Bằng chính chiếc điện thoại của mình, Shark Phú đã chỉ ra cách thức mà ông điều hành và nắm toàn bộ dữ liệu về hoạt động của Sunhouse, dù đang bận tham gia Shark Tank Forum 5.
Chiếc smartphone có danh mục chứng khoán ‘đỏ lòm’ và câu chuyện chuyển đổi số tại Sunhouse của Shark Phú
Diễn đàn Shark Tank Forum 2022 với chủ đề: “Đột phá tăng trưởng trong nền kinh tế số” vừa diễn ra tại TP.HCM thu hút hơn 1000 khách, Hiệp hội chuyên ngành, đại diện các tập đoàn, các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp SMEs, các công ty khởi nghiệp tham dự.
Shark Tank Forum – STF là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp do TVHub tổ chức, nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh, khởi nghiệp và thảo luận, dự báo xu hướng thị trường; đồng thời kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp với các nguồn lực trong xã hội.
Diễn đàn quy tụ 37 diễn giả, đã đem đến cho người nghe một trải nghiệm thú vị với 6 chủ đề như: “Kinh nghiệm chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs: hiệu quả & tăng trưởng”, “Những thách thức khi gọi vốn triệu Đô”, “Bệ phóng cho Startup Việt chinh phục thị trường ngoại”, “Nhân sự đa nhiệm với tư duy số”, “Tối ưu nguồn lực để tăng trưởng đột phá”. “Phá vỡ rào cản “ngại” chuyển đổi số”, Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ chuỗi khối.
Với sự tham gia điều phối và tham luận của nhiều lãnh đạo và chuyên gia trong lĩnh vực số như ông Lê Nguyễn Trường Giang – Viện trưởng Viện Chiến lược chuyển đổi số; ông Trương Gia Bảo – Chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS; ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam; ông Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam; ông Chu Quang Thái – Thường trực phía Nam Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia; ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
Tại diễn đàn Shark Tank Forum 5, Shark Phú tiết lộ bản thân chỉ cần một chiếc điện thoại để nắm toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp ngay lập tức.
“Bất cứ một hành động nào của các phòng ban đều được kết nối và cập nhật vào điện thoại. Thậm chí, danh mục đầu tư chứng khoán của tôi trong sáng hôm nay đang đỏ lòm chẳng hạn, cũng được hiển thị qua điện thoại”, Shark Phú lấy ví dụ về cách thức áp dụng chuyển đổi số cho quản lý doanh nghiệp.
Shark Phú cũng nhận định rằng các doanh nghiệp nhỏ cần phải chuyển đổi số nhưng họ lại gặp vấn đề ở khâu bắt đầu.
Chúng ta nên hiểu đơn giản đây chỉ là cách thức vận hành, phải làm sao đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất, rẻ nhất trên nền tảng mình hiểu và với chi phí mình có và doanh nghiệp cần dựa vào quy mô và tính chất giao dịch của mình để áp dụng, tránh chạy theo phong trào mà không đem lại hiệu quả.
“Nhiều khi chúng ta dễ bắt chước các doanh nghiệp khác mà không hiểu mình cần gì. Chúng ta nên hiểu đơn giản đây chỉ là cách thức vận hành, phải làm sao đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất, rẻ nhất trên nền tảng mình hiểu và với chi phí mình có”, Shark Phú chia sẻ.
Ông chủ Sunhouse nói thêm rằng doanh nghiệp cần dựa vào quy mô và tính chất giao dịch của mình để áp dụng, tránh chạy theo phong trào mà không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, Shark Phú nhấn mạnh vai trò của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện chuyển đổi số.
“Mình muốn gì là do mình, đội ngũ công nghệ chỉ giúp mình số hóa ý tưởng đó mà thôi”, Shark Phú nói. Vị cá mập cho rằng cấu trúc và quy trình lõi của doanh nghiệp chính là yếu tố then chốt, chỉ khi đã có quy trình chuẩn, phương pháp chuẩn thì số hoá mới giúp mọi thứ nhanh hơn.
Ngoài ra, Shark Phú nhấn mạnh vai trò của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện chuyển đổi số. Vị cá mập cho rằng cấu trúc và quy trình lõi của doanh nghiệp chính là yếu tố then chốt, chỉ khi đã có quy trình chuẩn, phương pháp chuẩn thì số hoá mới giúp mọi thứ nhanh hơn.
