Trong suốt giai đoạn thế kỉ thứ 19-20 khái niệm 2 ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật chưa từng tồn tại. Và người đầu tiên đưa ra 2 ngày nghỉ này cho người lao động chính là “ông vua xe hơi” Henry Ford.
Xã hội ngày nay, hầu như tất cả các cơ quan, doanh nghiệp đều sẽ có 2 ngày nghỉ cuối tuần dành cho nhân viên.
Sự thật là trong suốt giai đoạn thế kỉ thứ 19-20 khái niệm 2 ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật chưa từng tồn tại. Những người công nhân Mỹ phải làm việc cả tuần. Khi đó các tầng lớp công nhân luôn đấu tranh yêu cầu phải giảm giờ làm nhưng hầu như không có tác dụng.
Vậy khái niệm 2 ngày nghỉ cuối tuần ra đời từ đâu? Thật bất ngờ người đưa ra khái niệm này lại là Henry Ford – Ông chủ của hãng xe hơi quá nổi tiếng mà chắc hẳn ai cũng biết.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1914, khi đó Henry Ford quyết định tăng lương cho công nhân của mình từ 2.34 $/ngày lên 5$/ngày. Henry Ford bị thuyết phục bởi vị Phó chủ tịch của mình – ông James Couzens về ý tưởng: Tăng lương không chỉ ổn định được lòng người mà còn khuyến khích công nhân chi tiêu nhiều hơn. Có tiền thì ham muốn tiêu xài, mua sắm sẽ trỗi dậy và họ có thể bỏ tiền ra mua chính xe hơi của hãng.
Thật sự đây là một luận điểm vô cùng chính xác, không thể nào chối cãi. Có nhiều thì tiêu nhiều, một pha k.ích cầu hoàn hảo. Bạn có thể thử tưởng tượng một nhân viên Sam Sung bỏ 2 tháng tiền lương để mua một chiếc điện thoại Sam Sung đời mới, điều đó có nghĩa là nhân viên đó đã làm làm không công 2 tháng vì giá thành sản xuất chỉ là con số rất nhỏ so với giá bán. Cuối cùng số tiền bạn làm quần quật 2 tháng lại quay về túi của ông chủ. Đúng là không thể có sự “bóc lột” nào ngọt ngào hơn thế nữa.
Và để dễ dàng thêm cho sự “bóc lột” của mình Henry Ford đã đề ra chính sách làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày cuối tuần. Vì sao? Vì có tiền là một chuyện bạn còn cần thời gian để tiêu tiền. Hãy nghĩ mà xem 2 ngày nghỉ cuối tuần luôn là khoảng thời gian tuyệt vời để mua sắm.
Henry Ford đã nói:
“Có nhiều thời gian rảnh mọi người sẽ muốn mua thêm quần áo, họ sẽ ăn nhiều đồ ăn ngon hơn, và họ cần nhiều phương tiện di chuyển hơn”.
Vậy là khái niệm ngày nghỉ cuối tuần ra đời. Những ông chủ lớn của tất cả các ngành nghề đều nhanh chóng nhận thấy được mánh khóe ở trong đó. Và khái niệm ngày nghỉ cuối tuần ngày càng được nhân rộng ra. Từ đó phát triển thành đạo luật ngày làm việc 8h tối đa 40h/tuần. Đó chính xác là những gì ngày nay chúng ta được hưởng. Còn gì hay hơn khi bạn tăng sức “bóc lột” mà người ta còn cảm ơn bạn?
Dù vậy xét về kinh tế, đây là một chính sách hợp lí: Con người được nghỉ ngơi sẽ chi tiêu nhiều hơn, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh mẽ, đồng thời đẩy mạnh năng suất lao động. Còn bản thân chúng ta nên cẩn trọng trong chi tiêu là được.
