Nghệ thuật lãnh đạo làm nên nghiệp lớn của Hán Cao Tổ Lưu Bang: Chẳng giỏi điều binh, quản lính mà vẫn có được thiên hạ. Từ chuyện lãnh đạo của lưu bang, thấy rõ 4 điều mà người muốn làm nghiệp lớn phải có.
Cuối đời, khi ngồi nói chuyện với cháu ngoại của mình, Hán Cao Tổ nói tại sao 1 người như ông:
– Ông chẳng giỏi điều binh, quản lính.
– Ông chẳng giỏi văn thư, sổ sách.
– Ông chẳng giỏi mưu lược.
Và võ nghệ, sức mạnh càng không.
Nhưng vì sao, ông có được thiên hạ.
Ông nói:
– Binh có Hàn Tín lo.
– Hậu phương, tài chính có Tiêu Hà.
– Mưu lược có Trương Lương.
Vậy ông làm gì?
01. Biết nhìn và dùng người
Tháng 5 năm 202 TCN, tại một bữa tiệc ở Nam cung thành Lạc Dương, Lưu Bang cùng các đại thần bàn về lý do giành chiến thắng của mình: “Luận về sách lược, ta không bằng Trương Lương; luận về lo nghĩ cho dân, cung ứng lương thảo, ta không bằng Tiêu Hà; luận về chiến đấu nơi xa trường, bách chiến bách thắng, ta không bằng Hàn Tín.
Nhưng ta lại biết nhìn và dùng người, phát huy tài cán của bọn họ, đây mới là nguyên nhân thực sự giúp ta giành thắng lợi. Còn về Hạng Vũ, hắn có Phạm Tăng nhưng lại luôn hoài nghi y, đây chính nguyên nhân thất bại của hắn.”
02. Tin tưởng vô điều kiện
Trong đội ngũ của Lưu Bang, có rất nhiều người từng là quân dưới trướng của Hạng Vũ, vì không thể phát huy hết tài cán khi ở phe Hạng Vũ nên đã đầu quân cho Lưu Bang, Lưu Bang cũng rất vui vẻ mở rộng cửa chào đón, không tính toán chuyện cũ.
Ví dụ như Hàn Tín, Trần Bình, Hàn Tín vốn là thuộc hạ của Hạng Vũ, bởi không thể phát huy hết sở trường khi ở dưới trướng của Hạng vũ nên đã đầu quân cho Lưu Bang.
Thực ra, một người lãnh đạo nếu lúc nào cũng hẹp hòi, tính toán chi li thì thử hỏi rằng họ có thể chiêu mộ được hiền tài hay không? Chỉ sợ đến lúc đó ngay cả thuộc hạ dưới trướng cũng sẽ bỏ họ mà đi.
Khi Lưu Bang hấp hối, Lữ hậu hỏi ông: “Sau khi Tiêu tướng quốc chết, ai sẽ là người thay thế?”, Lưu Bang nói Tào Tham. Lữ hậu hỏi vì sao, Lưu Bang nói: “Vương Lăng có thể thay thế Tào Tham, nhưng Vương Lăng không đủ đa mưu túc trí, có thể để Trần Bình phò tá. Trần Bình mặc dù túc trí nhưng lại không quyết được việc lớn.
Chu Bột mặc dù không giỏi ăn nói nhưng lại vô cùng trung hậu, sau này người ổn định giang sơn Lưu thị nhất định là Chu Bột, để Chu Bột làm thái úy”, Lữ hậu lại hỏi sau đó nữa thì sao, lưu Bang bất lực nói: “Chuyện sau này nàng cũng chẳng biết được nữa đâu”.
03. Khoan dung độ lượng, sẵn sàng tiếp thu ý kiến
Vào giai đoạn đầu cuộc tranh bá Sở Hán, Hạng Vũ có trăm ngàn binh mã, Lưu Bang chỉ có vỏn vẹn 20 ngàn binh sỹ, ưu thế về ai ắt hẳn ai cũng đã rõ. Nhưng Lưu Bang nghe lời khuyên của Phàn Khoái, Trương Lương, Tiêu Hà…, không giao chiến trực diện với Hạng Vũ mà luôn tỏ ra yếu thế, khiến Hạng Vũ mê muội.
Sau này, Lưu Bang trên con đường tranh quyền đoạt lợi cũng nhiều lần nghe theo lời khuyên của các mưu sỹ mà đã đưa ra một loạt các quyết định then chốt, chẳng hạn như giả yếu thế ở Hồng Môn Yến hòng thoát thân, phong Hàn tín là tướng soái, Tiêu Hà là tướng quốc…
04. Trí tuệ xuất sắc, dám trao quyền cho thuộc hạ
Trao quyền là một trong những nguyên tắc quan trọng của một nhà lãnh đạo hiện nay, cũng là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý thường xuyên phải đối mặt.
Trí tuệ và sức lực của một người là có hạn, Lưu bang cũng không phải ngoại lệ, bất luận là Lưu Bang có tài giỏi, có sức khỏe đến đâu cũng không thể nào tự mình giải quyết được hết việc của tất cả các Bộ. Nếu việc lớn việc nhỏ đều nhúng tay vào thì tất nhiên sẽ chẳng có chuyện gì làm được đến nơi đến chốn cả.
