) của Xiaomi thừa nhận Apple là “tấm gương sáng” để cho hãng công nghệ Trung Quốc này học hỏi và noi theo.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi vừa công bố dòng flagship mới – Xiaomi 13. Tại sự kiện này, người sáng lập Lôi Quân (Lei Jun) đã cam kết sẽ “dũng cảm và quyết tâm” để tiếp tục cuộc chiến cạnh tranh iPhone mới của Apple.
Xiaomi 13 và Xiaomi 13 Pro mới, có giá lần lượt là 3.999 NDT (tương đương 13,5 triệu đồng) và 4.999 NDT (khoảng 17 triệu đồng), được trang bị bộ xử lý di động Snapdragon 8 Gen 2 mới nhất do Qualcomm sản xuất. Những thiết bị mới này có giá rẻ hơn một chút so với iPhone 14 và iPhone 14 Plus từ nhà Apple.
Lôi Quân cho biết tại buổi lễ ra mắt rằng Xiaomi vẫn coi iPhone của Apple là đối thủ cạnh tranh chính, là chuẩn mực noi theo. “Đó là điểm khởi đầu, từ đó có thể vượt iPhone trong tương lai. Bất kể đó là phần mềm hay phần cứng, chúng tôi đều coi iPhone là chuẩn mực.”
Xiaomi mong mỏi các sản phẩm mới sẽ tăng doanh số, sau khi nhận thấy doanh thu quý 3 giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 70,47 tỷ NDT, trong khi lợi nhuận ròng giảm 59% xuống 2,12 tỷ NDT.
Giống như nhiều thương hiệu smartphone Trung Quốc khác, Xiaomi phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip của Mỹ để cải thiện hiệu năng thiết bị. Bộ xử lý hàng đầu 4nm mới nhất của Qualcomm cải thiện hiệu năng tổng thể 37%, trong khi giảm mức tiêu thụ điện năng tới 47%.
Các smartphone cao cấp mới của Xiaomi xuất hiện trong bối cảnh những nhà phân tích đánh giá tác động tiềm ẩn từ các hạn chế thương mại mới nhất của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, vốn ngăn chặn việc bán cả chip tiên tiến có sẵn và một số công cụ sản xuất chip nhất định cho những công ty có trụ sở tại đại lục.
Chủ tịch Xiaomi Wang Xiang cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý 3 diễn ra hồi tháng trước, các biện pháp kiểm soát chip mới nhất của Mỹ không ảnh hưởng đến công ty. Họ đang tập trung giảm lượng hàng tồn kho cao trong quý hiện tại để trở lại mức chấp nhận được trong quý đầu năm sau.
Xiaomi đã xuất xưởng 9 triệu chiếc smartphone trong quý 3, chiếm 13% thị phần tại Trung Quốc đại lục. Dữ liệu của Canalys cho thấy Xiaomi xếp thứ 5 tại quốc gia này sau Vivo, Oppo, Honor và Apple.
Trong sự kiện ngày 11/12, Xiaomi cũng đã giới thiệu sản phẩm đồng hồ thông minh Watch S2 và tai nghe không dây Buds 4.
Trước sự kiện trên, Xiaomi đã có mất mát lớn về nhân sự khi Raghu Reddy – người đứng đầu bộ phận kinh doanh của hãng tại Ấn Độ từ chức. Việc này xảy ra trong bối cảnh Xiaomi phải đối mặt với áp lực pháp lý và sự giám sát chặt chẽ của chính phủ Ấn Độ.
Ông Reddy là một trong những gương mặt nổi bật của Xiaomi, người có công lớn đưa hãng vươn lên dẫn đầu thị trường smartphone và smart TV tại thị trường Ấn Độ.
Ông gia nhập công ty từ năm 2016 với tư cách là người đứng đầu bộ phận bán hàng trực tuyến ở Ấn Độ. Năm 2020, ông được bổ nhiệm làm giám đốc kinh doanh.
Lei Jun – Người được mệnh danh “Steve Jobs Trung Quốc” là ai?
Chỉ trong vòng 7 năm, Lei Jun (Lôi Quân) đã đưa tập đoàn công nghệ Xiaomi trở thành một trong bốn hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, trực tiếp cạnh tranh với Apple và Samsung. Vậy Lei Jun là ai? Hôm nay hãy cùng 24h công nghệ tìm hiểu nha.
Lei Jun (hay còn gọi là Lôi Quân) sinh ngày 16/12/1969 tại Hồ Bắc, Trung Quốc. Ông là nhà sáng lập kiêm CEO của hãng Xiaomi, thành công khi đưa thương hiệu điện thoại Trung Quốc ra thế giới.
Lei Jun được biết đến là người có lối sống và phong cách ăn mặc tối giản. Ông luôn mặc quần jean, áo phông đen giản dị trong những buổi ra mắt sản phẩm và say sưa nói về chi tiết của sản phẩm. Hình ảnh này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người liên tưởng đến Steve Jobs, vị CEO quá cố của Apple.
