“Đào tạo nhân sự đủ tốt, họ vẫn có thể rời bỏ công ty. Đối xử với họ đủ tốt, họ sẽ ở lại và không muốn rời bỏ công ty nữa. Hãy quan tâm đến nhân viên và họ sẽ quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Đơn giản vậy thôi!”, triết lý quản lý nhân sự của tỷ phú Richard Branson, người sáng lập của Tập đoàn Virgin, bao gồm hơn 400 công ty áp dụng.
Trong quản lý doanh nghiệp, việc nâng cao trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên là vấn đề mà các nhà lãnh đạo luôn quan tâm. Thực chất, muốn nhân viên tốt thì nhà lãnh đạo phải tự hoàn thiện mình.
Xin hãy ghi nhớ rằng “Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm”. Thật đáng tiếc vì không phải ai cũng biết cách trở thành một người sếp tốt, có thể khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên.
Tại sao nói “Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm”?
Theo khảo sát tại một doanh nghiệp:
– 55% nhân viên cho biết họ muốn làm việc cho một công ty mà ban lãnh đạo hiểu rõ nhu cầu của họ.
– 25% nói rằng họ sẽ muốn làm việc tại môi trường không có sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, giới tính, khu vực, dân tộc.
– 45% người được hỏi sẵn sàng làm thêm giờ nếu người quản lý hiểu được những đóng góp và nỗ lực của họ.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, hầu hết nhân viên đều muốn làm việc cho một doanh nghiệp mà người lãnh đạo hiểu được mong muốn và cảm thông với họ. Khi được làm việc dưới sự quản lý của một lãnh đạo có tâm, người lao động sẵn sàng làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho tổ chức, doanh nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế khuyên rằng, chủ doanh nghiệp có thể giúp nâng cao trình độ và thái độ làm việc của nhân viên bằng cách thể hiện sự đồng cảm với nhân viên cấp dưới khi giao tiếp với mình.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Phong cách Virgin
Phong Cách Virgin “Branson tiết lộ các phương pháp đã giúp ông xây dựng nên đế chế kinh doanh trị giá hàng tỉ đô-la độc nhất của mình. Nhà sáng lập thành công đưa ra cách tiếp cận mang tính biểu tượng, vui vẻ của Virgin để xây dựng danh tiếng và sự nghiệp.” – Tạp chí Kirkus Reviews “Tinh thần tự do của Branson xuyên suốt trong phong cách lãnh đạo của ông: lắng nghe nhiều hơn nói chuyện, giữ mọi thứ đơn giản và giành cho nhân viên cơ hội thứ hai, thậm chí thứ ba.
Cách tiếp cận của ông có vẻ bình thường, nhưng những kết quả đã nói lên tất cả.” – Booklist “Bản năng kinh doanh của Branson cũng tương xứng với khả năng thúc đẩy những người làm việc cho mình. Branson muốn chắc rằng mọi người đều được vui vẻ như ông.” – Tạp chí Time
Hé lộ 12 phẩm chất lãnh đạo của một người sếp “có tâm, có tầm”
Trong bối cảnh khủng hoảng và biến đổi như hiện nay, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp và tổ chức cần đến những nhà lãnh đạo giỏi để trụ vững hoạt động và vươn mình trong tương lai. Chúng ta cần những nhà lãnh đạo xuất chúng để chỉ đường dẫn lối và đưa ra nhiều quyết định sống còn.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Một nhà lãnh đạo tuyệt vời cần có những phẩm chất lãnh đạo gì? Dựa trên nhiều nghiên cứu, những vị lãnh đạo tài ba thường sẽ có 12 phẩm chất dưới đây.
1. TINH THẦN HỢP TÁC
Một nhà lãnh đạo xuất chúng luôn nỗ lực gắn kết mọi cá nhân trong nhóm cùng hợp tác và thống nhất về tầm nhìn, giá trị và mục tiêu chung. Họ là người góp phần xây dựng một nền văn hoá hợp tác tích cực và thân thiện.
Cùng với việc chiêu mộ và giữ chân những anh tài, họ đồng thời chịu trách nhiệm nuôi dưỡng tinh thần lãnh đạo hợp tác, gắn kết nhân viên và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược.
2. HIỂU RÕ BẢN THÂN
Thiếu hiểu biết về bản thân đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng sống theo những mong muốn và kỳ vọng của người khác. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Một trong số nhiều phẩm chất lãnh đạo quản lý của những nhà lãnh đạo xuất chúng luôn dành thời gian để xác định rõ hệ thống giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, chiến lược, ưu tiên, thế mạnh và niềm đam mê của họ trong mọi lĩnh vực.
3. TỰ KIỂM SOÁT
Ở cấp lãnh đạo, bạn cần luôn hết mình rèn luyện và thực hành khả năng tự làm chủ cao trong việc tương tác với mọi người. Dù có chuyện gì xảy ra, người lãnh đạo cần giữ vững tinh thần tư duy tích cực, sẵn sàng chịu trách nhiệm và hy sinh lợi ích cá nhân vì mục tiêu chung.
4. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
Phẩm chất lãnh đạo hiệu quả là bạn phải luôn thể hiện tính trung thực và liêm chính trong mọi việc mình làm. Khi cần đưa ra lời hứa, hãy suy nghĩ một cách cẩn trọng – và một khi đã hứa, hãy coi đó là lời cam kết bắt buộc phải thực hiện.
Những người quản lý chân chính luôn say mê với việc tạo dựng niềm tin nơi người khác – với ý thức cao về tầm quan trọng của phẩm chất đạo đức và lòng khiêm tốn.