Lúc này, phương pháp tốt nhất là trao quyền. Một nhà lãnh đạo thành công, không những phải bảo vệ được quyền lực, biết sử dụng quyền lực mà còn phải biết vào lúc thích hợp trao quyền lực của mình cho người thích hợp, để họ dưới danh nghĩa của mình đi hoàn thành những nhiệm vụ mà bạn cho là họ giỏi, từ đó hoàn thành đại cục.
Trong lịch sử năm nghìn năm của Trung Quốc, Hán Cao Tổ đã cho thấy mình rất giỏi trong chuyện này. Ông không những dám trao quyền của mình mà còn vô cùng biết cách trao quyền, cách ông dùng Tiêu Hà, Trương Lương hay Hàn Tín, Chu Bột đã thể hiện rất rõ điểm mạnh này của ông.
Lãnh đạo vĩ đại hay tầm thường hơn nhau ở chỗ: Biết làm nhân viên tỏa sáng
Một nhà lãnh đạo giỏi là một người không chỉ biết chèo lái công ty tốt, mà còn phải biết cách tạo ra động lực làm việc cho nhân viên của mình và dẫn đường cho họ tiến tới thành công.
Nói chuyện và tìm ra những mục tiêu của nhân viên
Cách tốt nhất để lãnh đạo nhân viên là tìm hiểu xem họ muốn gì ở thời điểm hiện tại và mong muốn của họ trong tương lai. Gặp gỡ họ và trao đổi về mục tiêu và ước mơ nghề nghiệp của cấp dưới, hỗ trợ họ đạt được những mục tiêu đó.
Các nhà quản lý cũng có thể giao nhiệm vụ cho nhân viên tương thích với những việc họ muốn làm.
Ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của cấp dưới
Nhiều người làm việc rất chăm chỉ, nhưng lại không nhận được bất cứ sự công nhận nào từ sếp của họ vì cho rằng đó là điều nghiễm nhiên họ phải làm, hoặc chỉ được sếp hẹn gặp riêng khi họ đã làm sai sót điều gì đó.
Chính sự thờ ơ của các lãnh đạo có thể khiển cho nhân viên mất cảm hứng sáng tạo và đam mê cống hiến cho công ty. Tệ hơn, những nhân tài của công ty hoàn toàn có thể xin nghỉ việc, và chuyển sang một công ty khác coi trọng tài năng của họ hơn.
“Lời nói chẳng mất tiền mua”, nhất là một lời khen, vì vậy, lãnh đạo nên dành tặng những lời khen cho những nhân viên thật sự cố gắng hoặc đạt năng suất làm việc cao.
Tạo một môi trường làm việc minh bạch
Hầu hết mọi người đều sẵn sàng làm những công việc mình được giao. Nhưng họ sẽ càng sẵn lòng và nhiệt tình làm việc hơn nếu họ biết được lý do tại sao họ đang làm công việc ấy.
Các băn khoăn như “Chính sách công ty đã thay đổi, nhưng chúng tôi không biết tại sao phải làm thế”, hay đánh giá KPI của từng nhân viên cần được xử lý, thông báo một cách rõ ràng, minh bạch. Họ không biết được nguyên nhân tại sao vì lãnh đạo không nói cho họ biết, hoặc phải lắng nghe cụm từ kinh điển “vì tôi đã quyết định như thế”.
Hãy dành thời gian để trao đổi, giải đáp những thắc mắc cho nhân viên, để khiến họ cảm nhận mình thực sự là một phần của công ty.
Tìm ra yếu tố thúc đẩy cấp dưới
Động lực làm việc của mỗi cá nhân là khác nhau. Tìm ra được yếu tố thúc đẩy cấp dưới là chìa khóa giúp tăng năng suất của họ và của cả công ty. Vì vậy, hãy dành thời gian để hỏi họ xem điều gì thúc đẩy họ làm việc.
Các câu hỏi có thể bao gồm mẫu người lãnh đạo mà họ thích làm việc cùng, những điểm cần cải thiện trong môi trường làm việc, hay loại công việc nào họ cảm thấy hứng thú.
Bám sát sự phát triển của nhân viên
Cấp trên gặp mặt nhân viên của mình để bàn về sự phát triển của họ, và nói rằng đó là một việc rất quan trọng, nhưng không hề đả động gì đến họ sau đó vì ông/bà rất bận. Đó là một dấu hiện cho thấy không thực sự quan tâm về vấn đề này.
Đã là lãnh đạo thì không nên chỉ nói suông, mà nên làm những gì đã nói và nói những điều sẽ làm bằng cách theo dõi sự phát triển của nhân viên. Hãy thể hiện sự nghiêm túc và sự quan tâm thật sự trong việc giúp đỡ cấp dưới của mình.
Chân thành và quan tâm
Nhiều nhà lãnh đạo tự tách mình ra khỏi phần còn lại của công ty vì tỏ ra ngạo mạn và trịch thượng. Những nhà lãnh đạo giỏi là những người nói chuyện thân thiện với tất cả mọi người và biết rằng mỗi cá nhân có một giá trị riêng.
Lãnh đạo nên trò chuyện với nhân viên và quan tâm đến cả đời tư và công việc của họ, thể hiện sự quan tâm tới họ với tư cách là một con người, chứ không phải một cấp trên.
Tổng hợp