Bản lĩnh của những người thành công, không chỉ tới từ thực lực của họ, mà còn tới từ cách mà họ sử dụng nhân tài, cách họ khiến người khác làm việc cho mình. Bạn có thể dùng được bao nhiêu nhân tài, bạn sẽ có được thành tựu lớn bấy nhiêu. Tầm nhìn của bạn xa bao nhiêu, bạn sẽ có được bấy nhiêu nhân tài.
Nhân tài, không phải là sở hữu bao nhiêu, mà quan trọng là có biết dùng hay không! Không ai mãi mãi đứng thứ nhất cả, phương pháp duy nhất để luôn duy trì vị trí đứng đầu chính là: luôn dùng những người đứng đầu.
Nếu đã là người đứng đầu, tài năng của bạn ắt không thể vượt qua được họ, cách để họ phục vụ cho mình, chính là tầm nhìn của bạn.
I. Thế nào là tầm nhìn?
Lấy một ví dụ.
Anh V. khởi nghiệp 20 năm, công ty cũng gọi là có tiếng, nhưng cả ngày anh đều bận tối tăm mặt mũi, dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm “chinh chiến”, anh V. có thể được xem là một kiểu nhân tài toàn diện: không chỉ biết kinh doanh, còn cả khâu sản xuất, tài vụ, hành chính cũng hiểu biết không kém.
Một người toàn diện như vậy, vì sao lại mệt? Bởi vì trong mắt anh ta, không có một nhân viên nào là đủ tiêu chuẩn cả, làm gì cũng không bằng mình làm, vì vậy việc gì mình cũng phải nhúng tay vào.
Phàm là những bộ phận mà anh V. có nhúng tay vào, đó đều là những bộ phận ưu tú nhất cả công ty, nhưng một khi anh bỏ bê bộ phận nào, là bộ phận đó y như rằng trong vòng 3 tháng sẽ tụt hạng xuống không phanh. Lâu dần, Anh V. trở thành người không thể nhàn rỗi, cấp dưới cũng không thể tin tưởng được ai. Người tài cũng biến thành người thường.
Cũng như vậy, ông chủ L., cũng cùng khởi nghiệp được 20 năm, cùng một ngành, nhưng quy mô công ty của ông chủ L. lại lớn hơn rất nhiều công ty của V. Khác biệt lớn nhất giữa hai công ty này nằm ở đâu? Đáp án là nhân tài.
Dưới quyền của ông chủ V. không có tướng tài, việc gì cũng đến tay mình, trong khi ông chủ L. lại sở hữu 9 cánh tay tâm đắc, các quản lý này đều là những người tài giỏi ở mỗi một lĩnh vực, đi theo ông chủ nhiều năm, lập được nhiều công lao cho công ty, tới tận bây giờ vẫn đang làm cho công ty của ông chủ L.
Cứ nhìn vào hai kiểu ông chủ này, bạn sẽ phát hiện ra: nhân tài chỉ là khác biệt bề nổi, đằng sau đó là sự khác biệt về tầm nhìn giữa hai người.
Thế nào là tầm nhìn? Tầm nhìn chính là khả năng dùng người và đồng thời cũng là bản lĩnh làm nên việc lớn của một người.
Một người có tầm nhìn hạn hẹp, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ không có được sự trợ giúp đắc lực tới từ đồng nghiệp, còn nếu đó là một ông chủ, thì họ sẽ không có được sự trợ giúp tới từ nhân tài, rất khó có thể vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực cạnh tranh của mình. Thế giới rộng lớn như vậy, nhân tài mọc lên như nấm, và chẳng ai có thể ở vị trí số 1 mãi mãi.
Trong khi người có tầm nhìn, có lại hoàn toàn có thể “sở hữu” nhân tài, bản lĩnh trong thiên hạ đều được dùng để làm việc cho họ. Điều này nói lên một điều rằng tầm nhìn chính là một loại bản lĩnh, tầm nhìn càng lớn, bản lĩnh càng lớn, sự nghiệp càng to.
II. Vậy làm thế nào để nâng cao tầm nhìn?
1. Giúp người là giúp mình, chia sẻ lợi ích, có phúc cùng hưởng
Ở nơi làm việc, nếu không biết chia sẻ lợi ích, có vẽ ra chiếc bánh lớn tới đâu cũng sẽ chỉ là vô ích.
Thực ra, tầm nhìn của một người trước hết được thể hiện thông qua thái độ với lợi ích của họ, đối mặt với lợi ích, họ sẽ thông qua phương pháp “có lợi cho người khác” để hiện thực hóa mục tiêu của mình hay sẽ thông qua phương pháp “làm tổn hại lợi ích của người khác” để đạt được lợi ích cho riêng mình?