Từ những ngày đầu khi còn là sinh viên ngành Khoa học máy tính của trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Ông đã tình cờ đọc được cuốn sách về Steve Jobs và ngành công nghiệp máy tính.
Chính cuốn sách này đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho ông theo đuổi ước mơ tạo ra một công ty toàn cầu giống Apple.
Lei Jun chỉ mất 2 năm để hoàn thành xong chương trình đại học với vị trí thứ 6/100 sinh viên toàn khóa. Năm 1992, Lei Jun đã tham gia vào Kingsoft, một công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc. Lei Jun được bổ nhiệm vị trí CEO của Kingsoft chỉ sau 5 năm làm việc vì đã có công lớn trong việc đẩy mạnh doanh thu công ty.
Cũng trong thời gian này, Lei Jun đã có những bước khởi nghiệp đầu tiên với dự án Joyo.com – một nền tảng bán sách trực tuyến. Chỉ trong vòng 4 năm, startup này chính thức được Amazon mua lại với mức giá lên đến 75 triệu USD ( 1.71 nghìn tỷ VND). Đồng thời, ông cũng rót vốn vào hơn 70 dự án khởi nghiệp khác và thu về hàng chục triệu USD.
Năm 2010, Lei Jun đã thành lập công ty công nghệ Xiaomi cùng 7 kỹ sư là các chuyên gia từng làm việc tại nhiều công ty công nghệ hàng đầu như: Google, Motorola, Kingsoft.
Đồng thời Xiaomi đã kêu gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư Yunfeng Capital Management với số tiền lên đến 1 tỷ USD.
Từ đó, Xiaomi bắt đầu sản xuất smartphone với các thông số kỹ thuật tốt cùng mẫu mã đẹp như các hãng nổi tiếng nhưng giá bán rẻ hơn một nửa.
Lei Jun đã sử dụng chiến lược bán phần cứng với giá thấp nhưng kiếm tiền bằng các dịch vụ đi kèm như trình duyệt, xem video hay các dịch vụ trực tuyến.
Năm 2011, Xiaomi ra mắt chiếc smartphone đầu tiên của mình. Chỉ sau 34 giờ, công ty đã nhận được đến hơn 300.000 đơn đặt hàng. Thừa thắng xông lên, chưa đến một năm sau khi ra mắt, hãng đã bán được hơn 3 triệu chiếc Mi-Ones.
Với sự lãnh đạo tài tình của Lei Jun, Xiaomi đã có tốc độ tăng trưởng mà theo hãng nghiên cứu Strategy Analytics là nhanh đến mức có thể vượt mặt cả OPPO, Huawei và Apple để trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung.
Theo Forbes, tính đến hết năm 2021, Lei Jun hiện tại đang sở hữu khối tài sản ròng lên đến 23 tỷ USD và nắm giữ 77.8% cổ phần của tập đoàn Xiaomi.
Trong việc bán điện thoại thông minh Xiaomi, Xiaomi sử dụng một chiến thuật rất khác với các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác như Samsung và Apple.
Lei Jun, Xiaomi Giám đốc điều hành, cho biết giá của công ty điện thoại gần như hóa đơn của vật giá, mà không ảnh hưởng đến chất lượng thành phần và hiệu suất so với điện thoại thông minh cao cấp khác.
Nó cũng thu lợi nhuận bằng cách bán các thiết bị điện thoại liên quan đến ngoại vi, sản phẩm nhà thông minh, ứng dụng, video trực tuyến và chủ đề.
Theo Hugo Barra, Xiaomi vào cuối năm 2014, công ty nhận thấy doanh số bán phần cứng như là một phương tiện cung cấp phần mềm và dịch vụ trong thời gian dài, “Chúng tôi là một công ty Internet và một công ty phần mềm nhiều hơn… một công ty phần cứng.”
Tuy nhiên, dữ liệu tài chính sẵn có vào thời điểm đó chỉ ra rằng đây là một trong hai mơ tưởng hoặc kế hoạch cho tương lai xa: 94% doanh thu của công ty đến từ doanh số bán điện thoại di động, một tỷ lệ cao hơn cả Apple.
Để giảm chi phí trên không, Xiaomi không sở hữu bất kỳ cửa hàng vật lý, bán độc quyền từ cửa hàng trực tuyến của nó. Nó cũng đã bỏ đi với quảng cáo truyền thống và dựa trên các dịch vụ mạng xã hội và phương thức truyền miệng (word-of-mouth) để công bố sản phẩm của mình.
Theo SCMP/Vnreview
Xem thêm bài liên quan
- Huyền thoại thiết kế của Apple – Jonathan Ive: “Thật ra 10 năm nay tôi toàn ngồi chơi vì tất cả các mẫu iphone đều do cộng đồng mạng tự thiết kế”
- Chặng đường đắng cay, ngọt bùi của Apple và Steve Jobs: Không vinh quang nào trải đầy hoa hồng
- Chỉ bằng vài chữ ngắn ngủi, Steve Jobs đưa ra quyết định sinh mệnh của Apple