Câu hỏi phỏng vấn thú vị của nhà tuyển dụng: “Nếu có 5 cốc nước nhưng có tới 6 vị lãnh đạo, bạn sẽ làm thế nào?”. Câu trả lời chắc chắn khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng.
Hiện nay, cho dù tại các doanh nghiệp quốc tế hay công ty trong nước, những câu hỏi mở xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuộc phỏng vấn.
Việc đặt câu hỏi mở là một kỹ thuật được sử dụng trong tư vấn tâm lý, đưa ra những vấn đề tương đối khái quát, rộng rãi. Nội dung câu hỏi không bị giới hạn quá mức khắt khe và đối phương có thể tự do phát huy khả năng tư duy của mình. Đây là phương pháp có thể kiểm tra suy nghĩ và cảm xúc của một người trong thời gian ngắn nhất.

Cách đây không lâu, trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã đưa ra một câu hỏi thú vị cho 5 ứng viên:
“Trong một hội nghị đang sắp bắt đầu, bạn phát hiện có 6 vị lãnh đạo ngồi đó nhưng trên bàn lại chỉ có 5 cốc nước, bạn sẽ giải quyết thế nào?”
Ứng viên đầu tiên trả lời: “Tôi sẽ trình bày rõ tình hình với họ, sau đó đi lấy thêm một cốc nước”.
Ứng viên thứ hai: “Tôi sẽ để 5 cốc nước xen kẽ trước mặt 6 vị lãnh đạo đó, ai khát thì sẽ uống”.
Ứng viên thứ 3: “Tôi sẽ sắp xếp các cốc nước theo chức vụ và tuổi tác của các vị lãnh đạo, người nào không có nước chắc sẽ tự hiểu được”.
Ứng viên thứ 4: “Nếu chia nước theo chức vụ, rõ ràng đó là nịnh bợ. Tôi sẽ căn cứ theo thứ tự để phát nước. Đến người cuối cùng mà không có thì họ có thể thông cảm cho tôi.
Ứng viên thứ 5:
“Thứ nhất, tôi sẽ gọi đồng nghiệp đến, nhờ chuyển những cốc nước mà “cuộc họp trước chưa kịp dọn đi”, sau đó mang lên 6 cốc nước mới.
Thứ hai, nếu không muốn bị phát hiện thái độ tiếp đãi quá kém, tôi sẽ trình bày với các vị lãnh đạo, vì đang trong thời kì dịch bệnh nên sẽ thay bằng nước đóng chai, sau đó mang 5 cốc nước kia xuống”.
Rõ ràng, ứng viên thứ năm chắc chắn sẽ được nhận.

Cách xử lí của người thứ nhất có lẽ là phản ứng của đại đa số người. Thực ra cách nói này không có vấn đề gì, chỉ là một cốc nước mà thôi, có nhất thiết phải quan trọng hóa vấn đề như vậy không? Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn, câu trả lời này quá phổ biến, các HR không đạt được mục đích mà họ muốn, vì vậy rất khó tuyển dụng người này.
Câu trả lời của người thứ 2 chắc chắn sẽ bị loại. Nghe có vẻ khôn ngoan nhưng thực chất lại phạm vào điều tối kỵ nơi làm việc. Đó chính là ném vấn đề về phía lãnh đạo, người như vậy không một doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng.
Người thứ ba và thứ tư cũng mắc lỗi sai y như vậy, làm việc cứng nhắc, thiếu sự mềm dẻo linh hoạt. Đây có thể là một người có năng lực nhưng thiếu khả năng giải quyết vấn đề, rất khó được lãnh đạo trọng dụng.
Duy chỉ có người thứ 5 vừa có sự mềm dẻo khéo léo, vừa chủ động giải quyết vấn đề, có định hướng tốt, đưa ra được những phương án khác nhau, quả thực là một ứng viên có EQ cao.
Trên thực tế, những câu hỏi mở như vậy xuất hiện rất nhiều, trở thành chủ đề hot trong các cuộc phỏng vấn, phản ánh sự lo lắng của không ít bạn trẻ. Đặc biệt trước tình hình dịch bệnh ngày càng tồi tệ trong hai năm trở lại đây, hình thức tuyển dụng tương đối gay gắt, không tìm được việc quả là một điều đáng sợ.
Nhưng cứ lo lắng như vậy cũng không phải cách. Chi bằng hãy đổi góc độ, nhìn từ phía doanh nghiệp, có thể bạn sẽ có được cái nhìn mới mẻ hơn.