Ở góc nhìn của một ngân hàng, ông Vũ Hồng Phú, Tổng Giám đốc MB Ageas Life cho rằng: “Nền kinh tế số về cơ bản là nền kinh tế ứng dụng công nghệ số để tạo ra giá trị và nếu muốn đột phá thì phải ứng dụng công nghệ số để tạo ra những giá trị vượt bật”.
Ông Vũ Hồng Phú cũng đồng tình với Shark Phú khi cho rằng chuyển đổi số chỉ là phương tiện để đến đích nhanh nhất: Làm thế nào để có số lượng lớn nhất, tốc độ nhanh nhất và chất lượng tốt nhất.
Theo đại diện MB Bank, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào giải pháp công nghệ tốn rất nhiều tiền vì chuyển đổi số không chỉ dừng ở công nghệ thông tin. Với rất nhiều nền tảng để tham gia ở thời điểm hiện tại, ông cho rằng các doanh nghiệp có thể nghĩ rộng hơn là chúng ta cần một sản phẩm số, kênh bán hàng số và đo đạc hiệu quả của nó.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT CEN Group tiết lộ MB Bank là ngân hàng đầu tiên trả tiền cho CEN Group để cung cấp dữ liệu phục vụ chuyển đổi số. Cụ thể, ông Vũ cho biết CEN Group có một dịch vụ cung cấp dữ liệu của hàng triệu căn nhà trên nền tảng Cenhomes.vn và giá cả thị trường của từng căn nhà đều được cập nhật online qua nền tảng này.
“Đây là một dịch vụ mà chỉ có ban bệ lãnh đạo của CEN mới nắm được, khoảng vài chục người biết tới. Chúng tôi có một đội thẩm định giá nhà khắp cả nước, cập nhật dữ liệu hình ảnh của từng căn nhà và điều này rất cần thiết cho các tổ chức tín dụng khi họ tiến hành thẩm định để cho vay. Cán bộ tín dụng địa phương khi thẩm định giá nhà sẽ được lãnh đạo ở trên double-check lại, nhằm đảm bảo thông tin thẩm định đó là đúng”, ông Nguyễn Trung Vũ nói. Đồng thời, Chủ tịch CEN Group cho biết doanh nghiệp cũng đang cung cấp dịch vụ này cho nhiều ngân hàng khác.
Chia sẻ sâu về chuyển đổi số của Cen Group, ông Nguyễn Trung Vũ nêu quan điểm rằng nếu chỉ có vài dự án thì không cần chuyển đổi số, nhưng CEN Group đang bán khoảng 500 dự án trên toàn quốc và yếu tố số hóa được đề cao.
“Chúng tôi tập trung vào bán dự án bất động sản, do đó dữ liệu khách hàng là rất quan trọng. CEN Group có khoảng 40 công ty bán hàng và 500 dự án. Như vậy, chúng tôi quản lý một nền tảng chung là Cenhomes.vn để tất cả môi giới bất động sản lấy hàng và thanh toán trên đó”, ông Nguyễn Trung Vũ cho biết.
Theo Chủ tịch CEN Group, các doanh nghiệp bất động sản hiện này đang nuôi một đội ngũ kinh doanh lớn, kéo theo vô vàn các chi phí từ quản lý cho tới quảng cáo, tiếp thị. Việc áp dụng chuyển đổi số, tập trung nguồn hàng về một mối sẽ giúp các nhà môi giới có thể hoạt động độc lập trong tương lai.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí “nuôi” đội ngũ bán hàng, đồng thời khách hàng có thể được hưởng lợi nhờ việc giảm chi phí môi giới.
“Đấy là triết lý của CEN Group. Hiện nay, chỉ có khoảng 10.000 người đang hoạt động trên nền tảng nhưng chỉ trong vòng 2-3 năm tới, hàng trăm nghìn người sẽ sử dụng mạng lưới này. Đây là cách chúng tôi thực hiện chuyển đổi số”, ông Nguyễn Trung Vũ chia sẻ.
Chuyển đổi số chuyện không của riêng ai
Cập nhật bức tranh kinh tế số ở Việt Nam và dự báo năm 2023, thảo luận các giải pháp chuyển đổi số, đồng thời gợi mở những cơ hội tiềm năng trong nền kinh tế số để nâng cao hiệu quả, hoạt động sản xuất, bứt phá tăng trưởng cho doanh nghiệp
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế số Việt Nam từ con số 18 tỷ USD năm 2021 dự kiến tăng lên 23 tỷ USD vào năm 2022. Với tỷ lệ 28%, nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về mức độ tăng trưởng. Trong đó, 90% người dùng số dự định duy trì, thậm chí gia tăng tiêu dùng thương mại điện tử.
