Có được cả thiên hạ nhờ thật thuật dùng người vô cùng cao siêu của mình, Lưu bang là một điển hình của việc đi ngược lại với số mệnh, bởi ông là một trong những vị quân vương trong lịch sử có xuất thân thấp hèn.
Lưu Bang xuất thân là nông dân, không nghề nghiệp, ăn thịt uống rượu chuyên phải ghi nợ. Vậy mà trong cuộc tranh giành thiên hạ với Hạng Vũ, Lưu Bang đã giành toàn thắng. Ông là người tay trắng làm nên nghiệp lớn, lập nên triều đại Tây Hán và được tôn là Hán Cao Tổ.
Bí quyết của Hán Cao Tổ chỉ gói gọn trong 5 chữ: “Nhất nhân thiên hạ trị” (Trị thiên hạ chỉ một người):
– Trị một nước, cần 1 người.
– Giữ một thành, cần 1 người.
– Quân một đạo, cần 1 người.
– Quan một ngạch, cần 1 người.
– Tìm được người, dùng đúng người thì thành; Không tìm được người, không dùng đúng người thì bại.
Mỗi việc cần 1 người, đã tìm được người thì quyết dùng, và đã dùng là rất tin.
Đó là tất cả bí quyết thành công, cũng là cái đại tài của Hán Cao Tổ mà bất cứ một Nhà Lãnh đạo trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng phải học tập.
Việc dùng người bắt đầu từ chỗ iết người (dụng nhân chi tiên, tại vu thức nhân), thức là biết – biết một cách sâu sắc.
– Thế sự không người tài, hoạ không biết được.
– Không biết người, tai hoạ thật lớn.
– Biết mà không dùng, tai hoạ khôn lường.
– Dùng mà không tin, tai hoạ khôn kể.
– Cái gì có thể không biết, nhưng không thể không biết người.
Biết người cũng là tự biết mình. Những người tự xem mình là vĩ đại cũng sẽ không bao giờ biết đến cái tài của người khác. Lưu Bang không bao giờ tự nhận mình là thiên tài quân sự mà luôn khiêm tốn lắng nghe kế sách của các tướng tài thân cận và luôn để cho họ tác chiến, vì thế mà thu được nhiều người tài và giành thắng lợi.
Công thần dũng tướng của Lưu Bang đến từ bốn phương, tám hướng, và thuộc nhiều thành phần khác nhau nhưng Lưu Bang không phân biệt sang hèn, miễn là “người hiền tài thì đều được trọng dụng”.
Trương Lương xuất thân từ quý tộc vị phá sản, Chu Bột là người mổ lợn, Quán Anh là tay buôn vải, Hàn Tín là kẻ lang thang, Lịch Thực là học trò nghèo, Bành Việt là tướng cướp… Tất cả những người ấy, mỗi người đều có một cái tài riêng, và đều được Lưu Bang đặt vào đúng chỗ cả.
“Người cầm đầu như lông cánh của con chim. Con chim bay nhờ có lông cánh. Còn lông bụng và lông lưng có nhiều đến mấy cũng không phải để bay,” Lưu Bang nói như vậy.
Đó là quan điểm đề cao vai trò cá nhân, khác hẳn trách nhiệm tập thể mà chúng ta đã từng biết, từng thực thi và giờ đây vẫn là một ngáng trở trong công cuộc đổi mới. Nói “Trách nhiệm thuộc về chúng tôi” tức là không có ai phải chịu trách nhiệm cả. Nói “Chúng tôi có thiếu sót” nghĩa là không ai có thiếu sót cả. Trách nhiệm tập thể chính là cái bóng râm để những người phụ trách trốn vào, phủi tay với trách nhiệm.
Quan điểm 1 người của Lưu Bang không chấp nhận bốn chữ “trách nhiệm tập thể”. Ông giao cho thừa tướng thực thi việc tiến cử hiền tài. 6 tháng sau không một ai được tiến cử.