Ví dụ, tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp phải thêm câu hỏi mở vào các cuộc phỏng vấn? Việc đó nói lên điều gì?
Chúng ta đều biết rằng cuộc phỏng vấn chủ yếu kiểm tra năng lực và sự phù hợp của ứng viên với công ty. Năng lực này được chia làm 5 loại: khả năng chuyên môn, thái độ làm việc, đặc điểm tính cách, năng lực cá nhân và văn hóa doanh nghiệp.
Mỗi câu hỏi mà HR đưa ra đều thể hiện lập trường của doanh nghiệp, khảo sát năng lực và khả năng đảm nhiệm vị trí của ứng viên. Như vậy có thể thấy, các câu hỏi mở thường kiểm tra khả năng tùy cơ ứng biến, kỹ năng tư duy của não bộ và kỹ năng giao tiếp tốt của một người.
Những năng lực này mang đến một câu hỏi mới: các doanh nghiệp hiện nay rốt cuộc muốn tuyển người thế nào? Chắc chắn không phải những cỗ máy chỉ biết làm việc.
Bản chất của công việc chính là một cuộc giao dịch. Các ứng viên đang “chào bán” năng lực phục vụ của bản thân. Công ty tuyển dụng không chỉ phải trả lương cho nhân viên theo định kỳ, mà còn phải trả tiền thưởng theo hiệu suất công việc dựa trên tình hình thực tế, đồng thời có quyền thăng chức và cách chức, tăng lương và hạ lương nhân viên. Còn gọi là “năng lực chuyên môn” thực chất từ lâu đã trở thành năng lực tổng hợp.
Ở nơi làm việc, nhìn từ trên xuống, nhân viên được chia làm 3 cấp bậc: người quản lý cấp thấp làm việc, người quản lý cấp trung giúp đỡ và người quản lý cấp cao sẽ đưa ra quyết định.
Còn bạn có thể ở vị trí nào, một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đã có thể đoán được bảy tám phần thông qua cuộc phỏng vấn. Đây chính là tác dụng của những câu hỏi mở, cũng chính là tác dụng của buổi phỏng vấn.

Không có câu trả lời đúng/sai, chỉ có câu trả lời ấn tượng
Vậy tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp phải thêm câu hỏi mở vào các cuộc phỏng vấn? Nó phản ánh thực tế nào?
Hầu hết các buổi phỏng vấn sẽ có ít nhất một vài câu hỏi phỏng vấn xin việc dạng mở. Để dễ hiểu thì các câu hỏi mở là những câu hỏi không thể trả lời đơn giản bằng “Có” hoặc “Không”.
Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn câu hỏi mở vì hàng tá lý do. Nhìn chung, họ hỏi bạn câu hỏi mở để biết hơn về tính cách của bạn cũng như để thử xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty và vị trí tuyển trí không. Họ cũng có thể đưa ra loại câu hỏi này để biết bạn liệu có đủ tố chất và kinh nghiệm cần cho công việc.
Câu hỏi mở có thể khiến bạn trẻ cảm thấy bối rối vì thường sẽ có rất nhiều cách khác nhau để trả lời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai cho những loại câu hỏi này. Một câu trả lời ấn tượng sẽ tập trung làm nổi bật lí do vì sao bạn là một ứng viên lý tưởng cho vị trí cụ thể mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Có thể thấy, các câu hỏi mở thường kiểm tra khả năng tùy cơ ứng biến, kỹ năng tư duy của não bộ và kỹ năng giao tiếp tốt của một người.
Vậy các doanh nghiệp hiện nay rốt cuộc muốn tuyển người thế nào? Chắc chắn không phải những cỗ máy chỉ biết làm việc.
Trong thời buổi hiện đại, “năng lực chuyên môn” thực chất từ lâu đã trở thành năng lực tổng hợp.
Trên thực tế, không có câu trả lời tiêu chuẩn nào cho các câu hỏi mở. Có một tư duy tốt, EQ cao, sự nhạy bén và tỉnh táo chắc chắn bạn sẽ vượt qua thử thách của nhà tuyển dụng để có thể đạt được vị trí làm việc mong muốn.
Theo Toutiao/Doanh nghiệp và tiếp thị
Xem thêm bài liên quan
- Câu hỏi tuyển dụng hóc búa trị giá 2 tỷ USD: “Bạn đã bao giờ cảm thấy mình khác biệt với những người khác chưa?”
- Một công ty yêu cầu đeo mặt nạ khi đi xin việc để tránh “ứng viên có ngoại hình đẹp” ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng
- Chiêu bài tuyển dụng cao tay và lắm công phu của “ông chủ” Lưu Bị khi thu phục nhân tài xuất chúng như Gia Cát Lượng