Dự kiến nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 31% giai đoạn 2022 – 2025. Và cơ hội càng rõ nét hơn khi sau đại dịch, có tới hơn 90% doanh nghiệp SMEs quan tâm đến chuyển đổi số, so với con số chỉ 30 – 40% trước đại dịch.
Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn.
Các ngành thu hút vốn lớn là công nghệ tài chính (Fintech), game, y tế, thương mại điện tử… Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư vào startup Việt Nam năm nay có thể đạt 2 tỷ USD, tăng 33% so với năm ngoái.
Việt Nam đang có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế số với cơ cấu dân số trẻ, GenZ và Gen Alpha chiếm trên 42%. Với hai trong số các trụ cột chính giúp nắm bắt tiềm năng chuyển đổi số là phát triển hệ sinh thái công nghệ và đào tạo kỹ năng số cho người lao động, sinh viên, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu đổi mới sáng tạo.
Trong giai đoạn hiện nay, “chuyển đổi số” và “linh hoạt” được xác định là hai từ khóa giúp doanh nghiệp nhanh chóng ứng biến trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao cũng như khó khăn trong thay đổi thói quen là hai rào cản hàng đầu trong chuyển đổi số.
Theo khảo sát của Vinasa, tỷ lệ các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%. Trong đó, 99% SMEs gặp khó khăn về vốn nên thường coi chuyển đổi số là “sân chơi” dành riêng cho các ông lớn.
Bài toán được đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần thích ứng như thế nào, ứng dụng giải pháp, công nghệ gì, xây dựng nguồn lực ra sao để duy trì ổn định và tạo tiền đề cho sự tăng trưởng đột phá thông qua chuyển đổi số.
Bà Lê Hạnh cho rằng “Growth Hacking” không còn là một thuật ngữ xa xỉ chỉ dành cho các công ty công nghệ, mà doanh nghiệp nào cũng có thể vận dụng nó một cách thuận lợi trong nền kinh tế số. “Đối với các startup khi lên gọi vốn tại Shark Tank cũng là một cú growth hacking ngoạn mục. Rất nhiều startup nổ đơn hàng, lượng truy cập đột biến.
Ví dụ như Coolmate một nền tảng thương mại điện tử bán trang phục cho nam giới được biết đến rộng rãi khi gọi vốn thành công trên Shark Tank. Chỉ 5 ngày sau khi phát sóng đã có 30 ngàn sản phẩm được bán ra, bằng doanh số của cả năm 2019.Việc tham gia Shark Tank của các startup tương đương với một chiến dịch marketing trị giá hàng triệu đô dành cho khởi nghiệp.
Tuy nhiên bà cũng nhấn mạnh, thành công chỉ đến khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về ý tưởng, kỹ năng triển khai của đội ngũ, sản phẩm dịch vụ chất lượng và đặc biệt là năng lực công nghệ để triển khai trên quy mô lớn.
Shark Tank Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai mùa thứ 6 vào năm 2023 với mong muốn kết nối hiệu quả cùng với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các chuyên gia để cùng chung tay đem lại nhiều giá trị hơn nữa cho cộng đồng khởi nghiệp.
“Chúng tôi mong muốn từ mùa thứ 6, các startup lên Shark Tank không chỉ là những trường hợp khởi nghiệp thực tế, mà còn là những mô hình khởi nghiệp chất lượng, đồng thời chúng tôi cũng mong muốn kết nối với những nhà đầu tư trong nước và quốc tế để mở rộng các kênh vốn cho startup, các cá mập tiềm năng”, bà Lê Hạnh cho biết.
Theo Shark Tank Việt Nam, Doanh nghiệp hội nhập, Doanh nghiệp và kinh doanh
Xem thêm bài liên quan
- “Tuyệt kỹ” giúp Shark Phú chỉ với 1 chiếc điện thoại có thể điều hành và nắm toàn bộ dữ liệu về Sunhouse dù bận bịu đến đâu
- Shark Phú chỉ với 1 chiếc điện thoại có thể điều hành và nắm toàn bộ dữ liệu về Sunhouse dù bận bịu đến đâu
- Loạt phát ngôn trái chiều của các Sếp lớn Shark Tank Việt về thưởng Tết – Nhảy việc: Bài toán khó của cả Sếp và nhân viên dịp cuối năm