Thừa tướng tâu rằng:
“Nếp cũ của triều ta từ xưa vẫn chọn quan qua thi cử, vì thế không ai lưu tâm đến việc tiến cử hiền tài.”
Lưu Bang chỉ mặt mà nói:
“Trẫm đã giao việc này cho khanh. Việc không thành, là lỗi của khanh chứ không phải tại nếp cũ. Từ nay, Trẫm sẽ thay đổi nếp cũ mà trước hết là thay thừa tướng”.
Mọi việc thành bại bởi 1 người. Công ty làm ăn lỗ hay lãi bởi giám đốc. Mỗi bộ phận nhỏ cũng cần 1 người đứng đầu và thành bại từ người đó.
Bài học của Lưu Bang ai cũng biết nhưng không phải ai cũng học được:
– Kẻ tham lam không thể chọn được 1 người vì họ tuyển người theo độ dày của phong bì chứ không xét đến thực tài.
– Kẻ ngu dốt không biết ai là thực tài nên sẽ chọn những gã xu nịnh.
– Kẻ không công tâm không thể chọn được 1 người, vì họ luôn kéo cả bà con họ hàng vào cơ quan.
“Nhất nhân thiên hạ trị” – Bài học dùng người của Lưu Bang với chúng ta đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
7 nghệ thuật lãnh đạo đỉnh cao giúp Lưu Bang nắm cả thiên hạ: Đánh đâu thắng đó nhờ thuật “ân huệ nhỏ, lung lạc lòng người”
Nhắc đến người có tài dùng người giỏi, không thể không nhắc tới Hán Cao Tổ Lưu Bang, có được giang sơn Nhà Hán thì khả năng lãnh đạo của Lưu Bang đóng góp một phần rất lớn, đáng để các nhà quản lý trung và cao tầng học hỏi.
Trong cuộc sống hiện đại, cách dùng người của Lưu Bang còn nhiều giá trị để chúng ta học hỏi.
Hạng Vũ xuất thân là con nhà quý tộc, Lưu Bang xuất thân từ giai cấp nông dân, sau cùng, người nông dân bình thường ấy đã đánh bại quý tộc để lập nên nhà Hán, quả là một kỳ tích.
Rất nhiều người đều nói Lưu Bang phẩm hạnh kém, tâm độc ác, điều đó cũng không phải không có lý. Khi bị quân Sở đuổi phía sau, giữa đường gặp con trai Lưu Doanh cùng con gái, sợ xe nặng đi chậm, Lưu Bang đẩy hai con nhỏ ra khỏi xe. Hạ Hầu Anh vội nhảy xuống bế lên. Lưu Bang thấy quân Sở đuổi gần lại đẩy con xuống.
Cứ như vậy 3 lần nhưng Hạ Hầu Anh đều xuống cứu hai con ông, cuối cùng cả bốn người đi thoát. Hổ dữ còn không ăn thịt con, nhìn từ sự việc này, có thể thấy Lưu Bang quả thực độc ác. Còn một chuyện nữa, Hạng Vũ bắt cha của Lưu Bang uy hiếp ông đầu hàng, nếu không đầu hàng sẽ nấu sống cha của Lưu Bang, Lưu Bang một mặt vô lại đối đáp:
“Ta và người đã kết nghĩa huynh đệ, cha ta cũng là cha người, nấu chín rồi sau đừng quên phần ta một bát”. Đến tính mạng của cha mình cũng lấy ra đùa được, có thể thấy người đời chê Lưu Bang ác cũng là có cái lý của nó.
Nhưng, ác thì ác, với tư cách là một lãnh đạo, phải nói rằng Lưu Bang là một lãnh đạo tài năng, vì vậy, nếu không xét về mặt cảm tính, các văn thần như Tiêu Hà, Trương Lương, Trần Bình hay các võ tướng giỏi giang như Hàn Tín, Phàn Khoái, Chu Bột vẫn luôn hết lòng theo phò tá. Sở dĩ có thể đánh bại con ông cháu cha như Hạng vũ, khả năng lãnh đạo của Lưu Bang đóng góp một phần rất lớn, đáng để các nhà quản lý trung và cao tầng học hỏi.