“Vua xe hơi” Henry Ford: Ông chủ không phải là người trả lương, ông chủ chỉ là người phát tiền lương, chính khách hàng mới là người trả lương cho bạn
Henry Ford cũng được biết đến với nhiều triết lý kinh doanh để đời đến ngày nay. Ông Ford là người đầu tiên quyết định trả lương cho công nhân cao hơn mức thông thường ở năm 1914. Khi đó, công ty Ford bắt đầu trả lương cho công nhân 5 USD/ngày trong khi mức lương phổ biến ở thời điểm đó chỉ khoảng 2-3 USD/ngày.
Tuy nhiên, câu chuyện về mức thu nhập 5 USD/ngày không hề đơn giản như vậy. Một bài viết trên Forbes chỉ ra rằng đây là mức thù lao đã bao gồm cả lương và thưởng.
Người lao động chỉ được phép nhận thêm phần thưởng nếu đạt đủ một số yêu cầu đặt ra, như phụ nữ phải độc thân và nuôi gia đình. Trong khi đó, đàn ông có vợ đi làm bên ngoài (không tính nội trợ) cũng sẽ không được nhận thưởng.
Bài viết cũng tính toán và phủ nhận câu chuyện Henry Ford trả lương cao hơn cho nhân viên của mình để những nhân viên đó có khả năng mua sản phẩm của công ty, qua đó giúp hãng xe tăng doanh số.
Cụ thể, sản lượng xe sản xuất trước khi Ford tăng lương là 170.000 chiếc/năm và sau khi tăng lương là 202.000 chiếc/năm. Tổng số lao động của công ty là 14.000 người. Như vậy một năm hãng xe sẽ phải trả thêm 9,24 triệu USD tiền công.
Trong khi đó với giá mỗi chiếc Model T có giá từ 450 USD đến 550 USD, thì công ty sẽ thu về tối đa 7,7 triệu USD, với điều kiện mỗi nhân viên đều mua một chiếc xe mới mỗi năm.
Hiện tại, hãng xe Ford đã có hơn 100 năm tồn tại trên thị trường với nhiều mẫu xe phổ biến như Ford Ranger, Everest, EcoSport… Hiện Ford hoạt động ở thị trường Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng như Châu Phi.
Các số liệu thống kê gần đây của Statista cho thấy phân khúc thị trường Bắc Mỹ vẫn mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty với doanh số khoảng 2 triệu chiếc được bán ra trong khu vực vào năm 2020.
Từ đầu những năm 2000, thị phần toàn cầu của Ford đang giảm dần khi vấp phải sự phát triển của các nhà sản xuất khác như General Motors, Toyota và Honda.
5 triết lý trong kinh doanh làm nên thành công của Henry Ford, là bài học cho hậu thế
1. Can đảm đi theo kiến thức và tầm nhìn của mình
Vào năm 33 tuổi, khi đang làm việc tại một công ty chế taọ máy thì chàng trai trẻ Henry Ford nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Theo đó, Ford đã được ông chủ của mình đề cử lên một vị trí cao hơn với điều kiện phải từ bỏ niềm đam mê cá nhân của mình.
Điều này khiến Ford phải đứng trước sự lựa chọn cơ hội thăng tiến đang rộng mở hay niềm say mê ô tô của mình.
Cuối cùng, Ford đã chọn ô tô và thôi việc, nhưng thực ra “tôi chẳng có sự lựa chọn nào hết bởi tôi biết rằng chính ô tô sẽ mang lại thành công cho tôi” Ford nói. Không có gì đảm bảo suy nghĩ ấy sẽ đúng và rất nhiều người không nghĩ ông thành công, bao gồm cả người cha của Ford.
Nhưng ông sẵn sàng đặt cược vào niềm đam mê và tầm nhìn của mình chỉ để có một cơ hội thay đổi thế giới. Và như chúng ta thấy, Henry Ford đã làm được.