Hai lựa chọn khác nhau này, thực ra là hai kiểu giá trị quan, và cũng là hai logic công việc khác nhau.
Thông qua thành toàn cho người khác, thỏa mãn mong muốn của người khác để hiện thực hóa mục tiêu của mình, cái này gọi là “giúp người là giúp mình”, cũng là một kiểu trí tuệ trong đối nhân xử thế trong cả công việc và cuộc sống.
Ngược lại, đạt được lợi ích thông qua việc làm tổn hại tới người khác, dù có thành công thì lợi ích cũng chỉ là nhất thời, và đó không gọi là trí tuệ, mà gọi là lanh vặt.
2. Học cách chịu thiệt, tin tưởng người khác
Vì sao lại có nhiều người thật thà phải chịu thiệt thòi tới như vậy? Đó là bởi vì những người thật thà này, họ gặp phải những người không muốn chịu thiệt thòi. Thông thường mà nói, nếu một người thật thà gặp được một người thật thà khác, hai bên sẽ không chịu thiệt thòi gì.
Biết chịu thiệt là phúc! Các cụ bảo rồi: ai cũng có như cầu, có khát khao, muốn được nhiều hơn, mình chịu thiệt, nghĩa là đang cho người khác phần hơn, nghĩa là đang thỏa mãn khát vọng của anh ta. Mà như đã nói ở trên thì đó chính là trí tuệ.
Vì sao có nhiều người tài không gặp thời tới như vậy? Đó là bởi vì những người tài giỏi đó không được tin tưởng, vì vậy mà tài năng không có đất dụng võ. Giới quản lý có một quan niệm phổ biến như này: “Không phải “đồng bọn” của tôi, ắt không chung lý tưởng với tôi”, câu nói này cho thấy sự khó khăn trong việc tạo lập mối quan hệ tin tưởng với nhau.
Đặc biệt là đối với những người muốn làm ông chủ, muốn nên được nghiệp lớn, nếu không thể tin tưởng người khác, sự nghiệp sẽ khó mà có thể mở rộng. Một người có thể đi nhanh hơn, nhưng cả một nhóm người đi sẽ được xa và ổn định hơn. Nếu không có sự tin tưởng thì lấy đâu ra cái gọi là “anh em chung chí hướng”!
3. Bao dung cho sai lầm
Một người bạn từng nói với tôi một câu thế này: “Bất kể có thông minh hay nỗ lực tới đâu, dù 9 việc trước đó hoàn thành rất xuất sắc, nhưng chỉ cần chuyện thứ 10 làm sai thôi, ông chủ lập tức sẽ phủ nhận tất cả những gì trước đó của cậu.”
Một người có tầm nhìn, không chỉ đơn giản là thưởng khích lệ cho người khác khi họ làm đúng, mà quan trọng hơn là biết bao dung cho lỗi lầm của họ. Con người không ai là hoàn hảo cả, có ưu tú tới đâu cũng sẽ có lúc phạm phải sai lầm, nếu không có một trái tim bao dung, rất khó có được lòng của người tài.
Bao dung, dám chịu tổn thất cho sai lầm của người khác, trông thì có vẻ như là một cuộc làm ăn lỗ, nhưng thực ra là đang mưu nhỏ lấy lớn, bởi lẽ, cái mà bạn có lại được, là sự trung thành của người khác.
Người biết cách lấy lòng người, là người thu nạp được mọi anh hùng trong thiên hạ.
Bản lĩnh của một người, không chỉ tới từ thực lực của họ, mà còn tới từ cách mà họ sử dụng nhân tài, cách họ khiến người khác làm việc cho mình.
Bạn có thể dùng được bao nhiêu nhân tài, bạn sẽ có được thành tựu lớn bấy nhiêu.
Tầm nhìn của bạn xa bao nhiêu, bạn sẽ có được bấy nhiêu nhân tài.
Theo Alexx
Xem thêm bài liên quan
- Bài học dùng người “bất bại” từ Lưu Bang cho tới Jack Ma, Nhậm Chính Phi, Tim Cook: Muốn đi đường dài, nhất định phải bồi dưỡng 2 kiểu nhân tài này!
- Sếp công ty công nghệ bật mí về hệ thống chấm “điểm cầu tiến” đổi ra ngày phép, phần thưởng cho nhân viên để hướng tới mục tiêu 10 000 nhân sự
- Công thức “Bất khả chiến bại” giúp nhà lãnh đạo tuyển chọn nhân tài: Đam mê + Tài năng + Nỗ lực = Chuyên gia