1. Việc mọi người cùng làm, tiền mọi người cùng kiếm
Lưu Bang là người khá hào phóng, khoảng thời gian là Đình trưởng (tên một chức quan) đã rất trọng nghĩa khinh tài, thích kết giao bạn bè, chẳng hạn như với Tiêu Hà, Phàn Khoái, Quán Anh… Giai đoạn Hán Sở tranh hùng lại càng hào phóng, ban thưởng tiền vàng chia đất, nhưng người theo Lưu Bang phần nhiều cũng chỉ muốn thăng quan phát tài.
Lãnh đạo hào phóng như vậy, ai mà chẳng muốn hết mình với công việc.
Ngược lại Hạng Vũ không được “vung tay” như vậy. Đoạt được thành trì, không nỡ chia cho công thần; lấy được ngọc bảo, cũng một mình thưởng thức, không muốn chia sẻ với ai. Một lãnh đạo “keo kiệt” như vậy, ai muốn chơi cùng?
2. Nhân tài chính là bảo vật
Đừng thấy Lưu Bang xuất thân nông dân mà cho rằng ông cổ hủ, trên thực tế, Lưu Bang ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của nhân tài, vì vậy, với nhân tài, ông không có một tiêu chuẩn đóng khung nào hết.
Chẳng hạn như Hàn Tín, vốn dĩ từ bên phía Hạng Vũ bỏ qua đầu quân cho Lưu Bang, ban đầu chỉ là một quan nhỏ, sau được Hàn Tín và Hạ Hầu Anh tiến cử, cất nhắc sau cùng vẫn trở thành đại tướng quân, giữ một chức vụ rất trọng yếu. Kiểu tin dùng người vô điều kiện bất chấp xuất thân như vậy, không phải ai cũng làm được.
Hàn Tín khi ở bên Hang Vũ chỉ là chấp kích lang, một chức vụ tương đương như binh lính gác cổng đêm, đây không phải là xem vàng như đất bùn ư, chôn vùi nhân tài! Về điểm này thì Lưu Bang cao minh hơn Hạng Vũ rất nhiều.
3. Đặt đúng người vào đúng chỗ
Lưu Bang còn một ưu điểm chính là hiểu người và biết đặt họ vào đúng vị trí. Hậu Cần giao cho Tiêu Hà, đảm bảo hậu phương vững chắc. Phong Trương Lương làm tham mưu trưởng, lập mưu kế chiến lược tác chiến. Để Hàn Tín dẫn quan, đánh đâu thắng đó. Điểm này ở Lưu Bang vượt xa Hạng Vũ, một người tự cao tự đại, tới một trung thần như Phạm Tăng còn không thèm dùng.
Vì vậy, là một lãnh đạo, nhất định phải biết sở trường của cấp dưới, tránh cái khuyết điểm ra, để nhân viên phát huy sở trường của mình.
4. Cấp dưới đề xuất ý kiến không đồng nghĩa với việc thách thức quyền uy của lãnh đạo
Lưu Bang xuất thân nông dân nhưng tuyệt đối không bảo thủ cố chấp, biết cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cấp dưới, điểm này khác xa so với Hạng Vũ.
Sau khi công hạ được Hàm Dương, Lưu Bang “mờ mắt”, Phàn Khoái và Trương Lương lập tức nhắc nhở: “Quân chủ, cái chúng ta cần là thiên hạ, chứ không phải vàng bạc hay mỹ nữ trước mắt”, Lưu Bang nghe xong lập tức lấy lại khí thế người làm chủ, đồng thời giao ước ba luật với bách tính Tần. Còn Hạng Vũ, không những một mồi lửa đốt cháy A Phòng cung, còn tàn sát hàng trăm nghìn quân Tần, triệt để mất đi lòng tin của dân chúng.