2. Không để ai khác quyết định kinh doanh
Vào năm 40 tuổi, Ford lập ra công ty Ford Motor Company. Công ty huy động được số vốn là 100.000 USD, và Ford sở hữu 1/4 cổ phần của công ty. Trong năm đầu tiên, công ty đã sản xuất hơn 1.700 chiếc xe và có tiếng tốt nhờ tính đáng tin cậy.
Sang năm thứ hai, do áp lực từ các cộng sự, Ford nâng giá bán. Công ty bán được ít xe hơn. Ông nhận ra cần phải có quyền sỡ hữu để toàn quyền kiểm soát, và ông dùng thu nhập có được từ bán hàng để tăng cổ phần của mình lên 50% và sau đó lên 100%.
Từ đó về sau, chính thành công của công ty đã minh chứng sự đúng đắn của việc không để người khác thay mình ra các quyết định kinh doanh của Henry Ford.
3. Bán nhiều sản phẩm với giá thấp hơn tốt hơn bán số lượng ít với giá cao
Yếu tố quan trọng trong sự thành công của công ty Ford Motor Company chính là giá thành thấp với chất lượng cao. Henry Ford rất ghét ý tưởng làm cho chiếc xe trở thành dắt đỏ. Thay vào đó, chiến lược của ông là định giá dựa trên chi phí sản xuất.
Có nghĩa là, nếu các nhà máy của ông có thể hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thì người tiêu dùng, khách hàng sẽ được lợi.
Cũng giống Sam Walton với chuỗi siêu thị Wal-Mart, Ford phát hiện ra rằng ông có thể kiếm được nhiều lãi hơn nhờ bán được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn là bán số lượng ít với giá cao. “Nếu bạn bán được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ, bạn sẽ tìm thấy nhu cầu sản phẩm cao hơn đến mức có thể gọi là toàn cầu” Ford nói như thế.
4. Trả lương cao và công bằng với nhân viên
Kiếm được trung bình với giá 6 USD mỗi ngày (so với giá cả thị trường lúc bấy giờ thì 6 USD được xem là hấp dẫn) công nhân của Ford ít phải lo lắng hơn. Henry Ford tin rằng lương cao làm tăng sự ổn định của lực lượng lao động và giúp đỡ con người tập trung làm việc vì gia đình họ được hỗ trợ đầy đủ về vật chất.
Phương pháp tuyển dụng của Ford cũng rất khác thường và mới lạ. Công ty chỉ cần biết về tên, tuổi, tình trạng hôn nhân và xem họ có muốn làm việc không. Ngay cả người mù, điếc và câm, người có một tay hay một chân, tất cả đều được Ford tuyển dụng với mức lương như người khỏe mạnh. Không nói được tiếng bản địa hay có tiền án phạm tội không phải là một vấn đề.
Đặc biệt, công ty không tuyển các “chuyên gia” bởi vì họ thường biết cái gì không thể làm được. Ford thích “những người điên dám xông vào” để khắc phục vấn đề với một đầu óc cởi mở hơn.
5. Mục tiêu cao nhất không phải là “lợi nhuận”
Trong thời kỳ đầu của công nghiệp xe hơi, các công ty sản xuất xe khác chỉ tập trung cho việc bán hàng kiếm tiền hơn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua những sản phẩm tuyệt vời mà công ty tạo ra.
Ford chú trọng vào việc tập trung, sự quan tâm vào từng chi tiết của sản phẩm để có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với họ.
Ông quan niệm rằng một công ty không phải chỉ là cỗ máy sản sinh ra tiền mà phải mang lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, nếu làm được điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- “Nữ hoàng trang sức” PNJ Cao Thị Ngọc Dung: Là lãnh đạo, đừng bao giờ nghĩ mình đang nuôi nhân viên, mà chính họ mới là người nuôi mình
- Chuyên gia: Làm việc 4 ngày/tuần có quá nhiều lợi ích cho người lao động, từ đó công ty hưởng lợi theo
- “Bà trùm” thời trang Lưu Nga: Thu nhập không phải mục tiêu cuối cùng của người lao động, thành quả mới là mục tiêu cuối cùng