5. KHÔNG NGỪNG HỌC HỎI
Các nhà lãnh đạo xuất chúng chưa bao giờ ngưng nâng cao kiến thức và kỹ năng cá nhân thông qua việc liên tục đọc, nghe, tìm hiểu và học hỏi khi có thể. Họ làm việc chăm chỉ để trở nên thực sự lão luyện trong những việc họ làm.
Tinh thần học hỏi và phát triển không ngừng đó được họ chia sẻ và lan tỏa đến cả những người dưới trường họ.
6. TINH THẦN CẠNH TRANH
Khác với người bình thường, lãnh đạo là những người có tính cạnh tranh cao và luôn quyết tâm đạt đến thành công rực rỡ nhất. Họ hiện thực hoá mục tiêu này thông qua nỗ lực tiếp thị và bán những sản phẩm – dịch vụ tốt hơn trên tất cả mọi kênh của thị trường.
Họ luôn tâm niệm lấy khách hàng làm trung tâm và lên chiến lược nhạy bén trong việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
7. SÁNG TẠO
Các nhà lãnh đạo xuất chúng luôn dành phần lớn thời gian để tìm giải pháp mới cho các vấn đề hiện tại. Hơn bất cứ điều gì khác, năng lực đối phó với khó khăn, thử thách sẽ đóng vai trò quyết định con đường sự nghiệp của bạn.
Những người có năng lực sáng tạo kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vươn lên vị trí quản lý – so với những ai sở hữu kỹ năng tư duy sáng tạo mạnh mẽ.
8. DÁM NGHĨ DÁM LÀM
Trong số hàng trăm phẩm chất lãnh đạo được thống kê, tầm nhìn xa và tinh thần quả cảm là hai trong số những phẩm chất cần có của người lãnh đạo thường thấy nhất.
Các nhà lãnh đạo thể hiện lòng dũng cảm bằng tinh thần quyết đoán, chấp nhận nghịch cảnh, sẵn sàng vượt ra khỏi vùng an toàn. Khi cần thiết, họ sẽ không ngần ngại đưa ra những quyết định táo bạo và chấp nhận rủi ro thất bại.
9. SỰ QUAN TÂM
Một nhà lãnh đạo tài ba luôn ý thức được rằng con người chính là tài sản quý giá nhất của tổ chức. Do đó, thái độ tử tế, lịch sự và biết quan tâm tới mọi người là cần thiết để phát huy những điều tốt nhất nơi đội ngũ nhân viên dưới quyền.
10. KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ THAY ĐỔI
Cấp lãnh đạo quản lý luôn được kỳ vọng sẽ xử lý những thách thức của sự thay đổi một cách khéo léo hơn so với những người khác. Trong thế giới VUCA hiện tại, thay đổi là điều tất yếu và chẳng bao giờ có thể dự đoán trước được.
Bạn càng mạnh mẽ và đối phó tốt với những thay đổi trong công việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân bao nhiêu, năng lực đóng góp cũng như giá trị của bạn đối với doanh nghiệp sẽ càng lớn bấy nhiêu.
11. KỶ LUẬT TẬP TRUNG
Một phẩm chất lãnh đạo tốt không kém phần quan trọng đó là quản lý thời gian. Những nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách đặt ra các ưu tiên rõ ràng trong việc sử dụng thời gian và nguồn lực, cũng như tập trung toàn tâm vào một công việc tại một thời điểm duy nhất. Họ sử dụng sức mạnh của sự tập trung để làm đúng việc vào đúng thời điểm – đồng thời tận dụng thế mạnh cá nhân để đạt được thành công bền vững.
12. SỰ TẬN TỤY
Là cấp lãnh đạo, bạn cần thể hiện tinh thần cam kết đạt được các mục tiêu, thắng lợi và thành công của doanh nghiệp hoặc bộ phận thuộc quyền quản lý của mình.
Tinh thần trách nhiệm cao và quyết tâm đạt được kết quả là một trong những phẩm chất lãnh đạo quan trọng để thực sự phát huy toàn vẹn năng lực cá nhân và đội nhóm.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Phong cách Virgin
Phong Cách Virgin “Branson tiết lộ các phương pháp đã giúp ông xây dựng nên đế chế kinh doanh trị giá hàng tỉ đô-la độc nhất của mình. Nhà sáng lập thành công đưa ra cách tiếp cận mang tính biểu tượng, vui vẻ của Virgin để xây dựng danh tiếng và sự nghiệp.” – Tạp chí Kirkus Reviews “Tinh thần tự do của Branson xuyên suốt trong phong cách lãnh đạo của ông: lắng nghe nhiều hơn nói chuyện, giữ mọi thứ đơn giản và giành cho nhân viên cơ hội thứ hai, thậm chí thứ ba.
Cách tiếp cận của ông có vẻ bình thường, nhưng những kết quả đã nói lên tất cả.” – Booklist “Bản năng kinh doanh của Branson cũng tương xứng với khả năng thúc đẩy những người làm việc cho mình. Branson muốn chắc rằng mọi người đều được vui vẻ như ông.” – Tạp chí Time
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Richard Branson: “Với tôi, khách hàng không phải thượng đế, nhân viên mới là thượng đế. Nhân viên phải hạnh phúc trước thì khi đó khách hàng mới hài lòng”
- Gửi đến mấy bạn hở chút là đòi nghỉ việc: Ai cũng có thể bị thay thế, làm việc chuyên nghiệp thì cũng hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp!
- Vì sao không nên cố làm thân với sếp? Thân thiết với sếp có thể khiến các quyết định công việc thiếu khách quan?