5. Nhỏ không nhịn ắt loạn đại cục
Lưu Bang thân là lãnh đạo, đầu óc vô cùng nhanh nhẹ, giỏi tùy cơ ứng biến. Khi Lưu Bang và Hạng Vũ đang đánh nhau rất ác liệt, ông gọi gấp Hàn Tín tới giúp sức. Hàn Tín lại lanh vặt đề nghị trong thư với nội dung đại khái là: Giúp ngài đánh lão Hạng cũng được, nhưng ngài phải xử lý giúp tôi vụ cho tôi làm quyền Tề Vương.
Lưu Bang đọc xong vô cùng tức giận, lửa cháy tới mông rồi mà Hàn Tín còn ở đó ra điều kiện, vừa định mở mồm ra mắng, quay sang nhìn Trương Lương một cái liền thay đổi giọng điệu: “Đúng là khiêm tốn quá, cái gì “quyền” với “không quyền”, với công lao của lão Hàn, sớm nên phong làm Vương lâu rồi, bỏ cái chữ “quyền” đi”. Nói xong, sai Trương Lương đi lập Hàn Tín làm Tề Vương, trưng dụng binh của ông đến đánh Sở. Quân Tử phải biết tiến biết lui, và Lưu Bang đang làm rất tốt ở điểm này.
6. Anh làm việc, tôi yên tâm
Lưu Bang đối nhân xử thế rất hào phóng, chỉ cần anh bán mạng cho tôi, tôi tuyệt đối tín nhiệm anh, dùng người không hề nghi ngờ. Chẳng hạn như khi Trần Bình hiến kế muốn ly gián Hạng Vũ và Á phụ Phạm Tăng, Lưu Bang nghe xong, lập tức phát cho Trần Bình vài vạn lượng vàng, “ngươi xem mà tiêu nào cho hợp lý, không cần báo cáo tiêu ra sao, chỉ cần xử lý xong Phạm Tăng là được.” Lãnh đạo tin tưởng như vậy, cấp dưới nào nỡ lòng gian dối làm không đến nơi đến chốn?
Rất nhiều ông chủ và lãnh đạo ngày nay thiếu đi một phần rộng rãi này, với ai cũng không yên tâm, luôn hoài nghi cấp dưới “giở trò” sau lưng mình. Bạn không tin tưởng người ta, người ta dựa vào đâu bán mạng cho bạn.
7. Ân huệ nhỏ, lung lạc lòng người
Lưu Bang đối xử rất tốt với cấp dưới, không ra vẻ ta đây, không dùng giọng điệu bề trên nói chuyện, thường xuyên ban cho cấp dưới những ân huệ nhỏ. Khoảng thời gian then chốt khi Lưu Bang và Hạng Vũ tranh đoạt thiên hạ, lực lượng của Hàn Tín có vai trò quan trọng, hỗ trợ cho ai, bên đó sẽ thắng.
Hạng Vũ phái người đến thuyết phục Hàn Tín phản lại Lưu Bang, Hàn Tín nói: “Hán Vương đối xử với tôi rất tốt, cởi áo của mình đưa cho tôi mặc, đưa cơm của mình cho tôi ăn, tôi làm sao có thể phản bội Ngài ấy.” Có thể thấy, những ân huệ, những lần thưởng cho cấp dưới, dù nhỏ bé và rất đời thường thôi cũng có thể lung lạc lòng người, và là một kỹ năng lãnh đạo vô cùng cao minh.
Theo Anh hùng luận (Vương Tuệ Mẫn), Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Công thức “Bất khả chiến bại” giúp nhà lãnh đạo tuyển chọn nhân tài: Đam mê + Tài năng + Nỗ lực = Chuyên gia
- Từ chuyện của Lưu Bang thấy rõ Lãnh đạo giỏi hay dở hơn nhau ở chỗ: Biết cách làm nhân viên tỏa sáng!
- 10 bài học về nghệ thuật lãnh đạo đỉnh cao của ông chủ Amazon Jeff Bezos: Tạo ra tầm nhìn đầy ý nghĩa cho nhân viên